Tăng sản nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tăng sản nội mạc tử cung là một bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Mặc dù đa phần trường hợp tăng sản nội mạc tử cung thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh chuyển biến thành ung thư. Vì vậy, việc hiểu biết tăng sản nội mạc tử cung là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Tăng sản nội mạc tử cung là gì?

Tăng sản nội mạc tử cung là gì?
Tăng sản nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là bộ phận bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Niêm mạc tử cung có hai lớp: lớp đáy mỏng và lớp nông. Lớp đáy mỏng có chức năng tạo ra các tế bào mới để thay thế cho các tế bào bị bong ra khi hành kinh. Lớp nông có chức năng nhận và nuôi dưỡng trứng thụ tinh.

Nội mạc tử cung phát triển nhờ vào hormone estrogen và progesterone. Estrogen kích thích lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho thai kỳ. Progesterone giúp lớp niêm mạc tử cung phát triển và sẵn sàng để đón nhận trứng thụ tinh. Trong trường hợp không có thai, lượng estrogen và progesterone sẽ giảm xuống, khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra và bị đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng máu kinh.

Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung dày bất thường do sự phát triển quá mức của các tế bào này. Tình trạng này thường xảy ra do sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone, trong đó nồng độ estrogen quá mức nhưng nồng độ progesterone thiếu hụt.

Các tế bào nội mạc tử cung bình thường có kích thước và hình dạng đều nhau. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tăng sản nội mạc tử cung, các tế bào này có kích thước và hình dạng không đều nhau, kèm theo tỉ lệ tuyến/mô đệm tăng.

Tăng sản nội mạc tử cung được phân thành 2 loại chính là tăng sản điển hình và tăng sản không điển hình. Tăng sản nội mạc tử cung thường là dạng lành tính, chỉ có 1-3% tổng số các trường hợp bị bệnh chuyển thành ung thư.

Triệu chứng khi bị tăng sản nội mạc tử cung

Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng chính của tăng sản nội mạc tử cung. Tình trạng này xảy ra khi lớp nội mạc tử cung dày lên bất thường do sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone.

Các triệu chứng cụ thể của tăng sản nội mạc tử cung bao gồm:

  • Kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều hơn bình thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn 21 ngày
  • Chảy máu âm đạo sau mãn kinh.

Tuy nhiên, chảy máu bất thường không nhất thiết có nghĩa là bị tăng sản nội mạc tử cung. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, polyp tử cung, hoặc viêm nội mạc tử cung. Tốt nhất, bạn hãy đi khám nếu xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày là biểu hiện của tăng sản nội mạc tử cung
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày là biểu hiện của tăng sản nội mạc tử cung

⇒ Đọc thêm: Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây tăng sản nội mạc tử cung

Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng sản nội mạc tử cung là sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone. Trong trường hợp này, có quá nhiều estrogen và không đủ progesterone dẫn đến sự phát triển quá mức của các tế bào trên niêm mạc tử cung.

Có một số lý do khiến phụ nữ có thể bị mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm:

  • Mãn kinh: Khi phụ nữ mãn kinh, cơ thể không còn sản xuất progesterone.
  • Tiền mãn kinh: Trong thời kỳ tiền mãn kinh, sự rụng trứng không diễn ra thường xuyên nữa, dẫn đến sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone.
  • Liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp thay thế hormone (HRT) thường sử dụng estrogen để điều trị các triệu chứng mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung.
  • Các tình trạng sức khỏe khác: Một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung bao gồm: béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang, các bệnh lý tuyến giáp…
Phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh có nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung cao hơn
Phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh có nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung cao hơn

⇒ Đọc thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Điều trị ra sao?

Điều trị tăng sản nội mạc tử cung

Việc điều trị tăng sản nội mạc tử cung thường bao gồm liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật. Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Kết quả sinh thiết
  • Tuổi tác
  • Kế hoạch sinh sản
  • Tiền sử gia đình

Trong những trường hợp bị tăng sản nội mạc tử cung mà không có tế bào không điển hình, bệnh thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn cần đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.

Nếu bệnh không khỏi thì có thể bạn sẽ cần điều trị bằng các phương pháp dưới đây:

  • Liệu pháp hormone: Liệu pháp này sử dụng thuốc để giảm nồng độ estrogen, từ đó giúp lớp nội mạc tử cung mỏng đi.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cần thiết cho tăng sản nội mạc tử cung không điển hình. Phẫu thuật có thể bao gồm: nạo nội mạc tử cung, lấy nội mạc tử cung qua nội soi, cắt tử cung. Tuy nhiên, việc cắt tử cung sẽ khiến phụ nữ không thể mang thai được nữa. Do đó, phương pháp này chỉ dành cho những người đã mãn kinh, không có kế hoạch sinh con trong tương lai hoặc có nguy cơ ung thư cao.
Sử dụng liệu pháp hormone để điều trị tăng sản nội mạc tử cung
Sử dụng liệu pháp hormone để điều trị tăng sản nội mạc tử cung

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung

Mặc dù không thể ngăn ngừa tăng sản nội mạc tử cung hoàn toàn nhưng phụ nữ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Từ bỏ hút thuốc.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Bổ sung progestin nếu sử dụng liệu pháp hormone.
  • Thực hiện biện pháp tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và nội tiết tố.
  • Theo dõi các dấu hiệu bệnh và thông báo cho bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi hoặc triệu chứng mới nào.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ.

Tăng sản nội mạc tử cung là một tình trạng lành tính nhưng có thể tiến triển thành ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, bao gồm tăng sản nội mạc tử cung. Nếu còn thắc mắc gì cần được giải đáp thêm về tình trạng này, chị em có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được tư vấn thêm.

Nguồn tham khảo

Endometrial Hyperplasia (2023). Clevelandclinic. Truy cập ngày 19/10/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng