Trẻ bị cảm lạnh: Cách xử trí an toàn và hiệu quả

Bệnh cảm lạnh, thường do virus gây ra, là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Nó không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình học tập và hoạt động của bé. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như cúm hay viêm phổi. Vậy, cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ bị cảm lạnh? Mời cha mẹ cùng tìm hiểu!

Hiểu rõ về cảm lạnh ở trẻ

Trẻ bị cảm lạnh: Cách xử trí an toàn và hiệu quả
Hiểu rõ về cảm lạnh ở trẻ

Cảm lạnh, một tình trạng sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu do rhinovirus và có thể thuộc hơn 200 loại virus khác gây ra. Đáng chú ý, thuốc kháng sinh không hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, bởi đây là bệnh do virus. 

Trong hầu hết các trường hợp, cảm lạnh ở trẻ em không quá nguy hiểm và thường tự khỏi trong khoảng 4 đến 10 ngày, tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu cần được chú ý đặc biệt. Vậy trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Nhận biết triệu chứng trẻ bị cảm lạnh

Nhận biết triệu chứng trẻ bị cảm lạnh

Việc đầu tiên cha mẹ cần nắm rõ đó là cách nhận biết trẻ bị cảm lạnh chính xác nhất. Trẻ em khi mắc cảm lạnh thường có các triệu chứng rõ ràng. Ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu kèm theo đau họng, do sự tích tụ của chất nhầy. Kế đến, trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như nước mũi chảy, dẫn đến chất nhầy chảy từ mũi xuống họng.

Khi bệnh cảm lạnh phát triển, trẻ có thể gặp các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi và nước mắt.
  • Hắt hơi liên tục.
  • Cảm giác mệt mỏi, không thoải mái.
  • Bé bị cảm lạnh sốt nhẹ, nhưng không phải trường hợp nào cũng có.
  • Đau họng và ho.

Virus cảm lạnh không chỉ ảnh hưởng đến họng và mũi, mà còn có thể gây ra các vấn đề ở xoang, phế quản và tai. Trong một số trường hợp, trẻ con bị cảm lạnh nôn mửa và có thể bị tiêu chảy. Trong những ngày đầu của bệnh, trẻ thường cáu kỉnh và than phiền về đau đầu. Tình trạng này sẽ giảm dần khi chất nhầy trong mũi cô đặc và trẻ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn

Trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm không?

Trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm không?

Trong một năm, trẻ nhỏ có thể mắc cảm lạnh với tần suất khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 2 tuổi thường mắc cảm lạnh khoảng 8 đến 10 lần. Đối với trẻ chưa đến tuổi mẫu giáo, số lần mắc bệnh này có thể lên tới 9 lần mỗi năm. 

Trẻ em đang theo học tại trường mẫu giáo có khả năng mắc cảm lạnh tới 12 lần trong một năm. So với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn thường chỉ bị cảm lạnh từ 2 đến 4 lần mỗi năm.

Mùa lạnh, thường bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 3 hoặc 4, là thời điểm trẻ em có nguy cơ cao nhất bị cảm lạnh do thời tiết lạnh và việc tiếp xúc trong môi trường kín như trường học.

Cách phòng tránh trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ nên biết

Trẻ em thường dễ bị lây nhiễm cảm lạnh qua các vật dụng mà người bệnh đã chạm vào như tay nắm cửa, lan can, sách vở, bút viết, thiết bị điện tử, hay bàn phím máy tính. Vi rút cảm lạnh có thể tồn tại trên bề mặt của những vật này trong nhiều giờ đồng hồ. Vậy làm thế nào để phòng tránh cảm lạnh cho trẻ?

Rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn cảm lạnh. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi đùa. Thời gian rửa tay nên kéo dài ít nhất 20 giây với nước sạch và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Một mẹo nhỏ là khuyến khích trẻ hát bài ‘Chúc mừng sinh nhật’ hai lần liên tiếp khi rửa tay để đảm bảo thời gian rửa tay đủ lâu. Ngoài ra, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay cũng là một phương pháp hữu ích.

Nếu trẻ bị cảm lạnh, hãy giữ trẻ ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác. Nên giữ trẻ cách ly với bạn bè khi có triệu chứng cảm lạnh.

Các thói quen tốt cần khuyến khích ở trẻ:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng ngừa cảm lạnh.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi và sử dụng khăn giấy khi cần. Nếu không có khăn giấy, trẻ nên ho hoặc hắt hơi vào phần trong của cánh tay.
  • Nhắc nhở trẻ rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.

Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Theo khuyến nghị của FDA và các nhà sản xuất, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc trị ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 4 tuổi. Và chỉ dùng khi được chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ:

  • Thuốc ức chế ho (chứa dextromethorphan hoặc DM).
  • Thuốc làm loãng đờm (như guaifenesin).
  • Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine).
  • Thuốc kháng histamin (ví dụ brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine).

Thực tế, ho là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ virus. Trẻ em thường tự phát triển kháng thể chống lại vi rút cảm lạnh thông thường. Cha mẹ không nên dùng thuốc ngăn chặn cơn ho của trẻ, trừ khi các triệu chứng trở nên quá nặng. 

Cách giảm triệu chứng cảm lạnh mà không cần dùng thuốc

Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học xác nhận về hiệu quả của vitamin C, echinacea hoặc kẽm có thể thay thế thuốc trong việc điều trị cảm lạnh, nhưng các phương pháp không dùng thuốc sau đây có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm: Cho trẻ uống đủ nước và cung cấp thực phẩm lỏng như nước dừa hay thức uống có điện giải, tránh nước trái cây và đồ uống có gas.
Trẻ bị cảm lạnh: Cách xử trí an toàn và hiệu quả
Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng siro ho Bổ Phế Kha Tử Tín Phong để hiệu quả hỗ trợ giảm ho được tối ưu nhất
  • Giảm ho: Sử dụng mật ong (đối với trẻ trên 1 tuổi), lê hấp đường phèn để giảm kích ứng ở họng. Đối với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng siro ho Bổ Phế Kha Tử Tín Phong để hiệu quả hỗ trợ giảm ho được tối ưu nhất. Sản phẩm được chiết xuất từ 14 vị dược lược quý như Kha tử, viễn chí, trần bì,… dựa trên công thức cổ truyền đem đến công dụng hỗ trợ giảm ho, loãng dịch đờm và tăng cường bổ phế hiệu quả. 
  • Nghỉ ngơi: Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, hãy cho trẻ nghỉ ngơi tại giường để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Sử dụng hơi nước: Để tăng độ ẩm trong phòng, sử dụng máy tạo hơi nước và đảm bảo làm sạch máy định kỳ để tránh nấm mốc.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giảm triệu chứng cảm lạnh.

Khi nào cần đưa trẻ bị cảm lạnh đến bác sĩ?

Trẻ bị cảm lạnh: Cách xử trí an toàn và hiệu quả
Khi nào cần đưa trẻ bị cảm lạnh đến bác sĩ?

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng không giảm sau vài ngày. Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh, ho khan, dấu hiệu của suy hô hấp, hoặc mệt mỏi nặng. Những triệu chứng này có thể chỉ ra rằng trẻ đang mắc cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nếu trẻ có bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn về thuốc điều trị phù hợp.

Cha mẹ cũng cần theo dõi triệu chứng của bệnh cúm và các biến chứng như viêm phổi. Triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, ho ra đờm, đau nhức cơ thể, khó thở hoặc thở nhanh, và cảm giác mệt mỏi. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ Nhi khoa nếu bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện.

Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn thêm tình trạng bệnh của trẻ, vui lòng liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Colds, coughs and ear infections in children, nhs.uk. Truy cập ngày 8/12/2023

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Etinfo 400 IU

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 110,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng