Thai 20 tuần: Những thay đổi mà mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn này

Khi thai 20 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ ngày càng cảm nhận được sự tồn tại rõ rệt của thai nhi ở trong bụng. Em bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ khiến phần bụng của mẹ ngày càng lớn dần lên. Mẹ hãy PregEU tìm hiểu thêm về sự phát triển của em bé ở tuần thứ 20 qua bài viết sau nhé!

Khám phá sự phát triển của thai 20 tuần

Khi mang thai đến tuần thứ 20, mẹ bầu đã trải qua được nửa chặng đường trong quá trình mang thai. Chính vì vậy, đây cũng là thời điểm em bé có nhiều sự tăng trưởng cả về kích thước lẫn cân nặng.

Ở tuần thai này trong quá trình phát triển của con sẽ có một số điểm nổi bật dưới đây:

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Nếu tính từ đỉnh đầu đến gót chân, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 16,4 cm và có cân nặng trung bình rơi vào khoảng 330 gram. Em bé lúc này có kích thước bằng quả ớt chuông.

Bắt đầu từ tuần thai thứ 20, mẹ bầu có thể cảm thấy em bé của mình di chuyển ngày càng nhiều hơn ở trong bụng mẹ. 

Các phản xạ mút tay của thai nhi ngày càng phát triển, một số em bé thậm chí có thể đã biết mút tay cái. Những móng tay nhỏ xíu đang bắt đầu mọc trên ngón tay và ngón chân của con.

Những dấu hiệu nhận biết thai 20 tuần khỏe mạnh

Dựa vào một số dấu hiệu thai 20 tuần khỏe mạnh dưới đây mẹ bầu có thể biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cú đạp của em bé ở trong bụng.

Thông qua siêu âm, mẹ bầu có thể thấy em đang nắm dây rốn hoặc thi thoảng ngậm mút ngón tay.

Bộ phận sinh dục của bé phát triển hoàn thiện, thông qua siêu âm có thể nhìn thấy hình ảnh rõ.

Lớp mỡ dưới da của thai nhi dần hình thành và phát triển hoàn thiện.

Móng tay, móng chân của em bé dần xuất hiện.

Dấu hiệu thai 20 tuần phát triển khỏe mạnh

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai 20 tuần?

Bước vào tuần thai thứ 20, cơ thể mẹ bầu sẽ gặp phải một số thay đổi dưới đây:

Thay đổi tóc và móng tay

Việc tăng tiết hormone estrogen trong quá trình mang thai khiến mẹ bầu có thể cảm thấy móng tay và tóc nhanh dài hơn.

Ngứa da

Thai nhi ngày càng phát triển, vùng da bụng sẽ bị kéo căng và giãn ra khiến da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn làm một số mẹ bầu khi mang thai có thể gặp phải tình trạng ngứa ở ngực và xung quanh bụng.

Hay gặp phải chứng táo bón khi mang thai

Táo bón là một tình trạng phổ biến hay gặp phải trong quá trình mang thai có nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến việc thay đổi nội tiết, tử cung giãn ra chèn ép lên hệ tiêu hóa.

Thường xuyên bị đau lưng dưới 

Vào tuần thai thứ 20, kích thước của thai nhi ngày càng tăng làm dây chằng ở vùng quanh bụng bị căng giãn quá mức, khiến mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng bị đau lưng dưới.

Chân bị phù 

Lượng dịch nước ối ngày càng nhiều hơn khi thai nhi phát triển cùng với việc tử cung bị căng giãn nhiều hơn để tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị tích nước. 

Bàn chân của mẹ bầu có thể bị sưng hơn khi em bé được 20 tuần tuổi, làm tăng nguy cơ hay bị phù chân trong quá trình mang thai.

Suy giảm về trí nhớ

Bước vào tuần thai thứ 20, mẹ bầu có thể thấy cơ thể dễ hay bị quên gây ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Cơ thể của mẹ bầu thay đổi ra sao khi thai ở 20 tuần?

Mẹ nên làm những xét nghiệm gì khi mang thai 20 tuần?

Khi được 20 tuần tuổi, các cơ quan của em bé đã phát triển hoàn thiện. Do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Xét nghiệm máu

Thực hiện xét nghiệm máu ở tuần thai thứ 20 giúp sàng lọc nguy cơ mắc một dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng siêu nữ, hội chứng Down,… hoặc một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con như bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh Rubella,…

Xét nghiệm triple test

Ngoài xét nghiệm máu, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm triple test giúp kiểm tra 3 chỉ số cơ bản trong máu gồm ATP (hay alpha-fetoprotein), hormone gonadotropin màng đệm, hormone estriol từ đó giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi.

Đồng thời, thông qua xét nghiệm triple test còn giúp bác sĩ phát hiện một số bất thường hay gặp ở thai nhi như khuyết tật ống thần kinh, bất thường về nhiễm sắc thể,…

Xét nghiệm nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp mẹ bầu phát hiện có nguy cơ mắc một số bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Một số xét nghiệm khác

Ngoài những xét nghiệm trên, mẹ bầu có thể thực hiện một số xét nghiệm khác như khám sức khỏe tổng quát cho mẹ, siêu âm,…

Những xét nghiệm mẹ bầu nên làm khi thai được 20 tuần?

Bí kíp chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai 20 tuần

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số điều dưới đây để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh:

Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày

Khi mang thai mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng giúp cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Thay vì ăn 3 bữa ăn chính mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn ra, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung thêm trái cây.

Bước vào tuần thai thứ 20, nhu cầu vitamin và khoáng chất ở thai nhi sẽ tăng lên gần gấp đôi so với bình thường do đó mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung thêm một số thực phẩm như thực phẩm giàu sắt, thực phẩm giàu calci, thực phẩm chứa nhiều axit folic,…

===>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 – Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Vận động thể chất mỗi ngày

Mẹ bầu có thể một số bài tập đơn giản trong quá trình mang thai như tập yoga, đi dạo nhẹ nhàng,…

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng bên cạnh chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bằng các sản phẩm như PregEU của công ty cổ phần Dược Phẩm Tín Phong,… giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên hàng ngày trong quá trình mang thai.

===>>> Xem thêm: Cách uống vitamin tổng hợp và canxi cho bà bầu hiệu quả, an toàn

PregEU chứa 23 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

Hạn chế căng thẳng

Thường xuyên bị căng thẳng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng,…

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 20 tuần

Thai 20 tuần là mấy tháng?

Nhiều mẹ bầu thường hay thắc mắc không biết thai 20 tuần là mấy tháng thì thai nhi đang ở tuần thứ 3 của tháng thứ 5 tức là mẹ bầu đang bước vào tuần cuối của tháng thứ 5 của thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2.

Mang bầu thai 20 tuần nên kiêng gì?

khi mang bầu thai 20 tuần tuổi mẹ nên kiêng một số điều dưới đây:

  • Hạn chế ăn thực phẩm sống, thức ăn chưa quá nấu kỹ, các sản phẩm chế biến từ sữa chưa qua tiệt trùng,…
  • Tránh bê vác đồ nặng khi mang thai.
  • Không nên uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích khi mang thai như cà phê, rượu bia,…
  • Hạn chế đi giày cao gót.

Trên đây là những thông tin thai 20 tuần mà PregEU muốn gửi tới mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ đang chuẩn bị mang thai và đang mang thai. Chúc mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Marcella Gates (2022), 20 weeks pregnant: fetal development, babycentre.co.uk. Truy cập vào ngày 09/01/2024.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng