Thai 16 tuần khám phá sự kỳ diệu khi con càng lớn dần

Thai 16 tuần em bé có nhiều sự biến chuyển và có những bước tiến đáng kể về sự hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Một điểm nổi bật ở tuần thai này là thai nhi bắt đầu thai máy nhiều hơn trước. Cùng đồng hành với PregEU trong bài viết sau để thấy rõ hơn về sự thay đổi của em bé nhé.

Sự phát triển của thai 16 tuần và những điều mẹ nên biết

Bước vào tuần thai thứ 16, em bé của bạn có kích thước bằng 1 quả bơ, có chiều dài trung bình khoảng 110 cm và nặng khoảng 100 gram.

So với thai 15 tuần, ở tuần này đầu của con đã cứng hơn, thai nhi ở trong bụng mẹ lúc này bắt đầu nhìn giống một em bé thực sự và đang có sự chuẩn bị cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ trong vài tuần.

Hệ thống thần kinh và hệ thống xương liên kết với nhau giúp thai nhi tạo nên chuyển động. Chính vì vậy, bắt đầu từ tuần thai thứ 16 trở đi mẹ bầu có thể cảm nhận thấy sự chuyển động của em bé ở trong bụng.

Trên da đầu của em bé, các nang tóc đang dần được hình thành. Đặc biệt một điểm nổi bật trong quá trình hình thành thai nhi ở tuần này là trái tim của em bé có khả năng bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày và lưu lượng máu tiếp tục tăng khi em bé phát triển.

Ngoài ra, hệ thống xương của thai nhi tiếp tục phát triển, ở tuần này em bé bắt đầu tập thở bằng phổi, khí quản của con chứa đầy chất lỏng nên thai nhi bắt đầu bị nấc cụt.

Ở thời điểm này đôi mắt của em bé vẫn còn khá nhạy cảm. Đặc biệt, ở tuần thai thứ 16 thông qua siêu âm 4D có thể nhìn rõ bộ phận sinh dục của thai nhi giúp xác định giới tính của thai nhi.

Một số dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh mẹ bầu không nên bỏ qua khi đi siêu âm.

Da của thai nhi trong suốt và có thể nhìn thấy được các mạch máu dưới da.

Thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh cũng như nghe được giọng nói của mẹ.

Em bé có thể nuốt nước ối. Dưới đây là ảnh minh họa thai nhi 16 tuần trong bụng mẹ.

Sự phát triển của thai nhi 16 tuần

Mang thai 16 tuần tuổi cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Khác với thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, bước vào tuần thai thứ 16 mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái và bớt mệt mỏi hơn. 

Tuy nhiên, về mặt thể chất cơ thể mẹ bầu vẫn sẽ có thể gặp phải một số thay đổi như sau:

Hệ miễn dịch kém

Mẹ bầu có thể cảm thấy hệ miễn dịch của mẹ sẽ giảm sút trong thời gian mang thai khiến mẹ bầu dễ mắc phải một số triệu chứng như cảm lạnh, ho,… so với trước.

Vòng bụng lớn hơn, bắt đầu tăng cân

Cơ thể mẹ bầu thường tăng khoảng 2 đến 2,5 kg ở tuần thai này khiến vòng 2 của mẹ có sự thay đổi đáng kể. Mẹ bầu có thể thấy vòng eo tăng lên rõ rệt và ngày càng căng ra.

Hay bị đau lưng và đau dây chằng tròn

Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung sẽ giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển điều này khiến dây chằng bị kéo căng dẫn đến làm mẹ bầu thường hay bị đau lưng, đau dây chằng tròn,…

Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này vào một số thời điểm như khi ra khỏi giường vào buổi sáng hoặc những lúc mẹ di chuyển quá nhanh.

Thay đổi núm vú

Mẹ có thể nhận thấy khi bước vào tuần thai này có sự thay đổi rõ rệt ở ngực. Ngực trở nên căng tức hơn, thường xuyên cảm thấy đau núm vú, nổi gân xanh, màu sắc của núm vú thay đổi, các tuyến sữa đã sẵn sàng hoạt động

Tĩnh mạch nổi rõ

Bước vào tuần thai này, cơ thể sẽ tăng lưu lượng máu đến tử cung để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, điều này làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn.

Rối loạn đường tiêu hóa

Việc cơ thể tăng cường sản xuất hormone progesterone có thể làm chậm quá trình tiêu hóa khiến mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng,…

Hay “quên”

Ngoài những thay đổi ở trên, một số mẹ bầu khi mang thai có thể mắc phải chứng “hay quên’.

===>>> Xem thêm: Tháng đầu thai kỳ nên ăn gì và tránh ăn thực phẩm gì?

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi thai nhi 16 tuần?

Những xét nghiệm cần làm khi mang thai 16 tuần?

Bước vào tuần thai thứ 16, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm sàng lọc trước sinh bằng cách thực hiện dưới đây:

Xét nghiệm Triple test

Nếu trước đó mẹ bầu chưa làm xét nghiệm thì ở tuần thai này mẹ nên làm xét nghiệm triple test. Đây là xét nghiệm giúp sàng lọc bộ ba nhóm hoạt chất trong máu gồm:

Sàng lọc mức alpha-fetoprotein trong máu 

ATP là một protein được sản xuất ở gan của thai nhi. Hoạt chất này có trong chất lỏng xung quanh thai nhi (nước ối) và đi qua nhau thai vào máu của người mẹ. 

Thực hiện xét nghiệm máu để đo mức alpha-fetoprotein từ giữa tuần thứ 16 đến tuần thứ 18 sẽ giúp bác sĩ kiểm tra thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, hội chứng Down, bất thường về nhiễm sắc thể, một số vấn đề thành bụng ở thai nhi,…

Kiểm tra hormone thai kỳ HCG

HCG là hormone gonadotropin màng đệm được tạo ra bởi nhau thai. 

Sàng lọc estriol 

Cùng với hormone thai kỳ HCG đây cũng là hoạt chất được sản xuất bởi nhau thai.

Kiểm tra những những hoạt chất này trong máu giúp bác sĩ phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh hay không.

Chọc ối 

Chọc ối là xét nghiệm thường được chỉ định cho những phụ nữ khi mang thai từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20.

Chọc ối là phương pháp xét nghiệm lấy một mẫu nhỏ nước ối thông qua xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về nhiễm sắc thể và các khuyết tật hở ống thần kinh (ONTD) chẳng hạn như tật nứt đốt sống. 

Ngoài ra, khi thực hiện xét nghiệm còn có thể giúp phát hiện ra các vấn đề và rối loạn di truyền khác khi gia đình có tiền sử mắc bệnh này.

Một số xét nghiệm nên làm khi mang thai ở 16 tuần

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai 16 tuần

Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có thể bổ sung một số thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu calci

Nhu cầu calci của thai nhi thường tăng lên rất cao ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Vì vậy, khi mang thai ở tuần thứ 16, mẹ bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giàu calci dưới đây như sữa chua, các loại hạt, bông cải xanh,…

Thực phẩm bổ sung omega-3 giàu DHA và EPA

Mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm giàu DHA và EPA như cá trích, cá hồi, các loại dầu như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải,…

Bổ sung vitamin tổng hợp với PregEU

Ngoài calci, rất nhiều các vi chất dinh dưỡng khác trong cơ thể mẹ bầu cũng cần tăng lên rất cao trong quá trình mang thai.

Do đó, ngoài chú ý dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày thì mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp PregEU.

Bổ sung PregEU giúp bổ sung tới 23 dưỡng chất thiết cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi có thể kể đến như sắt hữu cơ, DHA & EPA, acid folic,…

===>>> Xem thêm: Kinh nghiệm uống vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Bổ sung PregEU giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu và thai nhi

Bổ sung chất xơ

Hệ tiêu hóa của mẹ bầu trong quá trình mang thai thường chậm lại khiến mẹ bầu thường hay bị táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm chất xơ khi mang thai thông qua một số thực phẩm như rau xanh, trái cây,…

Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 16 tuần

Khi mang thai tuần thứ 16, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:

Tránh mang vác những đồ nặng

Thường xuyên có thói quen bế vác nặng khi mang thai có thể làm tăng áp lực lên cơ thể mẹ bầu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Do đó, mẹ bầu không nên bê vác đồ nặng khi mang thai 16 tuần tuổi.

Không nên tự ý dùng thuốc trong quá trình mang thai

Sử dụng thuốc bừa bãi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu nên dành thời gian tập một số bài tập như yoga trước khi sinh, đi bộ,… giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng bị đau nhức khi mang thai.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Khi mang thai, mẹ bầu nên có một chế độ sinh hoạt khoa học như hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày nên nằm nghiêng bên trái, ăn thực phẩm nấu chín kỹ, hạn chế ăn thực phẩm sống, không sử dụng rượu bia, chất kích thích…

Nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học khi mang thai

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 16 tuần

Thai 16 tuần bụng to chưa?

Ở tuần thai thứ 16, cơ thể của thai đã có 1 sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Do đó, cân nặng của mẹ bầu lúc này cũng bắt đầu tăng nhiều hơn khiến bụng của mẹ bầu tăng lên 1 cách nhanh chóng.

Thai 16 tuần là mấy tháng?

Một số mẹ bầu khi mang thai hiện nay thường thắc mắc rằng thai 16 tuần là mấy tháng thì khi thai được 16 tuần là thời điểm mẹ đang bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai.

Phải làm sao khi thai 16 tuần gò cứng bụng?

Sự thay đổi nội tiết tố nữ trong quá trình mang thai khiến một số thai phụ ở tuần thai thứ 16 đã bắt đầu gặp phải những cơn gò tử cung khiến mẹ lo lắng không biết thai 16 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục vấn đề này.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa những cơn gò cứng bụng ở thai nhi 16 tuần tuổi hầu hết đều là những cơn gò sinh lý “Braxton – Hicks”. Những cơn gò này thường xuyên hiện thoáng qua, không theo chu kỳ nhất đinh.

Việc xuất hiện những cơn gò này là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang tập duyệt cho quá trình sinh nở. Chính vì vậy, hiện tượng này thường không gây đau đớn hay khó chịu cho mẹ bầu.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu về sự phát triển thai 16 tuần. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!.

Tài liệu tham khảo

Tác giả americanpregnancy (2023), Pregnancy at week 16, babycenter.com. Truy cập vào ngày 27/12/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng