Thai 21 tuần: Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi khỏe mạnh trong giai đoạn này

Bước sang tuần thai thứ 21, cân nặng của em bé tiếp tục tăng khiến phần bụng của mẹ bầu ngày càng lớn dần hơn. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự phát triển về khuôn mặt, vóc dáng, các cơ quan nội tạng của thai nhi. Mẹ hãy cùng PregEU tìm hiểu ngay sự phát triển của thai 21 tuần qua bài viết sau.

Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

Đến tuần thai thứ 21, em bé lúc này có kích thước khoảng bằng củ cà rốt. Thai nhi 21 tuần theo tổ chức y tế thế giới WHO có chiều dài khoảng 25,6 cm khi tính từ đỉnh đầu đến mông và có cân nặng trung bình rơi vào khoảng 360 gram.

Ở thời điểm này, em bé bắt đầu có thể nếm được những gì mẹ bầu ăn khi nuốt nước ối. Đồng thời, lúc này lớp mỡ dưới da của thai nhi tiếp tục được hình thành và phát triển nhanh hơn khiến làn da của em bé bị nhăn nheo và mờ đục, da có thể xuất hiện màu đỏ do mạch máu dưới da.

Ở tuần thứ 21 của thai kỳ, surfactant – một chất giúp phổi của em bé có thể hít đầy không khí ngay khi chào đời đang dần được phát triển và hình thành.

Đặc biệt, một điểm nổi bật trong quá trình phát triển của thai nhi ở tuần này là tai của em bé đã hoàn thiện các chức năng, thai nhi của bạn bắt đầu có thể nghe được giọng nói của mẹ bầu và những người thân trong gia đình.

Bé sẽ có một số phản ứng lại khi nghe được tiếng ồn quá lớn như tiếng đóng sầm cửa sổ, tiếng ồn đột ngột, tiếng khởi động xe,… nhờ hệ xương của thai nhi trở nên cứng cáp hơn. 

PregEU xin gửi tới các mẹ bầu ảnh minh họa hình ảnh thai 21 tuần siêu âm 4D.

Sự phát triển của thai 21 tuần

Những dấu hiệu nhận biết thai 21 tuần khỏe mạnh

Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể dựa vào những dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh dưới đây để đánh giá sức khỏe tổng quát của em bé.

Em bé hay thai máy, thích di chuyển trong bụng mẹ với tần suất ngày càng nhiều hơn.

Thai nhi phân biệt được bóng tối và ánh sáng. 

Hệ tiêu hóa của em bé tiếp tục dần hoàn thiện.

Xuất hiện chất gây bao bọc bên ngoài cơ thể giúp bảo vệ em bé khỏi sự tác động của nước ối ở trong bụng mẹ.

Bé nhận được cảm xúc của mẹ.

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm gì khi mang thai 21 tuần?

Trong quá trình mang thai để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi thì mẹ bầu nên đi siêu âm định kỳ. Đồng thời, ở thời điểm này mẹ bầu có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm này giúp kiểm tra lượng đường trong cơ thể từ đó sàng lọc nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cho người mẹ.

Đo cân nặng và huyết áp

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra cân nặng và đo huyết áp của mẹ, đồng thời đo nhịp tim của thai nhi.

Xét nghiệm triple test

Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra bộ ba nhóm hoạt chất trong máu gồm ATP (alpha-fetoprotein) trong máu, hormon gonadotropin màng đệm (HGC), hormone estriol giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Chọc ối

Nếu nghi ngờ thai nhi đang mắc phải dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm thủ thuật chọc ối giúp kiểm tra chính xác thai nhi có mắc dị tật bẩm sinh hay không.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai 21 tuần?

Mẹ bầu có thể gặp phải một số thay đổi trên cơ thể dưới đây khi bước vào tuần thai thứ 21:

Tăng cân, bụng phình to ra

Ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, trung bình mỗi tuần mẹ bầu tăng khoảng 0,3 kg, khiến kích thước vùng bụng của mẹ bầu ngày càng to hơn. Dưới đây là ảnh minh họa hình ảnh bụng bầu 21 tuần.

Ảnh bụng bầu 21 tuần

Xuất hiện cơn gò Braxton Hicks ( cơn gò sinh lý)

Braxton Hicks là các cơn co tử cung sinh lý diễn ra không có tính chất chu kỳ, thường ít gây đau đớn tuy nhiên có thể gây căng tức ở vùng bụng dưới khiến mẹ bầu có thể bị chuột rút hoặc có cảm giác bị thắt chặt.

Mặc dù chủ yếu xuất hiện trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, tuy nhiên trong thực tế một số mẹ bầu có thể gặp phải những cơn gò sinh ở tuần thai thứ 21. Những cơn gò sinh lý thường có thể tự biến mất và không trở thành những cơn chuyển dạ thật.

Suy giãn tĩnh mạch

Khi em bé phát triển, tử cung cũng người mẹ cũng giãn ra gây áp lực ngày càng lớn lên các tĩnh mạch chân của mẹ khiến mẹ bầu dễ bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai ở tuần thai này.

Chảy máu chân răng

Theo thống kê hiện nay có khoảng 50% bà mẹ khi mang thai bị viêm nướu, chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa khi bước vào tuần thai thứ 21.

Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn

Tăng cường sản xuất hormone estrogen có thể khiến âm đạo bài tiết ra nhiều dịch nhờn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến làm mẹ bầu tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Rạn da

Da bụng của mẹ bầu bị giãn ra trong quá trình mang thai khi em bé ngày càng phát triển khiến mẹ bầu hay bị rạn da trên da bụng, đùi, mông,… ngày càng nhiều hơn.

Khi mang thai ở tuần thứ 21 mẹ bầu thường hay bị rạn da

Một số thay đổi khác

Ngoài những thay đổi trên, trong quá trình mang thai ở tuần thứ 21, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số vấn đề như da dễ bị nám sạm, tàn nhang, đau đầu, ợ nóng,…

Cách chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai 21 tuần

Bước vào tuần thai thứ 21, hàng ngày mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm protein, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2100 kcal mỗi ngày, bước vào tuần thai thứ 21 mẹ bầu nên ăn tăng thêm khoảng 200 kcal trong khẩu phần ăn mỗi ngày. 

Đồng thời, để giúp việc mang thai ở tuần thứ 21 diễn ra suôn sẻ, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Mặc đồ rộng rãi, hạn chế đi giày cao gót

Mặc đồ chật, thường xuyên có thói quen đi giày cao gót khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, hạn chế đi giày cao gót.

Khám thai định kỳ

Thường xuyên đi khám thai định kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu từ đó có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ kịp thời.

Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai định kỳ

Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Uống không đủ nước mỗi ngày trong quá trình mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số vấn đề sức khỏe như giảm lượng nước ối, tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi,… Vì vậy, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không bế vác đồ nặng, hạn chế xao núm ty nhiều,… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bổ sung vitamin tổng hợp

Tương tự thai 20 tuần, nhu cầu dinh dưỡng của em bé ở tuần thai này cũng cần tăng lên rất là cao.

Mặc dù những thực phẩm trong tự nhiên chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên những dưỡng chất này thường dễ mất đi trong quá trình chế biến và  khó hấp thu vào cơ thể.

Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp trong quá trình mang thai.

Nổi bật trong những sản phẩm đang có mặt trên thị trường hiện nay phải kể đến đó chính là viên uống PregEU của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tín Phong. 

 PregEU giúp bổ sung tới 23 dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu như DhA & EPA nhập khẩu từ Châu Âu, calci sữa từ Mỹ, sắt hữu cơ, acid folic, vitamin A, D, K, E, C, vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B12), kẽm, kali, i-ot, magie, sắt, đồng… Tất cả đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

===>>> Xem thêm: TPBVSK PregEU giá bao nhiêu? Mua hàng chính hãng ở đâu?

Bổ sung đều đặn 2 viên PregEU mỗi ngày giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 21 tuần

Thai 21 tuần là mấy tháng?

Thai 21 tuần là mấy tháng thì thai nhi đang ở tuần thứ 4 của tháng thứ 5 tức là mẹ bầu đang bước vào tuần cuối của tháng thứ 5 của thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai.

Khi mang thai ở tuần thứ 21 mẹ bầu nên tăng bao nhiêu kg?

Nhiều mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 21 thường hay thắc mắc không biết thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, với những mẹ bầu có chỉ số BMI trước khi mang thai nằm ở mức bình thường thì ở 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu có thể tăng trung bình từ 4-5 kg. 

Thai 21 tuần tức là thai đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ thì mẹ bầu có thể tăng trung bình mỗi tuần khoảng 0.3 kg.

Thai 21 tuần bụng to chưa?

Thai 21 tuần bụng to chưa thì ở thời điểm này cân nặng và kích thước của thai nhi có sự tăng trưởng rõ rệt. Để giúp tạo môi trường thuận lợi cho thai nhi, tử cung sẽ ngày càng căng giãn ra khiến bụng của mẹ bầu to hơn bình thường.

Bài viết trên chia sẻ  những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu khi mang thai 21 tuần. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tài liệu tham khảo

Tác giả  Marcella Gates (2022), 21-weeks-pregnant, babycentre.co.uk. Truy cập vào ngày 10/01/2024.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng