Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hẳn chị em nào cũng từng bị rong kinh ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, rong kinh là gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Rong kinh là gì?

 

Rong kinh là hiện tượng mà nhiều chị em gặp phải
Rong kinh là hiện tượng mà nhiều chị em gặp phải

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 5-7 ngày với lượng máu kinh dao động từ 50-80ml, khoảng cách giữa hai lần hành kinh từ 28-35 ngày. Máu kinh thường có màu đỏ thẫm, không có mùi, không đông. Rong kinh (rong huyết) là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu mất đi nhiều. 

Một số dấu hiệu điển hình để nhận biết rong kinh bao gồm: 

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
  • Lượng máu kinh trong một chu kỳ nhiều hơn bình thường, thường lớn hơn 80ml.
  • Mất máu nhiều trong chu kỳ, có thể phải thay băng vệ sinh mỗi giờ và tiếp diễn liên tục trong nhiều giờ.
  • Kinh nguyệt vẫn ra nhiều kể cả vào ban đêm.
  • Mệt mỏi kéo dài, có thể có triệu chứng thiếu máu nếu rong kinh đi kèm cường kinh trong thời gian dài.
  • Máu kinh thường đóng thành cục, có/ không có màu đen và kèm theo cơn đau bụng kinh nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn tới rong kinh

Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng rong kinh, trong đó chia thành hai nhóm chính, bao gồm: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.

Rong kinh cơ năng

Là hiện tượng thường gặp trong một số giai đoạn có biến đổi mạnh ở phụ nữ như dậy thì, tiền mãn kinh và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, rong kinh còn có thể do việc lạm dụng thuốc tránh thai và thuốc phá thai. Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới rong kinh như: chế độ ăn uống, tập thể dục thiếu khoa học, thường xuyên mệt mỏi, stress,… Một số đối tượng cao có nguy cơ bị rong kinh cơ năng là những người béo phì, tăng cân, hút thuốc lá, phụ nữ từng sinh con nhiều lần,…

⇒ Xem thêm: Hiểu về rong kinh sau sinh: Nguyên nhân và cách cải thiện

Rong kinh thực thể

Rong kinh thực thể do những tổn thương thực thể ở buồng trứng, tử cung gây ra như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ buồng trứng,….

Rong kinh có nguy hiểm không?

Tùy tình trạng rong kinh của mỗi người mà bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Nếu rong kinh diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 1-2 chu kỳ), lượng máu kinh không quá nhiều thì thường không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng rong kinh diễn ra trong thời gian dài, mất máu nhiều có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của phụ nữ như:

Thiếu máu

Rong kinh kéo dài khiến chị em bị mất một lượng máu lớn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thiếu máu, thường xuyên mệt mỏi ở phụ nữ.

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Tình trạng chảy máu kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm cơ quan sinh dục như: âm hộ, âm đạo, buồng tử cung, vòi trứng,… Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày và không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới vô sinh ở nhiều người.

Rong kinh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sinh dục ở nữ giới
Rong kinh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sinh dục ở nữ giới

Ảnh hưởng tới sinh hoạt

Việc rong kinh kéo dài gây ra không ít phiền phức cho chị em, khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí sợ đến kỳ kinh.

Bệnh phụ khoa

Rong kinh cũng có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý phụ khoa như: polyp tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…

Bị rong kinh, phải làm sao?

Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rong kinh và mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị khác nhau. 

Rong kinh thực thể

Nếu rong kinh là do các tổn thương thực thể hay bệnh lý như: polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp,.. gây ra, bạn cần đi khám và điều trị sớm, tránh một số biến cố đe dọa đến sức khỏe sinh sản sau này. Một số dấu hiệu để nhận biết rong kinh thực thể là tình trạng rong kinh kéo dài nhiều tháng không khỏi, rong kinh đi kèm với các triệu chứng: đau bụng kinh dữ dội, máu kinh vón cục, có/ không có màu đen, có mùi hôi,…

Nếu rong kinh do bệnh lý, bạn cần đi khám sớm
Nếu rong kinh do bệnh lý, bạn cần đi khám sớm

Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng đặc biệt hay xuất hiện ở bạn gái tuổi dậy thì và phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh do đây là giai đoạn rối loạn hormon của cơ thể. Lúc này nồng độ hormon estrogen và progesterol tăng cao hoặc giảm mạnh gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp này, chị em có thể thực hiện một số gợi ý sau: 

  • Nằm nghỉ nếu thấy máu kinh ra quá nhiều đi kèm với cơn đau bụng kinh.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học, nên ăn ít chất béo, nhiều rau xanh, hoa quả, trứng, sữa, các loại hạt, cá, thịt gà và những đồ chứa nhiều sắt, vitamin B1, vitamin B6, vitamin E,….
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tranh thủ tập thể dục hàng ngày, tránh căng thẳng và stress kéo dài.
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên như: ngải cứu, ích mẫu, xuyên khung, hương phụ,… Đây đều là những vị thuốc được cho là có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm rong kinh, cường kinh,….
  • Nếu bạn không có thời gian để pha sắc dược liệu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang. Ích Huyết Khang có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,… Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều đối tượng như phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, người xanh xao, thiếu máu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
  • Đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần.
  • Tránh lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai.

⇒ Xem thêm: Rong kinh nên ăn gì? Một số gợi ý dành cho bạn

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu rong kinh là gì và điều trị ra sao. Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây rong kinh, từ đó đề ra hướng xử trí phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc gì về rong kinh, rong huyết, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi giải đáp nhé.

Nguồn tham khảo

  1. Nhật Minh (2022). Dấu hiệu của bệnh rong kinh. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 17/07/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collasun

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 575,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Mỹ phẩm

Gel tri seo Esunvy

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng