Phụ nữ đến tháng hiến máu được không?

Hiến máu là một hành động cao đẹp, giúp cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết phụ nữ đến tháng hiến máu được không? Bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây của Dược phẩm Tín Phong để tìm câu trả lời cho mình nhé.

Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe chị em không?

Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe chị em không?
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe chị em không?

Theo các chuyên gia y tế, hiến máu dưới 1/10 lượng máu của cơ thể hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, lượng máu hiến thông thường chỉ chiếm khoảng 8% tổng lượng máu trong cơ thể. Sau khi hiến máu, các chỉ số máu của cơ thể sẽ có sự thay đổi rất nhỏ, nhưng hoàn toàn không đáng ngại vì nó vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. Cụ thể, huyết áp có thể giảm nhẹ trong khoảng 1-2 giờ sau khi hiến máu nhưng sẽ trở về bình thường sau đó. Hemoglobin (Hb) và hematocrit (HCT) cũng có thể giảm nhẹ, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài việc cứu sống người bệnh, hiến máu còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người hiến máu như:

  • Kiểm tra sức khỏe miễn phí: Trước khi hiến máu, người hiến sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, bao gồm huyết áp, cân nặng, nhóm máu,… Đây là cơ hội để người hiến phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như các bệnh lý tim mạch, tiểu đường,…
  • Kích thích khả năng tạo máu: Hiến máu sẽ kích thích tủy xương sản sinh ra các tế bào máu mới, khỏe mạnh. 
  • Giảm quá tải sắt: Hiến máu giúp giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.
  • Cảm giác hạnh phúc: Hiến máu là một hành động ý nghĩa, giúp cứu sống người bệnh. Việc làm này sẽ mang lại cho người hiến một cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, tinh thần thoải mái.

Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ

Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt
Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thời gian chảy máu thường dao động từ 3 – 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi tùy thuộc vào thời gian chảy máu và cơ địa của mỗi người. Bình quân một người phụ nữ mất đi khoảng 30 – 40ml máu trong những ngày “đèn đỏ”. Một số người chảy máu nhiều có thể bị mất đến 80 ml máu.

Tuy nhiên, thực tế lượng máu chỉ chiếm 36%, còn lại là niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung. Cụ thể, lượng máu kinh chiếm khoảng 25 – 30%, niêm mạc tử cung chiếm khoảng 60 – 65%, chất nhầy cổ tử cung chiếm khoảng 5 – 10%. Lượng máu kinh mất đi trong kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi theo từng chu kỳ kinh. Lượng máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tuổi tác: Lượng máu kinh thường nhiều hơn ở tuổi dậy thì và giảm dần theo tuổi.
  • Sức khỏe: Lượng máu kinh có thể nhiều hơn ở những người mắc các bệnh lý như rối loạn kinh nguyệt, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng máu kinh, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc chống đông,…

⇒ Đọc thêm: Lượng máu mất khi hành kinh: Chìa khóa vàng theo dõi sức khỏe sinh sản

Phụ nữ đến tháng hiến máu được không?

Phụ nữ đến tháng hiến máu được không?
Phụ nữ đến tháng hiến máu được không?

Hiến máu là một hành động cao đẹp, giúp cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết phụ nữ đến tháng hiến máu có an toàn không.? Theo quy định của Bộ Y tế, không có quy định nào về việc phụ nữ đến tháng không thể hiến máu. Tuy nhiên, các y bác sĩ cho rằng việc hiến máu khi đến tháng có thể gây ra nhiều vấn đề như:

  • Thiếu máu: Cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu đáng kể trong kỳ kinh nguyệt. Việc hiến máu thêm có thể khiến lượng máu hao hụt nhiều hơn, dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, thậm chí ngất xỉu.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị đau bụng, mệt mỏi, dễ bị kích động hơn bình thường. Việc hiến máu có thể khiến các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến quá trình hiến máu không an toàn. 

Ngoài ra, phụ nữ cũng nên trì hoãn hiến máu trong vòng 7 ngày sau kỳ kinh nguyệt do ngay khi hết chảy máu, cơ thể vẫn chưa thể hồi phục lại lượng máu đã mất đi. Như vậy, phụ nữ đến tháng vẫn có thể hiến máu nếu sức khỏe tốt và được sự đồng ý của y bác sĩ. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên trì hoãn hiến máu trong kỳ kinh nguyệt để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề khác như: 

  • Nếu bạn đang làm những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sự tỉnh táo, bạn không nên hiến máu nếu đang đến tháng.
  • Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi hiến máu.

Sau khi hiến máu ngày đèn đỏ, ăn gì để bổ máu?

Việc hiến máu khiến cơ thể mất đi một lượng máu nhất định, do đó sau khi hiến máu, đặc biệt là hiến máu vào ngày đèn đỏ, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục, ngăn ngừa thiếu máu như: 

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là một khoáng chất quan trọng giúp tạo ra hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó, sau khi hiến máu, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để bù đắp lượng sắt đã mất. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm:

  • Rau xanh đậm: rau bina, cải xoăn, cải bó xôi,…
  • Thịt bò, thịt lợn, thịt gà
  • Gan động vật
  • Cá ngừ
  • Sữa, sữa chua
  • Nho khô,…
Nên bổ sung thực phẩm giàu sắt sau hiến máu ngày đèn đỏ
Nên bổ sung thực phẩm giàu sắt sau hiến máu ngày đèn đỏ

Thực phẩm giàu vitamin C và axit folic

Vitamin C và axit folic giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Do đó, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và axit folic sau khi hiến máu. Một số thực phẩm giàu vitamin C và axit folic bao gồm:

  • Hải sản: cá hồi, tôm, cua,…
  • Trứng gà
  • Quả mọng nước: việt quất, dâu tây, mâm xôi,…
  • Đậu
  • Hạt ngũ cốc,…

⇒ Đọc thêm: Rong kinh nên ăn gì? Một số gợi ý dành cho bạn

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề đến tháng hiến máu được không? Thực tế, không có quy định nào nói rằng phụ nữ đến tháng không thể hiến máu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe chị em nên cân nhắc hiến máu sau khi hết kinh từ 7 ngày trở lên. Nếu còn thắc mắc gì cần được giải đáp thêm, chị em hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn thêm nhé.

Nguồn tham khảo

Can You Donate Blood During Periods? (2023). Cambiowoman. Truy cập ngày 20/11/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collasun

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 575,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Mỹ phẩm

Gel tri seo Esunvy

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng