Thai 23 tuần: Những biến chuyển của thai nhi trong giai đoạn này

Vào tuần thai thứ 23, cơ thể của em bé ngày càng hoàn thiện hơn. Vậy thai 23 tuần phát triển như thế nào? Cùng tìm hiểu với PregEU qua bài viết sau nhé.

Thai 23 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần thai này, thai nhi sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kích thước lần cân nặng. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, em bé sẽ có có cân nặng khoảng 501 gram và chiều dài trung bình rơi vào khoảng 28,9 cm. 

Thai nhi lúc này sẽ trông giống 1 quả đu đủ và được bao phủ bởi lớp lông mịn (hay lông tơ), lớp lông này ngày càng sẫm màu hơn và có thể nhìn thấy khi siêu âm. Tóc trên đỉnh đầu và lông mày của em bé đang phát triển màu sắc.

Phổi bắt đầu sản xuất ra nhiều hoạt động bề mặt (hay còn gọi là surfactant) hơn. Hoạt chất này sẽ giúp phổi luôn được căng phồng sau khi em bé chào đời. Giai đoạn này cũng vẫn là thời điểm em bé đang tập thở trong bụng mẹ và nhận được oxy từ nhau thai.

Không những vậy, ở thời điểm này bộ não và hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển nhanh chóng. Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi có thể nhận ra ánh sáng, nghe được âm thanh và cảm nhận được nỗi đau, nỗi buồn của người mẹ. 

Tuyến tụy của thai nhi đang sản xuất insulin. Thai nhi ngày càng có nhiều hoạt động tích cực ngay ở trong bụng mẹ như đạp, nhào lộn, di chuyển các cơ của ngón chân, ngón tay, chân và cánh tay. Do đó, nhịp tim thai 23 tuần thường nhanh gấp nhiều lần so với của mẹ bầu.

Lớp mỡ dưới da tiếp tục được hình thành và phát triển chính vì vậy cũng giống thai 22 tuần, da của em bé ở tuần thai thứ 23 vẫn còn khá mỏng và vẫn có nhiều nếp nhăn hơn.

Hình minh họa ảnh siêu âm 4D thai 23 tuần tuổi.

Thai 23 tuần phát triển như thế nào?

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu khi mang thai 23 tuần?

Khi bước vào tuần thai thứ 23 có nghĩa là mẹ cũng đã trải qua được gần ⅔ quãng đường. Trong giai đoạn này, cơ thể của mẹ bầu thường có một số sự thay đổi dưới đây:

Thay đổi cơ thể sinh lý 

Đi tiểu không tự chủ

Mẹ bầu có thể thường hay gặp phải tình trạng đi tiểu không tự chủ khi bước vào tuần thai thứ 23. Nguyên nhân thường liên quan đến việc tử cung giãn ra để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu có thể đi tiểu không tự chủ khi ho, hắt hơi hoặc cười.

Tăng thân nhiệt

Thai ngày càng phát triển, cơ thể sẽ gia tăng lưu lượng máu đến tử cung. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy cơ thể nóng hơn so với bình thường.

Chảy máu chân răng

Khi mang thai ở tuần thứ 23, mẹ bầu có thể thấy hay bị viêm nướu, chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc khi chải răng.

Đau dây chằng

Việc thay đổi nội tiết tố cũng như tư cung bị giãn ra khi thai nhi phát triển có thể khiến dây chằng bị kéo căng. Điều này có thể làm m bầu có thể hay bị đau dây chằng ở vùng hông, hạ sườn phải,…

Thay đổi về tâm lý

Ở giai đoạn thai 23 tuần, mẹ bầu sẽ cảm thấy hân hoan với sự tồn tại của em bé ở trong bụng, chuẩn bị những điều tốt đẹp nhất để chờ đón em bé chào đời.

Mang thai ở tuần thứ 23 cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Mẹ bầu nên làm những xét nghiệm gì khi mang thai 23 tuần?

Song song với việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện một số xét nghiệm dưới đây trong quá trình mang thai:

Đo chiều cao, cân nặng và nhịp tim của thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nồng độ glucose trong nước tiểu để tầm soát nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Đo huyết áp của mẹ bầu, 

Thực hiện siêu âm 4D để tầm soát dị tật bất thường trên một số bộ phận của thai nhi như tim, não, thận,..

Kiểm tra lượng nước ối của thai nhi.

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu khi mang thai 23 tuần

Bên cạnh chú ý bổ sung đủ nhóm dưỡng chất cho cơ thể như protein, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Trong tuần thai thứ 23, mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung những thực phẩm dưới đây để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu calci

Nhu cầu calci của thai nhi bắt đầu ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 thường tăng lên rất cao, vì vậy trong quá trình mang thai ở tuần thứ 23 mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu calci như sữa và sản phẩm chế biến từ sữa, tôm,…

Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong quá trình mang thai

Bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp

Để phát triển thai nhi sẽ sử dụng 100% nguồn dưỡng chất từ cơ thể người mẹ, khiến nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thường tăng lên rất cao trong quá trình mang thai.

Do đó, việc bổ sung vitamin tổng hợp song song với xây dựng chế độ ăn uống không chỉ giúp nâng cao sức khỏe của mẹ bầu mà còn giúp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp như viên uống PregEU của công ty cổ phần Dược phẩm Tín Phong,…

PregEU không chỉ giúp bổ sung Omega-3 giàu DHA & EPA được nhập khẩu trực tiếp từ Epax – Nauy, mà còn bổ thêm thêm calci từ sữa nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, sắt hữu cơ.

Bên cạnh đó, PregEU cùng bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin E, A, C, D, E, K, vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B12), selen, taurine, magie,  kẽm, kali,… đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

===>>> Xem thêm: TPBVSK PregEU giá bao nhiêu? Mua hàng chính hãng ở đâu?

Bổ sung PregEU giúp cung cấp 23 dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi

Một số lưu ý cho mẹ bầu trong quá trình mang thai 22 tuần

Khi mang thai ở tuần thứ 22, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục giúp thư giãn cơ thể và tăng cường lưu thông máu. Do đó, đây là một cách đơn giản giúp duy trì sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập như đi dạo, tập yoga,… trong quá trình mang thai.

Hạn chế làm việc nặng

Làm nhiều việc nặng trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời tăng nguy cơ bị sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế làm việc nặng trong quá trình mang thai.

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 23 tuần

Thai 23 tuần là mấy tháng?

Thai 23 tuần là mấy tháng thì theo các chuyên gia sản phụ khoa lúc này thai nhi đang ở tuần thứ 2 của tháng thứ 6 tức là mẹ bầu đang ở tháng thứ 3 của tam cá nguyệt đầu tiên thứ 2.

Thai 23 tuần đạp bụng dưới có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu khi bước vào tuần thai thứ 23 hay bắt gặp tình trạng thai nhi đạp bụng dưới lo lắng không biết hiện tượng này có nguy hiểm không. 

Ở giai đoạn này, hầu hết các bộ phận và cơ quan của của thai nhi đã dần hoàn thiện, nên thai nhi sẽ bắt đầu thai máy và cử động nhiều hơn như đạp, nhào lộn,… trong bụng mẹ.

Do đó, thai 23 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Trên đây là những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu khi mang thai 23 tuần. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tài liệu tham khảo

Tác giả  Marcella Gates (2022), Pregnancy at week 23, pregnancybirthbaby.org.au. Truy cập vào ngày 11/01/2024.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng