Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp trước hoặc trong kỳ kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Vậy nguyên nhân đau bụng kinh là gì và cách giảm đau thế nào hiệu quả sẽ được Dược Tín Phong giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời độc giả cùng theo dõi nhé!
Theo các Chuyên gia Y tế, đau bụng kinh là cảm giác căng tức ở vùng bụng dưới (vị trí dưới rốn). Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đau bụng kinh có thể xuất hiện trước và trong những ngày đầu của kỳ kinh và giảm dần trong những ngày sau đó.
Nguyên nhân đau bụng kinh
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau bụng sau chu kỳ rụng trứng, không phải do bệnh lý ở tử cung – phần phụ. Cơn đau xuất hiện vào ngày đầu tiên của chu kỳ và có thể được cải thiện (mất dần) theo tuổi và sau sinh. Đây là vấn đề sinh lý bình thường của chị em trong độ tuổi sinh sản.
Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng đau bụng kinh liên quan đến một bất thường ở tử cung – phần phụ như mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc viêm nhiễm vùng chậu,… Cơn đau có thể bắt đầu ngay trước khi bắt đầu kinh nguyệt và kéo dài trong những ngày đầu có kinh hoặc tiếp tục tới khi kết thúc chu kỳ. Nếu đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát thường có xu hướng nặng dần theo thời gian.
Các bệnh lý sản phụ khoa gây đau bụng kinh thường gặp như:
– Lạc nội mạc tử cung: Khi mắc phải bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ khiến cho chị em bị đau bụng kinh dữ dội mỗi khi tới tháng. Lý do là bởi các tế bào nội mạc tử cung đi lạc ra các cơ quan khác như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang. Khi tới kỳ, các tế bào này sẽ bong ra gây chảy máu và viêm đau dữ dội, ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.
– U xơ tử cung: Phụ nữ có thể có một hoặc nhiều u xơ ở tử cung gây ra những cơn đau bụng dưới ngay cả khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh kéo dài và đau bụng kinh mỗi khi tới tháng.
– U nang buồng trứng: Khi noãn bên trong các nang trứng không được giải phóng hoặc túi hình thành của trứng không tan sau khi trứng giải phóng, có thể tạo thành u nang. U nang buồng trứng cũng khiến chị em bị đau bụng kinh dữ dội trong ngày “đèn đỏ”.
– Hẹp cổ tử cung: Những chị em cổ tử cung có kích thước quá nhỏ cũng dễ bị đau bụng kinh bởi cổ tử cung hẹp làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp lực tử cung.
– Viêm nhiễm vùng chậu: Nếu viêm nhiễm vòi trứng, viêm cổ tử cung hoặc viêm tử cung… cũng khiến chị em bị đau bụng dữ dội trước hoặc trong mỗi kỳ kinh.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân đau bụng kinh khác ít gặp hơn nhưng không phải không có là dị tật tử cung bẩm sinh, dính buồng trứng…
===>>>> Xem thêm: Tất tần tật về đau bụng kinh chị em cần biết
Đau bụng kinh do các yếu tố bên ngoài tác động
– Chế độ ăn uống: Một vài thói quen ăn uống không phù hợp mỗi ngày có thể khiến chị em gặp phải cơn đau bụng kinh âm ỉ hoặc dữ dội.
+ Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Mỡ động vật hoặc các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn… khiến chị em khó tiêu hóa, dễ bị đầy hơi, chướng bụng, nổi mụn khi tới tháng. Đặc biệt là lượng Acid arachidonic trong nhóm thực phẩm này có thể khiến cơ thể tăng tiết hormone prostaglandin khiến tử cung co bóp mạnh, tăng cảm giác đau bụng mỗi kỳ kinh.
+ Ăn nhiều thực phẩm mặn: Những thực phẩm nhiều muốn như đồ đóng hộp có thể khiến cơ thể bị giữ nước, làm tăng tình trạng đầu hơi, đau bụng âm ỉ. Tình trạng này thường gặp ở những chị em văn phòng, sinh viên thường xuyên ăn đồ ăn vặt đường phố…
+ Thực phẩm nhiều đường: Việc tiêu thụ nhiều đường cũng khiến cơn đau bụng kinh xuất hiện mỗi khi tới tháng. Bởi khi dung nạp quá nhiều đường vào trước hoặc trong thời gian hành kinh có thể làm thay đổi nồng độ hormone Progesterone và Estrogen trong cơ thể. Từ đó gây rối loạn nội tiết – một trong những yếu tố làm gia tăng các cơn đau bụng kinh.
+ Thực phẩm có tính lạnh: Một số thực phẩm có tính lạnh như rong biển, bí đao… hoặc thực phẩm để tủ lạnh như sữa chua, đá viên, các loại nước lạnh… có thể khiến cơn đau bụng kinh xuất hiện và kéo dài, dữ dội hơn.
+ Lạm dụng đồ uống có ga, có cồn như rượu bia, cà phê: Những loại đồ uống không tốt cho sức khỏe như nước ngọt có ga, rượu bia, cà phê có thể khiến tử cung bị kích thích, gây ra các cơn đau bụng kinh và làm tình trạng đau bụng kinh trầm trọng hơn.
– Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên thức khuya, ngủ không đúng giờ, không đủ giấc, căng thẳng mệt mỏi quá độ hoặc vận động thể dục thể thao quá sức… khiến không ít chị em bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh mỗi khi tới kỳ.
– Vòng tránh thai: Dụng cụ tránh thai được đặt trong tử cung, giúp trứng sau khi được thụ tinh không thể bám dính vào tử cung để phát triển, ngăn ngừa tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Thế nhưng, vòng tránh thai cũng làm một trong những yếu tố khiến chị em gặp phải cơn đau bụng kinh mỗi khi tới tháng.
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo khác như chu kỳ kinh không đều, chảy máu âm đạo bất thường, dịch âm đạo nhiều và có mùi khó chịu, đau đớn khi quan hệ tình dục…
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Vì vậy chị em có thể áp dụng theo những cách giảm đau bụng kinh dưới đây để vượt qua mùa dâu nhẹ nhàng.
Chườm nóng vùng bụng
Đây cũng là một trong những cách giảm đau bụng kinh đơn giản được nhiều chị em áp dụng. Chị em chỉ cần sử dụng túi chườm ấm hoặc chai nước ấm đặt vào vùng bụng đau. Nhiệt ấm từ túi chườm và chai nước sẽ tác động vào thành bụng, cải thiện tình trạng ứ trệ máu kinh, giảm dần tình trạng đau bụng kinh.
Ngoài ra, chị em có thể sử dụng cách ngâm mình trong nước ấm cũng giúp làm giãn cơ bụng, lưu thông máu trong cơ thể.
Massage vùng bụng
Massage theo vòng tròn tại vùng bụng bị đau vừa giúp làm ấm cùng bụng lại giúp thư giãn các cơ xương chậu, hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu để massage dễ dàng và tăng hiệu quả hơn, ví dụ tinh dầu hoa hồng, tinh dầu quế hoặc đinh hương.
Uống trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc cũng có công dụng giảm đau bụng kinh mà chị em nên áp dụng tại nhà như trà gừng, trà hoa cúc, trà quế… Hoặc chị em có thể uống các loại nước lá diếp cá, lá ngải cứu… cũng mang lại hiệu quả tương đương, giảm dần đau bụng kinh khi tới kỳ.
Với nguyên nhân đau bụng kinh do cơ địa, thói quen ăn uống và sinh hoạt… thì việc áp dụng các biện pháp giảm đau nêu trên có thể giúp giảm dần triệu chứng. Tuy nhiên với các cơn đau bụng dữ dội thì nhiều người tìm đến cách giảm đau bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược.
Uống thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin, Tylenol cũng có công dụng giảm đau bụng, giảm sưng viêm, đau cơ tức thì.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tổn hại dạ dày…
Sử dụng sản phẩm giảm đau bụng kinh từ thảo dược
Đây là cách giảm đau bụng kinh được đánh giá là an toàn cho mọi trường hợp bởi thành phần từ các vị thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt có nguồn gốc thảo dược, trong đó có Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang.
– Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giỏi, lựa chọn nguyên liệu kỹ càng tại những vùng trồng dược liệu sạch, an toàn cho sức khỏe của nữ giới như Ích mẫu, đương quy, xuyên khung, ngải cứu, hương phụ, thục địa.
– Quy trình sản xuất khép kín, trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO.
– Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và được các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ đánh giá cao và khuyên dùng: hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh
– Ích Huyết Khang được bào chế dưới dạng viên nang, đóng hộp 30 viên tiện lợi khi sử dụng. Chị em có thể mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc hoặc qua các kênh phân phối online để được giao tận nhà.
Dù nguyên nhân đau bụng kinh là gì, chị em cũng không được chủ quan vì tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý sản phụ khoa nguy hiểm. Vì thế, ngoài việc áp dụng các biện pháp giảm đau vừa nêu trên, các nàng cũng cần theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ.
Đặc biệt, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu: đau bụng kinh dữ dội với tần suất nhiều lần trong ngày hoặc đau trong vài ngày. Việc thăm khám kịp thời giúp bác sĩ phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Nguyên nhân đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả đã được Dược Tín Phong giải đáp trong bài viết trên. Thông qua bài viết này, chị em đã hiểu hơn về tình trạng đau bụng kinh cũng như lựa chọn cho mình biện pháp giảm đau phù hợp.
Nếu cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân đau bụng kinh hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm Ích Huyết Khang, độc giả vui lòng liên hệ hotline 1800 9229 để được Dược sĩ giỏi giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo
- Traci C. Johnson, MD (2022) Menstrual Cramps. Webmd. Truy cập ngày 19/5/2023
- Period pain Nhs. Truy cập ngày 19/5/2023