Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Khi nào cần thực hiện?

Sự rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ra những bất thường trong việc phát triển và hoạt động của cơ quan sinh sản nữ nói riêng và cơ thể nói chung. Vì vậy, việc xét nghiệm nội tiết tố nữ là cần thiết khi cơ thể chị em gặp vấn đề bất thường nào đó. Vậy, xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những gì, khi nào cần thực hiện? Cùng tìm hiểu với Dược Tín Phong qua bài viết dưới đây nhé.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai cũng như đời sống tình dục ở phụ nữ. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi và sàng lọc các vấn đề sức khỏe liên quan đến nội tiết tố nữ bao gồm: 

  • Tuổi dậy thì: Xét nghiệm nội tiết tố giúp đánh giá sự phát triển của các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở trẻ em gái.
  • Khả năng sinh sản: Xét nghiệm nội tiết tố giúp đánh giá khả năng rụng trứng, thụ thai và mang thai của phụ nữ.
  • Tình trạng mãn kinh: Xét nghiệm nội tiết tố giúp xác định thời điểm bắt đầu mãn kinh và đánh giá các triệu chứng mãn kinh.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Xét nghiệm nội tiết tố nữ cũng có thể được sử dụng để đánh giá các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), và một số loại khối u.

Dấu hiệu cần xét nghiệm nội tiết tố nữ

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều cần chú ý đến sức khỏe sinh sản và sinh lý của mình. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về nội tiết tố, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần đi xét nghiệm nội tiết tố nữ:

  • Dậy thì quá sớm hoặc quá trễ
  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh nguyệt trong thời gian dài.
  • Khó mang thai dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào.
  • Có biểu hiện của tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm
  • Sử dụng liệu pháp hormon thay thế sau mãn kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh.
  • Ảnh hưởng của khối u có thể làm tăng tiết estrogen.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn về việc làm xét nghiệm nội tiết tố nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những xét nghiệm nào?

Nội tiết tố nữ là những hormone quan trọng có vai trò trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, phát triển các đặc tính nữ và sức khỏe sinh sản. Các nội tiết tố nữ thường được kiểm tra trong xét nghiệm bao gồm:

Estrogen

Estrogen là hormone chính trong cơ thể phụ nữ, chịu trách nhiệm về chức năng tình dục và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các đặc tính nữ, bảo vệ xương chắc khỏe, duy trì hàm lượng cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp,…

Nồng độ estrogen đạt đỉnh điểm vào thời kỳ rụng trứng và chạm đáy vào thời kỳ kinh nguyệt. Chỉ số Estrogen sẽ biến đổi theo từng giai đoạn:

Giai đoạn Nồng độ estrogen
Giai đoạn sớm nang trứng Khoảng 20-150 pg/mL
Đỉnh giữa chu kỳ Khoảng 40-350 pg/mL
Pha hoàng thể Khoảng 30-450 pg/mL
Tiền mãn kinh Khoảng 32,2 pg/mL hoặc thấp hơn
Xét nghiệm nồng độ estrogen máu
Xét nghiệm nồng độ estrogen máu

⇒ Đọc thêm: Estrogen – Hormone nữ giới và những điều cần biết

Progesterone

Hormone progesterone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, cần thiết cho quá trình rụng trứng, thụ thai và mang thai. Nồng độ progesterone tăng lên vào giai đoạn hoàng thể, giúp làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho việc làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Nồng độ Progesterone cũng thay đổi tùy theo các thời điểm khác nhau:

Giai đoạn Nồng độ progesterone
Giai đoạn nang trứng 1 ng/mL
Giữa chu kỳ 5-20 ng/mL
Tam cá nguyệt thứ nhất 11.2-90 ng/mL
Tam cá nguyệt thứ hai 25.6-89.4 ng/mL
Tam cá nguyệt thứ ba 48-300 ng/mL

Nồng độ progesterone ở trạng thái cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, trong khi mức progesterone thấp khi mang thai có thể báo hiệu nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Hormone kích thích nang trứng (FSH)

FSH là hormone kích thích nang buồng trứng được sản xuất bởi tuyến yên. Xét nghiệm FSH được sử dụng để chẩn đoán một số tình trạng như:

  • Kinh nguyệt bất thường
  • Dậy thì sớm
  • Hiếm muộn
  • Tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
  • Chức năng buồng trứng
  • Buồng trứng đa nang hoặc u nang buồng trứng
  • Khối u tuyến yên

Chỉ số FSH thay đổi theo từng thời điểm khác nhau:

Giai đoạn Nồng độ progesterone
Giai đoạn nang trứng 3.5 – 12.5 mIU/mL
Giai đoạn rụng trứng 4.7-21.5 mIU/mL
Giai đoạn hoàng thể 1.7-7.7 mIU/mL
Tiền mãn kinh 25.8-134.8 mIU/mL

Nồng độ FSH tăng cao trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, báo hiệu suy giảm chức năng buồng trứng.

Testosterone

Testosterone là một hormone nam giới nhưng cũng được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận của phụ nữ. Testosterone có vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương chắc khỏe, tăng cường năng lượng,…

Mức testosterone bình thường ở nữ giới dao động từ 15-70 ng/dL hoặc 0.5-2.4 nmol/L. Nồng độ testosterone thấp có thể dẫn đến các vấn đề như: trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, tiền mãn kinh, mất xương,…

LH

Nội tiết tố LH (Luteinizing hormone) là một hormone quan trọng được sản xuất bởi tuyến yên. LH có vai trò chính trong việc kích thích sự phát triển của nang trứng và giải phóng trứng trong quá trình rụng trứng. LH cũng có vai trò kích thích sản xuất hormone progesterone, một hormone cần thiết để duy trì thai kỳ.

Nồng độ LH trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nồng độ LH cao bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như: mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến yên,… Trong khi đó, nồng độ LH thấp bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt thường do rối loạn tuyến yên, căng thẳng, biếng ăn, suy dinh dưỡng,…

Chỉ số AMH

Chỉ số AMH (Anti-Müllerian Hormone) là một hormone được sản xuất bởi các tế bào bên trong nang trứng. Xét nghiệm AMH cho biết số lượng trứng còn lại, xác định độ lão hóa của buồng trứng, đồng thời cho thấy mức độ đáp ứng của thuốc hỗ trợ sinh sản trong việc thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Nồng độ AMH ở phụ nữ trưởng thành dao động từ 2,5-15 ng/mL. Nồng độ AMH sẽ giảm dần theo tuổi tác. Phụ nữ dưới 35 tuổi có nồng độ AMH cao hơn phụ nữ trên 35 tuổi.

Prolactin

Prolactin là một hormone được sản xuất bởi tuyến yên trong não. Hormone này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa sau sinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ prolactin bình thường ở phụ nữ không mang thai dao động từ 5-25 ng/mL. Nồng độ prolactin sẽ tăng cao trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Nồng độ prolactin cao ở phụ nữ không cho con bú có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như: u tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, suy thận, viêm tuyến giáp Hashimoto,…

Xét nghiệm prolactin máu
Xét nghiệm prolactin máu

Hormon tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất hai loại hormone chính là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Các hormone này có tác động đến nồng độ estrogen trong cơ thể. Estrogen, ngược lại, cũng có thể tác động đến chức năng của tuyến giáp. Khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp đều có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ.

Thời điểm xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ, khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ, khi nào cần thực hiện?

Để chẩn đoán chính xác các vấn đề liên quan đến nội tiết tố nữ cần thực hiện xét nghiệm nội tiết tố. Tuy nhiên, nồng độ nội tiết tố nữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, cần lưu ý thời điểm xét nghiệm nội tiết tố nữ để đảm bảo kết quả được chính xác. Cụ thể, một số xét nghiệm nội tiết tố nữ cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định như sau:

  • Xét nghiệm LH và FSH: từ ngày thứ 2 – 4 của vòng kinh. Đây là thời điểm bắt đầu giai đoạn nang trứng của chu kỳ kinh nguyệt, khi nồng độ LH và FSH tăng cao để kích thích sự phát triển của nang trứng.
  • Xét nghiệm Progesterone: ngày thứ 21 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là thời điểm bắt đầu giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt, khi nồng độ Progesterone tăng cao để chuẩn bị cho quá trình thụ thai.

Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào.

⇒ Đọc thêm: Mất cân bằng nội tiết tố nữ – Kẻ thù thầm lặng của phụ nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là một xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về các xét nghiệm nội tiết. Nếu còn vấn đề gì cần được giải đáp, chị em hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 (miễn cước) để được đội ngũ chuyên gia giải đáp nhé.

Nguồn tham khảo

Cathy Wong. Types of Hormone Tests for Women and Their Results (2023). Verywellhealth. Truy cập ngày 18/11/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng