Tại sao phải tiêm vacxin cho bà bầu? Bầu không tiêm phòng có sao không?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số loại vắc xin còn có khả năng giúp thai tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc tiêm vacxin cho bà bầu không những đem lại lợi ích sức khỏe trực tiếp cho mẹ mà còn cho cả thai nhi và trẻ sơ sinh thông qua miễn dịch thụ động khi mẹ bầu tiêm vắc xin sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể và chúng đi qua hàng rào nhau thai.

Tại sao phải tiêm vacxin cho bà bầu?

Vacxin là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật, có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh. Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, điều này khiến hệ thống miễn dịch của mẹ bị suy giảm, rất dễ mắc các bệnh lây truyền bởi các virus, vi khuẩn. Việc tiêm chủng có tác dụng trong việc bảo vệ cả mẹ và bé khỏe mạnh.

Bạn có biết rằng em bé được miễn nhiễm bệnh tật từ mẹ khi mang thai? Nếu mẹ bầu được tiêm đầy đủ vắc xin trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ tạo được miễn dịch thụ động. Khả năng miễn dịch này có thể bảo vệ bé khỏi một số bệnh trong vài tháng đầu đời, nhưng nó sẽ giảm dần theo thời gian.

Tại sao cần tiêm vacxin cho bà bầu?
Tại sao cần tiêm vacxin cho bà bầu?

Trước khi tiêm vacxin cho bà bầu cần làm những gì?

Dù là phụ nữ mang thai hay bất kỳ đối tượng nào khi tiêm vắc xin cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo cho bác sĩ hay nhân viên y tế về những phản ứng dị ứng mà bạn đã từng gặp phải ở những lần tiêm phòng trước đây. Ngoài ra, thông báo cho bác sĩ về tất cả những đồ ăn, đồ uống mà có thể làm bạn dị ứng.
  • Khi đi tiêm phòng nên mang theo sổ tiêm chủng để giúp bác sĩ xác định rõ những mũi vacxin nào bạn đã tiêm hoặc chưa tiêm để có thể tiêm đúng và đủ liều.
  • Cần giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không ốm sốt (trên 38,5 độ C) trong thời gian tiêm vacxin cho bà bầu.

Các mũi tiêm vacxin trước khi mang thai

Trước khi tiêm phòng chị em sẽ được các bác sĩ khám, tư vấn, làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch với từng loại bệnh. Một số bệnh đã có vắc xin, phụ nữ nên tiêm chủng trước khi mang thai để phòng chống bệnh tật cho cả mẹ và con:

  • Rubella: 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai.
  • Sởi: Nếu bà mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao, hoặc có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và rubella chỉ với một mũi vắc xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella). Bạn nên tiêm vắc xin 3 trong 1 này cách ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.
  • Thủy đậu: Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn nên tiêm thêm một mũi tăng cường. Lưu ý: Tiêm trước khi mang thai ít nhất một tháng.
  • Ung thư cổ tử cung (HPV): Vắc xin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không được tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu. Phác đồ tiêm là 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin.
  • Viêm gan A: Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.

===>>> Xem thêm: Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào? Tiêm phòng cúm có an toàn không?

Các mũi tiêm vacxin cho bà bầu

Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng những mũi nào?
Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng những mũi nào?

Nếu bạn đang mang thai, có thể tiến hành tiêm một số loại vacxin dưới đây để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ:

  • Uốn ván: Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Phụ nữ trong tuổi sinh sản nên được tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27 – 36 của thai kỳ. Tổng số mũi tiêm phòng uốn ván là 5 mũi. Sau 5 lần, việc có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách thời gian bạn mang thai là bao lâu.
  • Viêm gan B: Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai. Lưu ý: Cần xét nghiệm trước khi tiêm và nên tiêm mũi cuối cách thời gian thụ thai khoảng 3 tháng là tốt nhất.
  • Cúm: Nếu mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu là biện pháp bảo vệ em bé khỏi tác nhân gây bệnh cúm trong vài tháng sau khi sinh.
  • Ho gà (Tdap): Bệnh ho gà có thể đe dọa tính mạng đối với trẻ sơ sinh, theo báo cáo có khoảng 7/10 trường hợp tử vong do ho gà là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Do vậy khi phụ nữ mang thai tiêm vắc xin ho gà trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ kích thích tạo ra các kháng thể bảo vệ và thông qua nhau thai em bé cũng nhận được những kháng thể này giúp em bé có sự bảo vệ ngắn hạn, sớm chống lại bệnh ho gà. CDC khuyến cáo nên chủng ngừa ho gà trong tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, nên tiêm càng sớm càng tốt.
  • Covid – 19: Cơ thể phụ nữ mang thai dễ nhiễm covid – 19 hơn so với những phụ nữ khác. Do đó, việc tiêm phòng covid – 19 cho phụ nữ mang thai là cần thiết.

===>>> Xem thêm: Tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu vào thời điểm nào? Giá bao nhiêu

Có cần tiêm vắc xin sau khi sinh con?

Theo báo cáo có một vài phụ nữ tiêm một số loại vắc xin ngay sau khi sinh. Tiêm phòng sau sinh sẽ giúp bảo vệ mẹ khỏi bị ốm và sẽ truyền một số kháng thể cho trẻ qua sữa mẹ nếu trẻ đang bú sữa mẹ. Tiêm phòng sau khi mang thai rất quan trọng đối với các mẹ không tiêm một số loại vắc xin trước hoặc trong khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ sẽ không nhận được kháng thể bảo vệ ngay lập tức mà phải mất khoảng 2-4 tuần sau khi tiêm cơ thể mới tạo ra kháng thể.

Phụ nữ có cần tiêm phòng sau khi sinh con không?
Phụ nữ có cần tiêm phòng sau khi sinh con không?

Thời điểm tiêm chủng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

Trong suốt thai kỳ bạn luôn theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của em bé và háo hức đếm ngược từng ngày để chào đón đứa con bé bỏng của mình. Thời điểm tiêm chủng cũng rất quan trọng mà bạn cần quan tâm theo dõi. Dưới đây là khoảng thời gian thích hợp để tiến hành tiêm chủng cho bà bầu:

  • Các mùa cúm diễn ra vào các khoảng thời gian khác nhau nhưng CDC khuyến cáo nên chủng ngừa cúm vào cuối tháng 10 (vào mùa thu), bất kể bạn đang ở giai đoạn nào trong thai kỳ. Tiêm cúm vào thời điểm này giúp bạn được bảo vệ trước khi dịch cúm bắt đầu gia tăng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm phòng cúm muộn hơn, tức là vào mùa đông hay mùa xuân.
  • CDC khuyến cáo nên tiêm vắc xin ho gà (Tdap) trong tam cá nguyệt thứ ba. Tiêm Tdap từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36, tiêm càng sớm càng tốt. Mẹ sẽ truyền cho em bé một lượng kháng thể bảo vệ lớn để giúp bảo vệ em bé khi mới chào đời.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về việc tiêm vắc xin cho bà bầu, bạn có thể tham khảo để trau dồi thêm kiến thức để chuẩn bị tâm lý cho quá trình sinh nở. Bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 để được giải đáp.

Nguồn tham khảo

Vaccines During and After Pregnancy, Page last reviewed: November 9, 2021. Truy cập vào ngày 25/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng