Mách bạn cách giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung

Cảm giác đau quằn quại khi tới tháng, đau khi quan hệ hay thỉnh thoảng đau vùng chậu do lạc nội mạc tử cung gây ra khiến không ít chị em sợ hãi, ám ảnh. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Cùng tham khảo cách giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ. Nội mạc tử cung bình thường chỉ phát triển bên trong tử cung, nhưng trong trường hợp lạc nội mạc tử cung, các tế bào này có thể di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể, chẳng hạn như buồng trứng, ống dẫn trứng, dây chằng tử cung, phúc mạc, trực tràng, bàng quang,…

Một số dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung thường bao gồm:

  • Đau vùng chậu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể lan đến lưng dưới, đùi, hoặc cả hông.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Đau khi quan hệ tình dục có thể do mô lạc nội mạc phát triển ở âm đạo, cổ tử cung, hoặc các cơ quan xung quanh.
  • Khó đi tiểu hoặc đi đại tiện: Mô lạc nội mạc có thể phát triển ở bàng quang hoặc trực tràng, gây khó khăn khi đi tiểu hoặc đi đại tiện.
  • Mệt mỏi: Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn kinh nguyệt có thể bao gồm chảy máu kinh nguyệt nhiều, kinh nguyệt kéo dài hoặc kinh nguyệt không đều.
  • Vô sinh: Lạc nội mạc tử cung có thể gây dính buồng trứng, làm cản trở quá trình thụ thai.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là gì?

⇒ Đọc thêm: Lạc nội mạc tử cung: “Kẻ thù” âm thầm của phụ nữ

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, bệnh có thể là do sự kết hợp của các yếu tố sau:

  • Trào ngược kinh nguyệt: Đây là nguyên nhân được cho là phổ biến nhất. Khi máu kinh chảy ngược từ tử cung qua ống dẫn trứng vào khoang bụng, các tế bào nội mạc tử cung có thể bám vào các cơ quan khác trong vùng chậu và phát triển thành các sang thương lạc nội mạc.
  • Yếu tố di truyền: Lạc nội mạc tử cung có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn bị lạc nội mạc tử cung, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có thể không nhận ra và tiêu diệt các tế bào nội mạc tử cung lạc chỗ, khiến chúng có thể tiếp tục phát triển.
  • Nồng độ hormone estrogen cao: Estrogen là một loại hormone quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ estrogen cao có thể thúc đẩy sự phát triển của lạc nội mạc tử cung.
Trào ngược kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây lạc nội mạc tử cung
Trào ngược kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây lạc nội mạc tử cung

Cách giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung

Đau do lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của chị em. Nhìn chung, chị em có thể sử dụng một số biện pháp giảm đau sau để cải thiện tình trạng của mình:

Giảm đau bằng thuốc Tây y

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (NSAIDs): Đây là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị đau do lạc nội mạc tử cung. NSAIDs có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Một số loại NSAIDs phổ biến bao gồm ibuprofen, naproxen và diclofenac,…
  • Thuốc tránh thai kết hợp: Thuốc tránh thai kết hợp cũng có tác dụng giảm đau do lạc nội mạc tử cung. Thuốc tránh thai kết hợp hoạt động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng, từ đó làm giảm lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Estrogen và progesterone là những hormone có thể góp phần gây ra đau do lạc nội mạc tử cung.
  • Thuốc nội tiết khác: Ngoài NSAIDs và thuốc tránh thai kết hợp, một số loại thuốc nội tiết khác cũng có thể được sử dụng để điều trị đau do lạc nội mạc tử cung như progestins, kháng progestins,..
Uống thuốc để giảm đau do lạc nội mạc tử cung
Uống thuốc để giảm đau do lạc nội mạc tử cung

Giảm đau bằng thuốc Đông y

Ngoài thuốc Tây y, đông y cũng là một phương pháp điều trị đau bụng do lạc nội mạc tử cung. Các bài thuốc Đông y có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố, giảm đau, chống viêm, và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y có thể giúp giảm đau do lạc nội mạc tử cung:

  • Bài thuốc từ lá ngải cứu: Lá ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, và chống viêm. Cách dùng: Lấy 10 – 15 gram lá ngải cứu tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc từ gừng tươi: Gừng tươi có tác dụng giảm co thắt cơ tử cung và tăng cường lưu thông khí huyết. Gừng tươi còn có khả năng chống viêm mạnh, từ đó giúp giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung, chống buồn nôn và đau đầu. Cách dùng: Lấy 5 – 10 gram gừng tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng bụng dưới.

Một số biện pháp giảm đau khác

Một số phụ nữ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị thay thế và bổ sung để giảm đau và các triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thay thế và bổ sung được sử dụng phổ biến cho lạc nội mạc tử cung:

  • Châm cứu: Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng châm cứu có thể giúp giảm đau do lạc nội mạc tử cung.
  • Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS): TENS là một thiết bị phát ra dòng điện ở cường độ thấp giúp giảm đau và thư giãn các cơ.
  • Giảm đau bằng nhiệt: Chườm nóng và tắm nước ấm có thể giúp thư giãn các cơ đang co thắt và từ đó giảm đau.
  • Giảm stress: Stress có thể gây phản ứng viêm mãn tính và cũng ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể. Các kỹ thuật thư giãn chẳng hạn như thiền, yoga và tập thể dục sẽ giúp giảm stress, từ đó giảm viêm và giữ cho nồng độ hormone ở mức ổn định.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm đau, giảm viêm và cải thiện chức năng sinh sản.
Tập thể dục để cải thiện cơn đau do lạc nội mạc tử cung
Tập thể dục để cải thiện cơn đau do lạc nội mạc tử cung

⇒ Đọc thêm: Mách bạn 6 mẹo hay giảm đau bụng kinh mà không phải ai cũng biết

Nhìn chung, có khá nhiều cách giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung. Mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng của mình. Điều quan trọng là chị em cần lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân đồng thời tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được tư vấn thêm nhé.

Nguồn tham khảo

  1. Endometriosis: Pain Management for Adult Women. Brighamandwomens. Truy cập ngày 27/10/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Evatinfo

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 580,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dạng bào chế: Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên
Thêm vào giỏ hàng