Em bé trong bụng mẹ phát triển như thế nào khi được thai 15 tuần?

Khi thai 15 tuần, em bé của bạn tiếp tục bước vào giai đoạn dần hoàn thiện về cơ thể, nhất là về khung xương. Mẹ hãy cùng PregEU tìm hiểu về sự phát triển của em bé qua bài viết dưới đây!

Em bé phát triển như thế nào khi thai 15 tuần?

Ở tuần thứ 15, em bé của bạn sẽ tăng cân rất nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là thời điểm bộ khung xương của em bé phát triển mạnh mẽ.

Những phần xương quan trọng trên cơ thể của em bé được hình thành ở tuần này bao gồm xương sống và ba xương ở tai trong. Xương tai của bé phát triển đồng nghĩa với việc bé bắt đầu nghe được âm thanh ngày càng rõ ràng hơn.

Bé có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, hệ tiêu hóa và giọng nói của mẹ. Đôi mắt của bé vẫn nhắm tuy nhiên bé có thể phản ứng với ánh sáng.

Đến tuần thai này, em bé có thể mút ngón tay cái, các ngón tay bắt đầu nắm chặt, trẻ biết nheo mắt và nhăn mặt. Lông mịn hay lông tơ bắt đầu mọc khắp cơ thể. 

Cơ lưng của em bé bắt đầu đã đủ khỏe để duỗi thẳng đầu và cổ, còn mí mắt bắt đầu phát triển thêm lông mi và lông mày của em bé dần xuất hiện.

Hệ thống mạch máu của em bé dần hình thành. Da của em bé đang trong quá trình hoàn thiện, tuy nhiên da vẫn còn rất mỏng nếu siêu âm có thể nhìn thấy toàn bộ bên trong của cơ thể.

Bộ phận sinh dục thai nhi 15 tuần cơ bản đã hình thành gần như hoàn chỉnh, do đó thông qua một số phương pháp có thể phần nào xác định được giới tính của thai nhi.

Ở tuần này, răng sữa của thai nhi lúc này cũng bắt đầu phát triển trong nướu, tạo nền tảng cho sự phát triển hệ thống răng của bạn sau này.

Mang thai 15 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Thai 15 tuần có chiều dài khoảng 10,1 cm, cân nặng khoảng 70 gram, ở thời điểm này trọng lượng của em bé tăng gấp đôi so với thai 14 tuần. Đây là một trong những dấu hiệu thai nhi 15 tuần khỏe mạnh mẹ bầu không nên bỏ qua.

Thai 15 tuần có nhịp tim chưa?

Theo các chuyên gia mắc dù nhịp tim của em bé bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 6-7 của thai kỳ thế nhưng do kích thước và trọng lượng của thai nhi còn rất nhỏ nên mẹ bầu vẫn chưa có thể tự cảm nhận được những hoạt động này của em bé mà cần phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ.

Ở tuần thai thứ 15, nhịp tim của em bé sẽ rơi vào khoảng 120 đến 160 lần/ phút, tuy nhiên trên thực tế nếu bé nào hiếu động thì nhịp tim có thể tăng lên đến 180 lần/ phút.

Sự phát triển của em bé khi mang thai 15 tuần

Mang thai sau 3 tháng cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, cơ thể của mẹ luôn có một số thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Bước vào tuần thai này mẹ bầu sẽ có một số thay đổi như:

Một điểm nổi bật nhất mẹ có thể nhìn thấy đó chính là bụng của mẹ đã to lên 1 cách đáng kể. Ngoài ra, mẹ còn sẽ cảm thấy nhanh đói hơn trước kia nên sẽ thường thèm ăn hơn.

Việc thay đổi nội tiết tố nữ để phù hợp với sự phát triển của thai nhi còn khiến mẹ bầu thường xuyên hay bị chóng mặt, đau đầu, không những vậy còn khiến mẹ bầu thường xuyên hay quên.

Tuy nhiên theo các chuyên gia trên thực tế sẽ một số ít trường hợp đến tuần thai thứ 15, mẹ bầu có thể bị ốm nghén rất nặng. Nếu tình trạng này xảy ra kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị mất nước, thậm chí phải cần tới sự hỗ trợ của cơ quan y tế.

Ngoài những thay đổi kể trên thì mẹ bầu có thể gặp phải một số thay đổi như dịch âm đạo tiết nhiều khí hư hơn, tóc dày và mềm mượt hơn, móng tay rất dễ bị gãy, đau dây thần kinh…

Những xét nghiệm mẹ nên làm khi mang thai 15 tuần

Nếu ở những tuần thai trước mẹ bầu chưa đi thực hiện một xét nghiệm nào thì bước vào tuần thai thứ 15 này, mẹ nên thực hiện xét nghiệm mang thai và khám sức khỏe toàn diện bao gồm vùng xương chậu.

Khi mang thai ở tuần thứ 15, mẹ bầu có thể làm một số xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra được chỉ số protein, glucose từ đó hỗ trợ chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận,…

Xét nghiệm máu

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu đồng thời xác định yếu tố RH có biện pháp hỗ trợ kịp thời trong việc ngăn ngừa bất đồng kháng thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ có thể nên làm một số xét nghiệm viêm gan B, HIV, giang mai và một số bệnh lý khác như sởi – thủy đậu – rubella… Không những vậy, thông qua xét nghiệm này còn giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán xem mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản giật.

===>>> Xem thêm: [CẨM NANG LÀM MẸ] Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm gì khi mang thai?

Khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm PAP

Thăm khám phụ khoa định kỳ trong quá trình mang thai giúp phần nào chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hay bệnh chlamydia… không.

Mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm PAP và thông qua xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không.

Xét nghiệm đa điểm (Sàng lọc AFP4) 

Những xét nghiệm này thường được thực hiện vào khoảng tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi như rối loạn nhiễm sắc thể hoặc dị tật ống thần kinh…

Siêu âm

Thực hiện siêu âm giúp kiểm tra sức khỏe của thai nhi cũng như tình trạng nước ối… đánh giá sức khỏe tổng quan cho mẹ bầu và thai nhi.

Sàng lọc glucose

Hỗ trợ chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, một dạng tiểu đường ngắn hạn thường tiến triển ở một số phụ nữ trong quá trình mang thai từ đó có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe kịp thời.

Chọc ối

Nếu bác sĩ nghi ngờ thai nhi của bạn đang có nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này bằng cách lấy mẫu nước ối bao quanh em bé giúp phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của em bé như rối loạn nhiễm sắc thể, di truyền và dị tật ống thần kinh…

Mang bầu thai 15 tuần cần bổ sung và kiêng gì để giúp thai nhi khỏe mạnh?

Dinh dưỡng có 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cực kỳ cần thiết.

Mang thai ở 15 tuần mẹ bầu nên bổ sung những gì?

Mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm dưới đây để giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu calci

Tuần thai thứ 15 là thời điểm bộ khung xương thai nhi phát triển mạnh mẽ. Do đó, mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm giàu calci dưới đây như các loại hạt, sữa chua, bông cải xanh, rau dền…

Nên bổ sung thực phẩm giàu calci khi mang thai

Thực phẩm giàu DHA 

Mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm như cá hồi, cá trích, các loại dầu như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương…

Thực phẩm giàu sắt

Nhu cầu sắt của mẹ bầu thường tăng lên rất cao trong thai kỳ. Vì vậy, khi mang thai mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, hạt bí ngô…

Thực phẩm giàu acid folic

Acid folic có vai trò giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, từ đó hạn chế nguy cơ sinh non của mẹ bầu. Mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm giàu acid folic như súp lơ, quả bơ, rau xanh…

Thực phẩm giàu protein

Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, sữa chua, phomai, sữa và các sản phẩm sữa đã qua tiệt trùng, đậu lăng…

Bổ sung vitamin tổng hợp với PregEU

Không chỉ mình sắt, calci… mà nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thường tăng lên rất cao trong quá trình mang thai. Do đó, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp PregEU.

Bổ sung PregEU giúp cung cấp 23 dưỡng chất thiết cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu như calci, sắt hữu cơ, DHA & EPA, acid folic…

Nên bổ sung PregEU kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai ở 15 tuần?

Nếu mẹ bầu thường xuyên có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Do đó, khi mang thai mẹ bầu nên kiêng một số vấn đề dưới đây:

  • Thực phẩm chưa nấu chín kỹ.
  • Hải sản hoặc những đồ sống.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt.
  • Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng.
  • Hạn chế bê vác đồ nặng.
  • Không nên đi giày cao gót.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 15 tuần

Thai 15 tuần bụng to chưa?

Thai 15 tuần bụng đã to chưa thì ở tuần thai này kích thước của thai nhi đã tăng gấp đôi so với thai 14 tuần do đó ở thời điểm này mẹ có thể cảm nhận thấy bụng của mẹ đang to hơn rất nhiều so với lúc bình thường.

Thai 15 tuần là mấy tháng?

Nhiều mẹ bầu hiện nay không biết thai 15 tuần là mấy tháng thì em bé đang ở tuần thứ 15 tức là mẹ bầu đang ở những tuần đầu tiên của tháng thứ 4 ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Debra Rose Wilson, Ph.D., MSN, R.N., IBCLC, AHN-BC, CHT (2017),15 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More, healthline.com. Truy cập vào ngày 19/01/2024.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Evatinfo

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 580,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dạng bào chế: Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên
Thêm vào giỏ hàng