Mỗi khi tới kỳ kinh, chị em gặp phải các cơn đau ở vùng bụng dưới. Đây chính là những cơn đau bụng kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của chị em. Hãy cùng Dược phẩm Tín Phong tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này để biết cách khắc phục đau bụng kinh an toàn và hiệu quả nhé!
Đau bụng kinh là gì?
Theo các chuyên gia, đau bụng kinh là cơn đau nhói, âm ỉ hoặc dữ dội, co thắt hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới do sự co bóp của tử cung gây ra. Cơn đau bụng kinh thường xuất hiện trước hoặc trong những ngày hành kinh.
Tùy thuộc vào mức độ đau bụng kinh của mỗi người sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Nhẹ thì mệt mỏi, khó chịu, nặng thì không thể làm việc hoặc sinh hoạt như bình thường.
Dấu hiệu đau bụng kinh
Thông thường khi bị đau bụng kinh, chị em sẽ nhận thấy những biểu hiện điển hình như:
– Đau âm ỉ, liên tục ở vùng bụng dưới hoặc đau quặn thắt, dữ dội từ 1 đến 3 ngày trước kỳ kinh và giảm dần sau 2-3 ngày.
– Đau nhói hoặc có thể bị chuột rút ở bụng dưới, lan xuống vùng thắt lưng và vùng đùi.
Bên cạnh đó, chị em còn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, táo bón hoặc phân lỏng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
Nguyên nhân đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu tự nhiên của cơ thể, xuất hiện vào ngày đầu tiên của chu kỳ và có thể được cải thiện (mất dần) theo tuổi và sau sinh. Nhưng nó cũng là biểu hiện cảnh báo bất thường ở tử cung – phần phụ như:
– Sự co thắt quá mức của tử cung
– Lạc nội mạc tử cung
– U xơ tử cung
– U nang buồng trứng
– Bệnh viêm vùng chậu
– Hẹp cổ tử cung
– Dị tật bẩm sinh ở tử cung
– Do tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai.
– Do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học hàng ngày
– Các yếu tố tâm lý
===>>> Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả
Cách điều trị đau bụng kinh
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau bụng kinh sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp:
Dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa
– Sử dụng thuốc giảm đau
Nhiều chị em sử dụng thuốc giảm đau không Steroid như Acetaminophen (Paracetamol). Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự sản xuất prostaglandin, một chất gây đau trong những ngày có kinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm loét dạ dày tá tràng, biến chứng thủng dạ dày ở người viêm loét dạ dày, viêm gan, hoại tử thận… Do đó, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ một loại thuốc gì để giảm đau bụng kinh.
– Thuốc tránh thai
Có chứa hormone ngăn ngừa rụng trứng giúp làm giảm mức độ của các cơn đau bụng kinh.
=>> Sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh cũng ít được khuyến khích sử dụng vì nó có thể gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, mang thai sau này của nữ giới, làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
– Phẫu thuật
Nếu các cơn đau bụng của bạn là do gặp phải các rối loạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, thì thực hiện các phẫu thuật sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau bụng của bạn.
=>> Tuy nhiên, phương pháp này cũng được hạn chế, chỉ sử dụng khi các loại thuốc điều trị bệnh sản phụ khoa không hiệu quả..
Cách giảm đau bụng kinh tại nhà
– Sử dụng nhiệt: Dùng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc miếng dán nhiệt đặt trên bụng dưới của bạn có thể giúp làm giảm cơn đau bụng và làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
– Massage vùng bụng: Đau bụng kinh khiến vùng bụng dưới khó chịu, căng tức. Do đó chị em có thể massage vùng bụng theo hình vòng tròn có thể giúp làm giảm co thắt tử cung, giảm đau bụng kinh hiệu quả.
– Uống nước ấm hoặc trà ấm như trà hoa cúc, trà gừng: Uống nước ấm hoặc các loại trà thanh nhiệt, giữ ấm cơ thể có khả năng giúp giảm đau bụng và các triệu chứng khác trong kỳ kinh.
– Tập yoga: Các động tác yoga giúp giãn cơ và giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau bụng kinh.
– Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên: Một số loại thảo dược được nhiều người sử dụng để giảm đau bụng kinh, ổn định kỳ kinh như ích mẫu, ngải cứu, bạc hà, húng quế…
+ Ích mẫu: Ngắt lấy nắm cây ích mẫu (khoảng 20g nếu lá khô), nấu cùng 1 lít nước để uống.
+ Ngải cứu: Ngắt ngải cứu tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước uống 2-3 lần/ ngày.
+ Rễ cam thảo: Có tác dụng giảm đau, làm dịu cơn co thắt và tăng cường tuần hoàn máu. Chị em dùng rễ cam thảo sắc với nước uống hoặc hãm thành trà để uống hàng ngày cũng giúp giảm đau bụng kinh.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh có nguồn gốc thảo dược, chị em không cần phải uống thuốc giảm đau lo sợ tác dụng phụ hay mất thời gian sắc uống.
Ích Huyết Khang – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh hiệu quả đã được nhiều chị em tin dùng và đánh giá tốt.
Trong Ích Huyết Khang có chứa các vị dược liệu như ích mẫu, hương phụ, đương quy, xuyên khung, thục địa, ngải cứu… đều là những vị thảo dược tốt cho sức khỏe nữ giới.
Lưu ý khi bị đau bụng kinh
Để đau bụng kinh sớm kết thúc, ngoài việc áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh vừa nêu trên, chị em cũng cần lưu ý:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp.
– Tránh lao động quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều để tránh co thắt tử cung quá mức.
– Tránh vận động mạnh như chạy bộ, đạp xe, leo núi vì cũng khiến tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn.
– Tránh quan hệ tình dục hoặc tắm nước lạnh trong những ngày có kinh
– Hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt. Thay vào đó là bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, thực phẩm giàu canxi. Không hút thuốc lá hoặc uống rượu bia.
– Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý trong những ngày đầu kinh nguyệt.
– Duy trì tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian hành kinh.
– Không tự ý dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị nội tiết khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Dùng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ thảo dược cần dùng theo đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc sự tư vấn của dược sĩ.
– Chủ động theo dõi sức khỏe và thăm khám phụ khoa định kỳ.
Câu hỏi thường gặp về đau bụng kinh
Đau bụng kinh thường ở vị trí nào?
Đau bụng kinh thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, gần vùng chậu, có thể lan ra hai bên, kéo dài lên vùng lưng và đùi. Vị trí đau có thể khác nhau tùy theo từng người.
Tư thế nằm nào giúp giảm đau bụng kinh?
Để giảm tình trạng đau bụng kinh, chị em cũng có thể tham khảo những tư thế nằm phù hợp, không ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
– Nằm sấp: Nằm sấp và đặt gối dưới bụng để giảm áp lực và kích thích tuần hoàn máu.
– Nằm nghiêng và co người: Tư thế nằm này giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, giúp giảm dần tình trạng đau bụng kinh.
– Nằm ngửa và kê gối dưới chân: Tư thế nằm này giúp giảm tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi tới kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh có sao không?
Trong nhiều trường hợp bị đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có máu báo kinh nguyệt hoặc không trong kỳ kinh có thể do một vài nguyên nhân như:
– Rối loạn tiêu hóa: Khi bị táo bón, ợ nóng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, thực quản cũng có thể gây ra đau bụng dưới.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo cũng có thể gây đau bụng dưới.
– Tổn thương cơ bụng: Nhiều người đau bụng dưới âm ỉ là do tổn thương hoặc căng cơ bụng dưới.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau bụng kinh. Hy vọng với những thông tin hữu ích chia sẻ trong bài viết trên giúp chị em hiểu rõ về đau bụng kinh từ đó biết cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Để được tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được Dược sĩ chuyên môn giỏi giải đáp.
Nguồn tham khảo
- Dysmenorrhea (2022). Ncbi. Truy cập ngày 18/4/2023
- Traci C. Johnson, MD (2022). Menstrual Cramps. Webmd. Truy cập ngày 18/4/2023