Thai 9 tuần: Những điều cần biết về sự tăng trưởng của bé

Khi thai được 9 tuần tuổi, em bé bắt đầu trông giống hình người. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng đánh dấu sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy cùng PregEU tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai 9 tuần và một số lưu ý để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Em bé sẽ phát triển ra sao khi mẹ mang bầu thai 9 tuần?

Thai nhi 9 tuần tuổi, cũng là giai đoạn mà mẹ bầu bước vào những tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên. Ở thời điểm này mặc dù còn rất nhỏ tuy nhiên thai nhi đã có một bước phát triển nhanh chóng.

Đuôi phôi đã biến mất hoàn toàn, do đó thai nhi của bạn bắt đầu trông giống như một người nhỏ bé. Mí mắt của thai đã hình thành đầy đủ bắt đầu đóng lại và sẽ mở ra ở tuần thai thứ 28.

Tất cả các khớp của thai nhi gồm đầu gối, khuỷu tay, các khớp vai, cổ tay và mắt cá chân đã hoạt động giúp bé di chuyển tự do trong túi nước ối. Em bé lúc này có thể nắm tay lại và bắt đầu mút ngón tay.

Tim thai 9 tuần lúc này đã chia thành 4 buồng và các van tim đang bắt đầu phát triển. Nhip tim thai 9 tuần sẽ rơi vào khoảng 170 nhịp/phút, một số trường trường có thể đập lên khoảng 180 lần/ phút.

Ngoài ra, khi thai được 9 tuần tuổi em bé đã có vị giác và tai ngoài phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, ở thời điểm này em bé của bạn không chỉ là phôi thai bình thường nữa mà bé đã trở thành là một cơ thể sống. Em bé lúc nào có kích thước bằng hạt đậu phộng hoặc quả dâu tây có vỏ.

Theo Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ, nếu đo từ đầu đến mông thì em bé lúc này dài khoảng 1,67 inch tương đương khoảng 4,24 cm và nặng khoảng 1 ounce gần khoảng 20 gram. Mẹ có thể tham khảo ảnh minh họa hình ảnh siêu âm thai 9 tuần tuổi dưới đây.

Ảnh siêu âm của thai ở 9 tuần tuổi

Đặc biệt đây là thời điểm các cơ quan sinh dục ngoài đã bắt đầu được hình thành, nếu em bé của bạn là bé gái thì chính là thời điểm buồng trứng được hình thành. 

Lúc này em bé đã có đầy đủ số trứng bằng số lượng trứng mà một người phụ nữ mang trong suốt cuộc đời. Khác với những tuần thai trước, cơ thể của em bé giờ đây không còn cuộn tròn nữa mà bắt đầu duỗi ra.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai thứ 9 của thai kỳ?

Mẹ bầu có thể cảm thấy có thể có một số thay đổi dưới đây:

Về ngoại hình

Ở thời điểm này em bé của bạn vẫn còn rất nhỏ nên ngoại hình của mẹ cũng vẫn chưa có nhiều sự thay đổi, bụng có thể nhô lên so với trước kia 1 chút.

Dưới đây là ảnh minh họa hình ảnh bụng bầu 9 tuần.

Ảnh bụng bầu 9 tuần

Về tâm lý

Khi mang thai tuần thứ 9, người mẹ có thể gặp phải tình trạng tâm lý thay đổi thất thường dễ vui dễ buồn, cáu giận, dễ khóc,…

Về sức khỏe

Việc thai nhi ngày càng phát triển sẽ khiến cơ thể mẹ tăng cường sản xuất hormone nội tiết tố nữ làm cơ thể mẹ sẽ phải đối mặt với một số thay đổi như:

Tăng cân

Ở thời điểm này mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy cơ thể có sự thay đổi về mặt cân nặng, vòng bụng của mẹ tiếp tục lớn dần lên khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc mặc những bộ quần áo trước đây vẫn thường sử dụng.

Bắt đầu từ thời điểm này mẹ bầu sẽ tăng cân không ngừng, tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe nền trước khi mang thai của mẹ mà mức độ tăng cân ở mỗi người sẽ có thể khác nhau.

Rụng tóc

Bước vào tuần thai thứ 9 những cơn ốm nghén sẽ giảm dần, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái, ăn uống ngon miệng hơn.

Thay vào đó, một số mẹ bầu sẽ thấy tóc bỗng nhiên rụng nhiều hơn và ngược lại nhiều mẹ sẽ thấy tóc dày hơn.

Móng tay và lông

Mẹ sẽ cảm thấy móng tay và lông mọc dài và nhanh hơn so với thời kỳ trước khi mang thai.

Ngực ngày càng căng và đau

Việc tăng tiết hormone estrogen có vai trò giúp phát triển các ống dẫn tuyến vú khiến ngực sẽ ngày càng to và đau hơn đồng thời làm thay đổi sắc tố của núm vú. 

Do đó, vào tuần thai thứ 9 mẹ bầu có thể cảm thấy ngực sẽ căng hơn nữa gây đau và khó chịu cho mẹ bầu, khiến núm ty chuyển dần sang màu nâu. Đây là dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh mẹ chớ bỏ qua.

Tuy nhiên, ngược lại nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu gặp phải tình trạng ngực đang căng bỗng nhiên nhỏ dần, đau bụng dưới dữ dội mãi không thuyên giảm,… là biểu hiện cảnh báo dấu hiệu thai 9 tuần ngừng phát triển thì mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Ngực mẹ bầu thường bị căng hơn khi mang thai ở tuần thứ 9

Mang thai tuần thứ 9 mẹ bầu cần làm những xét nghiệm gì?

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên khi mang thai mẹ có thể thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm tiền sản khoa

Mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm tiền sản trong ba tháng đầu tiên mang thai. Bác sĩ sẽ khám phụ vùng chậu và thực hiện xét nghiệm pap (phết tế bào tử cung) để kiểm tra sức khỏe của các tế bào tử cung.

Thực hiện xét nghiệm pap giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Xét nghiệm máu

Nếu đây là lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu thì bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh, sàng lọc bệnh thiếu máu.

Ngoài ra, mẹ bầu nên làm xét nghiệm viêm gan B và đánh giá khả năng miễn dịch với rubella (sởi Đức), giang mai, HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Xét nghiệm nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để biết mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm trùng thận hoặc các vấn đề về đường tiết niệu không.

Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn Nipt

Xét nghiệm DNA bào thai không tế bào này có thể được thực hiện sớm nhất vào tuần thai thứ 9. Đây là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn hiện đại bậc nhất cho kết quả sàng lọc có độ chính xác cao.

Xét nghiệm sử dụng mẫu máu để đo lượng DNA tự do của thai nhi trong máu của người mẹ. Thực hiện xét nghiệm này có thể phát hiện 99% trường hợp mang thai mắc hội chứng Down đồng thời kiểm tra một số bất thường nhiễm sắc thể khác.

Một số xét nghiệm khác

Tùy thuộc vào chủng tộc, yếu tố di truyền, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm khác nhau.

Một số xét nghiệm mẹ bầu nên làm khi thai được 9 tuần tuổi

Chế độ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu khi mang thai 9 tuần

Bước vào tuần thai thứ 9 mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh:

Mẹ bầu nên

Ăn uống khoa học, lành mạnh và cân đối: Hàng ngày nên bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học: Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày, không ngâm mình trong bồn nước nóng,…

Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập thể dục như yoga, đi bộ,…

Tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ bầu như axit folic, calci, DHA & EPA,… bằng cách uống vitamin tổng hợp như sản phẩm PregEU của công ty cổ phần Dược Phẩm Tín Phong. Sản phẩm chứa DHA & EPA hàm lượng cao được nhập khẩu từ Châu Âu, không gây tanh và khó chịu sau khi sử dụng.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh

Những điều mẹ bầu nên tránh khi mang thai

  • Không sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm sống, đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội,…), cà muối, dưa muối,…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, các thức uống có cồn,…
  • Hạn chế ăn nhiều độ ngọt như bánh ngọt, kẹo ngọt,… ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
  • Tránh làm việc nặng, không nên làm việc quá sức hoặc đứng quá lâu một chỗ

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 9 tuần

Thai 9 tuần là mấy tháng?

Nhiều phụ nữ khi mang bầu thường hay thắc mắc thai 9 tuần là mấy tháng thì khi mang thai ở tuần thứ 9 có nghĩa là mẹ bầu đang mang thai ở tháng thứ 3 của tam cá nguyệt đầu tiên.

Thai 9 tuần đã bám chắc chưa?

Thai 9 tuần đã bám chắc chưa? Tùy vào cơ địa, chế độ sinh hoạt, sức khỏe nền của mỗi mẹ mà mức độ bám dính của thai nhi sẽ khác nhau.

Theo các chuyên gia ở tuần thứ 9 các bộ phận trên cơ thể của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ nên hầu hết thai nhi sẽ bám chặt vào tử cung.

Có thể quan hệ khi thai được 9 tuần không?

Cổ tử cung ở tuần thai thứ 9 sẽ đóng chặt để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Do đó, khi thai được 9 tuần bố mẹ có thể thực hiện quan hệ tuy nhiên không nên thực hiện quan hệ quá mạnh giúp hạn chế kích thích co bóp tử cung, cũng như kích thích tuyến vú quá mức.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích về thai 9 tuần mà PregEU muốn gửi tới mẹ bầu. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

Tác giả americanpregnancy(2023), 9 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More, healthline.com. Truy cập vào ngày 20/12/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng