Thai 18 tuần: Mẹ bầu cần làm gì để bé khỏe mạnh trong giai đoạn này

Vào tuần thứ 18, kích thước của thai nhi sẽ tiếp tục tăng do đó vùng bụng của mẹ ngày càng lớn dần hơn. Ở thời điểm này em bé sẽ thay máy nhiều vì vậy mẹ bầu sẽ ngày càng cảm nhận được rõ sự hiện diện của em ở trong bụng. Để nắm rõ hơn về sự phát triển của thai nhi thì mẹ hãy cùng PregEU tìm hiểu ngay qua bài viết thai 18 tuần dưới đây nhé.

Khám phá sự phát triển của thai 18 tuần

Ở tuần này, thai nhi có sự phát triển rõ rệt từ cân nặng, kích thước cũng như sự hoàn thiện các cơ quan bên trong cơ thể.

Cân nặng thai nhi 18 tuần theo tổ chức y tế thế giới WHO trung bình sẽ rơi vào khoảng 190 gram và có chiều dài khoảng 14,2 cm. 

Các bộ phận trên khuôn mặt của em bé đã phát triển hoàn chỉnh, thông qua siêu âm mẹ có thể nhìn thấy tai, mũi môi, mí mắt, lông mi và lông mày của em bé. Không những vậy, móng tay và tóc của em bé cũng được hình thành.

Phổi của thai nhi bắt đầu phân nhánh, các ống tiểu phế quản đang dần phát triển. Ở cuối những ống tiểu phế quản, túi hô hấp bắt đầu xuất hiện. 

Nếu thai nhi của bạn là một bé gái thì bộ phận sinh dục thai nhi như tử cung, ống dẫn trứng… được hình thành đặt đúng vị trí. Còn nếu thai nhi là một bé trai thì bộ phận sinh dục của con đã lộ rõ.

Để nhận biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không khi đi siêu âm mẹ bầu có thể quan sát dựa vào một số dấu hiệu thai 18 tuần khỏe mạnh dưới đây:

  • Thai nhi bắt đầu biết thai máy, có những cử động ở trong bụng và mẹ có thể cảm nhận được chuyển động này như xoay người, nhào lộn, đạp,… Thai nhi 18 tuần tuổi có thể cử động trung bình từ 16 đến 45 lần/ ngày.
  • Kích thước và trọng lượng của thai nhi nằm trong khoảng cân nặng của tổ chức y tế thế giới cho phép.

Dưới đây là ảnh minh họa hình ảnh siêu âm thai 18 tuần.

Ảnh siêu âm thai 18 tuần

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu khi mang thai 18 tuần

Khi mang thai ở 18 tuần tuổi mẹ bầu có thể gặp phải một số thay đổi dưới đây:

Chuột rút ở chân

Đây là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu hay gặp phải trong quá trình mang thai. Chuột rút thường chủ yếu xảy ra vào ban đêm, hay gặp nhất là lúc mẹ bầu ngủ. Tình trạng này thường không kéo dài và có thể tự khỏi.

Rối loạn tiêu hóa

Thai nhi ngày càng phát triển sẽ khiến tử cung ngày càng giãn ra chèn ép lên các cơ quan hệ tiêu hóa khiến mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng như đầy hơi, chướng bụng,…

Đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần

Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn nhất là vào ban đêm. Thai nhi phát triển gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn đi tiểu và đi tiểu liên tục hơn.

Phù chân

Tử cung căng giãn và phình to tạo môi trường thuận lợi cho thai nhi phát triển gây chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới khiến mẹ bầu hay mắc phải tình trạng phù chân. Thông thường, tình trạng phù chân khi mang thai sẽ hết khi sinh xong.

Rạn da

Tương tự thai 17 tuần, ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ thấy cơ thể xuất hiện nhiều vết rạn da ở bụng và ở bắp đùi cũng như một số vị trí khác trên cơ thể.

Hay bị chảy máu chân răng

Nội tiết tố thay đổi khiến sức đề kháng trong cơ thể mẹ bầu bị suy giảm làm mẹ bầu có thể hay bị viêm nhiễm chân răng, chảy máu chân răng,… trong quá trình mang thai.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai ở 18 tuần?

Một số xét nghiệm mẹ bầu nên làm khi mang thai 18 tuần?

Từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

Thực hiện kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Đo huyết áp của mẹ bầu và theo dõi cân nặng, kiểm tra nhịp tim của thai nhi giúp đánh giá tổng quát sức khỏe của bé. Ngoài ra, thực hiện siêu âm để kiểm tra tình trạng tử cung và buồng trứng.

Xét nghiệm sàng lọc alpha-fetoprotein huyết thanh mẹ (MSAFP)

Đây là một xét nghiệm máu giúp kiểm tra sự bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi từ đó giúp đánh giá xem thai nhi có mắc dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống cổ, các bất thường ở thành bụng,…

Xét nghiệm glucose trong máu

Thực hiện xét nghiệm này giúp tầm soát nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu.

Xét nghiệm double test và triple test

Nếu ở những tuần thai trước mẹ bầu chưa thực hiện xét nghiệm thì bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm double test và triple test giúp kiểm tra sự bất thường của thai nhi.

Xét nghiệm double test giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi như hội chứng Down, Hội chứng Patau (Trisomi 13), Hội chứng Edward (Trisomy 18),…

Xét nghiệm triple test: Kiểm tra thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, hội chứng Edward (trisomy 18) hay không.

Các xét nghiệm khác

Tùy thuộc vào sức khỏe thể chất cũng như tiền sử cá nhân và gia đình, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để phát hiện các rối loạn di truyền như chọc ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm, xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra protein…

Những xét nghiệm mẹ bầu nên làm khi mang thai ở 18 tuần

Mang thai 18 tuần mẹ bầu nên bổ sung gì để giúp bé phát triển khỏe mạnh?

Dinh dưỡng thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Thiếu hụt chất dinh dưỡng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai ở thai nhi, sinh non,…

Chính vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung những thực phẩm như:

Thực phẩm giàu vitamin

Khi mang thai tuần thứ 18, mẹ bầu có bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin như các loại hạt, trái cây, rau xanh,…

Thực phẩm chứa nhiều calci

Mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung thêm một số thực phẩm giàu calci như sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, tôm, cua,…

Thực phẩm chứa DHA & EPA

Bên cạnh tăng cường bổ sung thực phẩm giàu calci, mẹ bầu có thể bổ sung DHA & EPA giúp hỗ trợ phát triển trí não của trẻ nhờ những thực phẩm như dầu hướng dương, dầu oliu lạc, các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích,…

Uống vitamin tổng hợp PregEU

Bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu calci của mẹ bầu thường tăng lên rất cao, gần gấp đôi so với bình thường. 

Do đó, mẹ nên bổ sung thêm viên uống bổ bầu PregEU giúp cung cấp tới 23 dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B12), vitamin A, D, K, C, E, i-ot, selen, sắt, magie, kẽm, kali,…

PregEU giúp bổ sung 23 dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi

Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai 18 tuần?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì trong thực tế cũng có rất nhiều thực phẩm không tốt cho sự phát triển của thai. Chính vì vậy, khi mang thai mẹ bầu nên hạn chế bổ sung một số thực phẩm như:

  • Các sản phẩm chứa sữa chưa qua tiệt trùng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích,… Đồng thời, mẹ bầu nên hạn chế ăn dưa muối, cà muối, thực ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm ngọt như kẹo, nước ngọt,…
  • Hạn chế ăn nhiều những thực phẩm gây co bóp tử cung như đu đủ, dứa,…
  • Tránh ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín kỹ.
  • Không nên ăn thực phẩm cay nóng.

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 18 tuần tuổi

Thai 18 tuần bụng to chưa? 

Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi đã có sự phát triển rõ rệt về cả hình dáng lẫn kích thước. Do đó, đây cũng là thời điểm mà mẹ bầu thường tăng cân rất nhanh khiến bụng của mẹ bầu tăng lên rõ rệt.

Thai 18 tuần là mấy tháng?

Hiện nay một số mẹ bầu thường thắc mắc rằng thai 18 tuần là mấy tháng thì khi thai được 18 tuần là thời điểm mẹ đang bước vào tuần đầu tiên ở tháng thứ 5 của thai kỳ ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Thai 18 tuần biết đạp chưa?

Thai 18 tuần biết đạp chưa thì theo các chuyên gia sản phụ khoa ở tuần thai này hệ xương của bé đã phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, thông qua siêu âm mẹ có thể nhìn thấy bé có những chuyển động như đạp chân, lật người, nhào lộn,…

Trên đây là những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu khi mang thai 18 tuần. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tài liệu tham khảo

Tác giả  Marcella Gates (2022), Highlights this week, babycenter.com. Truy cập vào ngày 05/01/2024.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng