Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu giữa kỳ kinh

Hiện tượng ra máu giữa kỳ kinh thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chị em đang gặp vấn đề nào đó. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Thế nào được xác định là ra máu giữa kỳ kinh

Ra máu giữa kỳ kinh là hiện tượng âm đạo ra máu bất thường, xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày, với ngày hành kinh kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Chảy máu giữa kỳ kinh có thể chỉ là những đốm nhỏ rải rác hoặc cũng có thể chảy như khi hành kinh nhưng số ngày xuất huyết ít hơn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Nếu chảy máu giữa kỳ kinh chỉ là những đốm nhỏ, không kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, sốt,… thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều, kéo dài nhiều ngày và có kèm theo các triệu chứng khác thì cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến ra máu giữa kỳ kinh

Nguyên nhân dẫn đến ra máu giữa kỳ kinh
Nguyên nhân dẫn đến ra máu giữa kỳ kinh

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là một tình trạng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này:

Do các biện pháp tránh thai sử dụng nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết. Các biện pháp tránh thai nội tiết như: viên uống tránh thai, miếng dán tránh thai, que cấy tránh thai, tiêm thuốc tránh thai,… có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, dẫn đến tình trạng máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, việc quên thuốc thuốc tránh thai cũng có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormon của cơ thể và gây ra tình trạng ra máu giữa kỳ kinh.

Trong trường hợp ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt do sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, hiện tượng này thường sẽ tự biến mất sau một vài tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng bất thường khác như đau bụng, tức ngực, chảy máu nhiều, thay đổi thị lực, hoặc xảy ra nhiều lần trong chu kỳ kinh, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa phổ biến, xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài lòng tử cung. Mô nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, chịu trách nhiệm cho hiện tượng kinh nguyệt. Khi mô nội mạc tử cung phát triển ở những vị trí bất thường, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt ra nhiều kéo dài, ra máu giữa kỳ kinh. 

Ra máu giữa kỳ kinh do lạc nội mạc tử cung
Ra máu giữa kỳ kinh do lạc nội mạc tử cung

Do viêm nhiễm hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ra máu giữa kỳ kinh có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,….

Để nhận biết tình trạng ra máu giữa kỳ kinh do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra, chị em có thể quan sát thêm các biểu hiện đi kèm như: đau rát vùng chậu, tăng tiết dịch âm đạo, dịch âm đạo có mùi hôi, nước tiểu đục,…

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Polyp tử cung

Polyp tử cung là một loại khối u lành tính hình thành trên cổ tử cung. Chúng có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm và có thể đơn độc hoặc mọc thành chùm. Polyp tử cung thường có màu hồng hoặc đỏ, mềm và dễ chảy máu khi chạm vào. Chúng có thể nằm trên bề mặt cổ tử cung hoặc bên trong ống cổ tử cung.

Polyp tử cung thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh.
  • Đau hoặc rát vùng chậu.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, nhiều yếu tố cũng có thể dẫn tới tình trạng ra máu giữa kỳ kinh. Những đối tượng dễ bị thay đổi nội tiết tố như: bạn gái mới bước vào giai đoạn dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh, người tăng cân, giảm cân đột ngột, stress trong thời gian dài,… đều có thể xuất hiện tình trạng chảy máu giữ chu kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra máu giữa kỳ kinh
Rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra máu giữa kỳ kinh

⇒ Đọc thêm: Lượng máu mất khi hành kinh: Chìa khóa vàng theo dõi sức khỏe sinh sản

Ra máu giữa kỳ kinh nên làm gì?

Ra máu giữa kỳ kinh có thể chỉ là sự rối loạn nội tiết cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó mà cơ thể đang mắc phải. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng băng vệ sinh để kiểm tra lượng máu và tính chất của máu.
  • Theo dõi cơ thể để xem có kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, ngứa vùng kín hay không.
  • Nếu tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây chảy máu giữa kỳ kinh và đề ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh kéo dài, chị em nên đi khám sớm
Nếu tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh kéo dài, chị em nên đi khám sớm

Nếu nguyên nhân gây chảy máu giữa kỳ kinh chỉ là do suy giảm nội tiết tố, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung nội tiết tố. Với những trường hợp do bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

⇒ Đọc thêm: Chế độ ăn điều hòa kinh nguyệt không phải ai cũng biết

Nếu chị em gặp phải tình trạng ra máu giữa kỳ kinh thì tuyệt đối không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh lý nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, viêm nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tình dục,… Tốt nhất, khi nhận thấy dấu hiệu ra máu giữa kỳ kinh đi kèm với các biểu hiện bất thường khác, chị em nên đi khám sớm. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, chị em có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được tư vấn thêm.

Nguồn tham khảo

  1. Thu Linh. Ra máu giữa kỳ kinh có phải là biểu hiện bệnh lý? (2023). Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Truy cập ngày 12/09/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zimega-3 Kids

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(6 đánh giá) 245,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng