Khám phá sự phát triển của thai 12 tuần

Thai 12 tuần là tuần cuối cùng của thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thai nhi. Hãy cùng PregEU tìm hiểu những biến đổi có thể mẹ và thai nhi qua bài viết sau nhé.

Quá trình phát triển của thai 12 tuần tuổi

Ở tuần thứ 12, thai nhi có kích thước gần gấp đôi so với 4 tuần trước và các cơ quan của thai nhi đã hình thành đầy đủ, cụ thể các cơ, chi và xương đã ở đúng vị trí.

Nhiều mẹ khi mang bầu ở thời điểm này thường hay thắc mắc không biết thai nhi 12 tuần có kích thước bao nhiêu thì theo các chuyên gia, thai nhi lúc này có chiều dài khoảng 6cm, cỡ bằng quả mận và có trọng lượng nặng khoảng 18g.

Phần đầu của em bé chiếm diện tích khoảng 1 nửa cơ thể, cánh tay có thể dài hơn bình thường mặc dù chân vẫn ngắn.

Thận của em bé đang hoạt động, em bé bắt đầu nuốt nước ối và đi tiểu. Không những vậy, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của em bé cũng đang dần đi vào hoạt động.

Thai nhi di chuyển liên tục, bé có thể duỗi người, vặn vẹo và ngáp. Đặc biệt, tim của thai nhi đạp ngày càng mạnh hơn và có thể nghe được bằng máy đo nhịp tim.

Khuôn mặt của thai nhi lúc này giống như người bình thường. Các bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần đang phát triển hoàn thiện. Ở thời điểm này, bác sĩ có thể dự đoán giới tính của thai nhi chính xác khoảng 70%.

Sự phát triển của thai 12 tuần

Những lưu ý cho mẹ bầu về sự phát triển của thai 12 tuần tuổi

Ở tuần này, thai nhi đã có sự phát triển vượt bậc, mẹ có thể đi siêu âm để nhìn thấy hình dáng cũng như nghe nhịp tim của con từ đó biết thai nhi đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh 

Những dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh thông qua siêu âm mẹ bầu không nên bỏ qua.

Thông thường, thai nhi khỏe mạnh khi có cân nặng nằm trong khoảng 14-23 gram và có chiều dài cơ thể của thai nhi nằm trong khoảng từ 5.4 đến 7.6 cm. 

Khi siêu âm có thể thấy rõ các ngón tay, ngón chân đã được tách rời và thai nhi bắt đầu hình thành móng chân, móng tay.

Hai mắt của bé có xu hướng di chuyển lại gần nhau hơn.

Bàng quan, thận,… bắt đầu phát triển. Mẹ có thể cảm nhận rõ nhịp tim của thai nhi thông qua siêu âm. Nhịp tim của bé có thể cao gấp 2 lần so với nhịp tim của mẹ.

Xem thêm: [TƯ VẤN] Mẹ bầu ăn gì cho con thông minh, nhanh nhẹn?

Một số dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bất thường

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang phát triển bất thường.

  • Em bé không có khoảng xương sống mũi.
  • Siêu âm không có cử động của thai nhi.
  • Tăng khoảng sáng sau gáy.
  • Gặp bất thường về bánh nhau và dây rốn.
  • Thai nhi vô sọ.
Một số đặc điểm thai nhi 12 tuần phát triển bất thường

Mang thai 12 tuần cơ thể mẹ có những thay đổi gì?

Bước vào tuần thai thứ 12, tình trạng ốm nghén của mẹ sẽ thuyên giảm, mẹ bầu sẽ bắt đầu ăn uống ngon miệng trở lại, do đó mẹ sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn, cơ thể có nhiều năng lượng hơn.

Ngoài ra, một số mẹ bầu có thể thấy xuất hiện những mảng sẫm màu trên mặt hoặc cổ, đồng thời đường sẫm màu từ rốn xuống vùng lông mu ngày càng đậm hơn.

Đặc biệt, ở tuần thai này mẹ cũng sẽ bắt đầu đi tiểu ít hơn do tử cung giảm áp lực lên bàng quang, đồng thời thấy xuất hiện tình trạng dịch nhờn âm đạo màu trắng ra nhiều.

Việc thay đổi hormone nội tiết tố nữ diễn ra trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu thường hay gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa như bị chướng bụng, đầy hơi,…

Về mặt tâm lý, khi thai nhi 12 tuần tuổi có nguy cơ sảy thai sẽ giảm dần nên mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên, việc tăng tiết hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể vẫn khiến tâm trạng mẹ bầu có thể thay đổi thất thường lúc vui, lúc buồn.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang bầu ở tuần thứ 12?

Cân nặng của mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai 12 tuần?

Theo Tổ chức y tế thế giới, mẹ bầu có chỉ số cân nặng nằm trong mức bình thường trước khi mang thai thì mẹ sẽ tăng khoảng 1-2 kg trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

Cân nặng của người mẹ sẽ có sự thay đổi hơn so với thai 11 tuần, mẹ có thể cảm thấy vùng bụng to ra 1 chút, mặc quần áo trở nên khó khăn hơn so với lúc trước.

Trên thực tế, có một số trường hợp mẹ bầu thường xuyên gặp phải những cơn ốm nghén dẫn đến gặp khó khăn trong việc ăn uống khiến cân nặng của người mẹ cũng sẽ không có sự thay đổi nhiều.

Các xét nghiệm mà mẹ bầu nên thực hiện khi thai 12 tuần

Tuần thai thứ 12 là cột mốc thai kỳ quan trọng mà mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ. Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán dưới đây:

Xét nghiệm sàng lọc siêu âm độ mờ da gáy

Dựa vào hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 12 tuần tuổi các bác sĩ có thể kiểm tra và đánh giá xem em bé có nguy cơ mắc bệnh Down hay không, từ đó đưa ra các phương pháp hỗ trợ kịp thời.

Thực hiện xét nghiệm máu

Kiểm tra chỉ số hematocrit, hemoglobin cũng như các chỉ số tiểu cầu,… giúp bác sĩ đánh giá mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu, hay thiếu sắt không. 

Ngoài ra, thông qua xét nghiệm máu hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ mẹ sang con như bệnh HIV, viêm gan B,…

Tầm soát tiểu đường thai kỳ

Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở thời điểm này nhằm mục đích giúp kiểm tra lượng đường huyết trong máu ở cơ thể mẹ bầu nhờ đó có biện pháp hỗ trợ nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu nên làm những xét nghiệm gì?

Mang bầu thai 12 tuần cần bổ sung gì và kiêng gì?

Mẹ bầu có thể lưu ý một số dưới đây trong chế độ ăn uống để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

Những điều mẹ bầu không nên làm khi mang thai tuần thứ 12

Khi mang thai 12 tuần, mẹ bầu nên tránh ăn một số thực phẩm sau:

Hải sản sống như hàu, ghẹ, nghêu, tôm,… Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt bò và thịt gia cầm tái hoặc nấu chưa chín kỹ vì có nguy cơ nhiễm toxoplasmosis hoặc salmonella.

Thịt nguội: Trong thịt nguội có thể chứa vi khuẩn listeria, vi khuẩn có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi. Nhiễm trùng trong tử cung có thể dẫn đến ngộ độc máu đồng thời đe dọa tính mạng của thai nhi.

Cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu vua, cá mập, cá kiếm,…

Hải sản đông lạnh: Một số hải sản đông lạnh như cá hồi khô,… có thể chứa một số vi khuẩn gây bệnh cho sức khỏe.

Trứng sống: Ăn trứng sống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn salmonella có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Phô mai mềm chưa qua tiệt trùng: Một số loại phô mai mềm chưa qua tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria, vì vậy mẹ bầu nên tránh xa các loại phô mai mềm.

Sữa chưa tiệt trùng: Trong sữa chưa tiệt trùng có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe do đó khi mang thai mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm này.

Mẹ bầu nên làm gì?

Kích thước của thai nhi đã tăng lên đáng kể do đó nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng cần tăng lên rất cao. Chính vì vậy, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối, đa dạng giúp đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Mẹ nên ăn thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa bầu và các sản phẩm chế biến từ sữa bầu,…

Bổ sung thêm nhiều trái cây như táo, chuối, bơ,… giúp cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu.

Ăn thêm các loại rau xanh tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như rau dền, bông cải trắng, rau bina,…

Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá trắm, cá chép, dầu oliu,… giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu,… cho mẹ bầu.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng nên:

Bổ sung vitamin tổng hợp

Mặc dù thực phẩm trong tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất, tuy nhiên những vitamin và khoáng chất này thường khó hấp thu vào cơ thể. 

Chính vì vậy, bên cạnh song song chế độ ăn uống khoa học mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin tổng bằng cách sử dụng sản phẩm như viên uống PregEU của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Tín Phong.

Xem thêm: Dầu cá omega 3 cho bà bầu – nền tảng cho thai kỳ khỏe mạnh

PregEU chứa tới 23 dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ bầu

Hạn chế một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Mẹ bầu nên hạn chế đi giày cao gót trong quá trình mang thai.

Không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, trà..

Tránh ngâm mình trong bồn nước nóng và tắm xông hơi.

Không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tránh bế vác đồ nặng trong quá trình mang thai.

Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình mang thai 12 tuần

Thai 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Thai 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Dựa vào quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, chúng ta có thể thấy rằng ở tuần thứ 12, thai nhi đã biết đạp và có một số chuyển động nhẹ trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, thai nhi có kích thước còn quá nhỏ nên mẹ bầu vẫn chưa thể cảm nhận được rõ những chuyển động này. Theo các chuyên gia sản phụ khoa trên thực thế thông thường khi thai 16 tuần mẹ bầu mới có thể cảm nhận rõ những chuyển động này.

Dựa vào nhịp tim thai 12 tuần biết trai hay gái hay chưa?

Một số mẹ bầu khi mang thai thường nghĩ rằng dựa vào nhịp tim thai 12 tuần biết trai hay gái. Trong khi thực tế theo các chuyên gia sản phụ khoa phương pháp khoa học xác định giới tính này chưa được khoa học minh chứng.

Trên đây là những thông tin thai 12 tuần mà PregEU muốn gửi tới mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ đang mang thai. Chúc mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Tác giả americanpregnancy (2023), Pregnancy at week 12, pregnancybirthbaby.org.au. Truy cập vào ngày 26/12/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng