Hiểu về rong kinh sau sinh: Nguyên nhân và cách cải thiện

Rong kinh sau sinh là một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt của các bà mẹ sau khi sinh con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách cải thiện rong kinh sau sinh phổ biến hiện nay để giúp các bà mẹ tự tin hơn. Cùng tìm hiểu ngay với Dược phẩm Tín Phong nhé.

Rong kinh sau sinh là gì? Biểu hiện ra sao?

Rong kinh sau sinh là gì? Biểu hiện ra sao?
Rong kinh sau sinh là gì? Biểu hiện ra sao?

Thông thường, chị em sẽ có kinh sau khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi sinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình mang thai và cho con bú dẫn tới lượng hormon trong cơ thể thay đổi khiến nhiều người bị rong kinh sau sinh. 

Rong kinh sau sinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh, với biểu hiện điển hình là chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trên 7 ngày, có thể lên tới nửa tháng, lượng máu kinh trong một chu kỳ cũng nhiều hơn bình thường (thường là trên 80ml). Rong kinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau sinh do lúc này, cơ thể chị em thúc đẩy quá trình đào thải máu và mô thừa tử cung ra ngoài. Tình trạng này xảy ra cả ở phụ nữ sinh thường và sinh mổ.

Một số biểu hiện điển hình để nhận biết rong kinh sau sinh như: 

  • Thời gian hành kinh không đều, thường sẽ kéo dài trên 7 ngày.
  • Mức độ kinh nguyệt thay đổi: Lượng máu kinh tăng so với thời điểm trước sinh.
  • Có thể kèm theo cảm giác đau bụng, đau lưng.
  • Máu kinh có thể có màu đen bất thường, có cục máu đông, có/ không có mùi.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, stress, khó tập trung, giảm hiệu quả công việc.

⇒ Xem thêm: Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân dẫn tới rong kinh sau sinh

Nguyên nhân gây rong kinh sau sinh
Nguyên nhân gây rong kinh sau sinh

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rong kinh sau sinh, trong đó một số nguyên nhân phổ biến là do: sự thay đổi nồng độ hormone, tâm lý căng thẳng, stress hay một số bệnh lý,…

Sự thay đổi nồng độ hormone sau sinh

Khi mang thai, cơ thể sản xuất ra một lượng lớn hormone estrogen và progesterone để duy trì sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sau khi sinh, nồng độ hai hormon này giảm xuống một cách nhanh chóng và cơ thể cần thời gian để điều chỉnh lại sự cân bằng hormone. Trong giai đoạn này, lượng hormon không đủ để đảm bảo cho việc duy trì và phát triển lớp niêm mạc tử cung. Do đó, lớp niêm mạc không được nuôi dưỡng một cách bền vững khiến chúng dễ bong ra và gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, việc mẹ cho con bú sau sinh cũng kích thích cơ thể mẹ sản xuất một lượng lớn hormone prolactin – liên quan đến quá trình tiết sữa của mẹ. Hormon này lại ức chế quá trình sản xuất hai hormon là estrogen và progesterone làm cho tình trạng rong kinh sau sinh càng trở nên phổ biến hơn.

Stress và mệt mỏi kéo dài

Việc căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng không hề nhỏ tới hoạt động của hệ thống thần kinh và việc bài tiết hormone của cơ thể. Khi cơ thể mẹ bỉm trải qua stress sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều hormone stress là cortisol, điều này làm giảm tiết hormon khác của cơ thể là estrogen và progesterol. Việc mệt mỏi, thiếu ngủ và sự bất thường tâm lý đều có thể là nguyên nhân dẫn tới rong kinh sau sinh ở nhiều chị em.

Stress và mệt mỏi kéo dài có thể gây rong kinh ở phụ nữ sau sinh
Stress và mệt mỏi kéo dài có thể gây rong kinh ở phụ nữ sau sinh

Do bệnh lý

Nhiều bệnh lý gây tổn thương buồng trứng, tử cung có thể là nguyên nhân gây rong kinh sau sinh ở nhiều người như: 

  • Viêm nhiễm tử cung: Sau sinh, cơ thể mẹ trở nên mẫn cảm và dễ bị viêm nhiễm hơn bình thường. Một số loại viêm như: viêm tử cung sau sinh, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc tử cung, gây ra tình trạng rong kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Bệnh phụ khoa: Mặc dù không phổ biến, nhưng nhiều bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… có thể biểu hiện bằng tình trạng rong kinh, kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày ở phụ nữ. 

Bệnh tuyến giáp: Tình trạng suy giáp cũng có thể dẫn tới rong kinh sau sinh. Việc tuyến giáp không hoạt động bình thường ảnh hưởng tới quá trình tiết hormon của cơ thể gây ra các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Vết thương sau sinh, phẫu thuật sinh con

Vết thương hình thành trong quá trình chuyển dạ hoặc việc phẫu thuật trong quá trình sinh con có thể gây ra tổn thương và thay đổi cấu trúc tử cung, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và gây rong kinh.

Do thuốc tránh thai

Nhiều chị em lựa chọn thuốc tránh thai như một giải pháp hàng đầu để ngăn việc mang thai ngoài ý muốn khi mới sinh em bé. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể dẫn tới sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục của cơ thể, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp nên có thể dẫn tới rong kinh ở nhiều người.

Cách cải thiện rong kinh sau sinh

Bạn nên đi khám nếu xuất hiện dấu hiệu rong kinh sau sinh
Bạn nên đi khám nếu xuất hiện dấu hiệu rong kinh sau sinh

Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rong kinh sau sinh và mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị khác nhau. Vì vậy, chị em nên đi khám bác sĩ khi bị rong kinh sau sinh để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Nếu rong kinh do bệnh lý gây ra, việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ là bắt buộc. Chị em có thể chỉ cần uống thuốc để cải thiện nhưng nhiều bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa. Điều này tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Khi điều trị khỏi nguyên nhân, tình trạng rong kinh của chị em sẽ tự hết.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân rong kinh sau sinh là do sự rối loạn nội tiết tố, chị em có thể tham khảo một số cách sau:

  • Thay đổi lối sống: Tạo môi trường thuận lợi cho cơ thể hồi phục và cân bằng hormone. Chị em nên hạn chế stress và tạo một lịch trình ngủ ổn định, nên đi ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được thả lỏng.
  • Bổ sung dinh dưỡng đúng cách: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cơ thể có đủ vitamin, protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn và thức ăn chế biến sẵn. 
  • Luyện tập thể dục thể thao: Bạn nên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga hay đi bộ, chạy bộ,… mỗi ngày từ 30 phút đến 1 tiếng.
  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang để cải thiện các triệu chứng rong kinh, hỗ trợ bổ huyết, điều kinh,…
  • Đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm một lần.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh trong những ngày đến tháng, nên thay băng vệ sinh thường xuyên.

⇒ Xem thêm: Rong kinh nên ăn gì? Một số gợi ý dành cho bạn

Hy vọng, những thông tin trên về tình trạng rong kinh sau sinh đã cung cấp cho chị em một cái nhìn phổ quát nhất. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rong kinh sau sinh và mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị khác nhau, chị em cần đi khám để biết được nguyên nhân cũng như hướng xử trí phù hợp. Nếu chị em còn thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được giải đáp nhiều hơn.

Nguồn tham khảo

  1. Rong kinh sau sinh xuất hiện ở nữ giới như nào. Sở y tế Quảng Bình. Truy cập ngày 19/07/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng