Bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? – Bật mí cách ăn uống cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai quyết định lớn đến cân nặng cũng như sức khỏe của thai nhi. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về vai trò của dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đối với sức khỏe của 2 mẹ con. Hãy cùng tìm hiểu xem “mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ” trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi

Chế độ dinh dưỡng quyết định đến cân nặng sau khi chào đời của trẻ:

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng khi mẹ có chế độ dinh dưỡng đúng đủ thì sẽ đảm bảo cho cân nặng của thai nhi được tăng trưởng tốt, kể cả bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bà bầu không bổ sung đủ dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ đẻ non, con sinh ra nhẹ cân.

Dinh dưỡng trong thai kỳ giúp phòng ngừa một số dị tật bẩm sinh:

Trong quá trình mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, nếu dinh dưỡng mẹ bầu không đủ sẽ dẫn đến sức đề kháng giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. 

Đặc biệt, việc thiếu acid folic trong những ngày đầu thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến các dị tật như tim bẩm sinh, hở hàm ếch, vô sọ, nứt đốt sống ở thai nhi.

Ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của trẻ:

Mầm mống não của thai nhi đã được hình thành ngay từ ngày thứ 18 của thai kỳ và đến tháng thứ 3 của thai kỳ, não bộ của thai nhi đã có đủ các thành phần.

Tuần thứ 20 là cột mốc quan trọng khi mà não bộ của thai nhi tăng trưởng mạnh về khối lượng và các chức năng đã dần được hoàn thiện. Acid folic, Vitamin B6, B12, Đồng, Iot, Mangan, Vitamin D, Cholin, Sắt, Kẽm…, đặc biệt là DHA là những vi chất cần thiết cho quá trình trưởng thành não bộ của thai nhi.

Liên quan đến 1 số bệnh mạn tính khi trưởng thành:

Nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai của người mẹ cho thấy khi mẹ thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose. Mặt khác, nếu mẹ thiếu vi chất ở giai đoạn đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn khi trưởng thành.

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi
Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt và tạo tiền đề cho cuộc vượt cạn diễn ra thuận lợi. Những vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ đến mẹ bầu là:

Giúp mẹ tăng cân phù hợp:

Thông thường khi mang thai một bà mẹ sẽ tăng từ 10 đến 12kg bao gồm bào thai, nước ối, nhau thai, máu, dịch mô, vú, tử cung… Việc có một thực đơn phù hợp sẽ giúp mẹ tăng cân hợp lý và góp phần hạn chế tai biến sản khoa cho mẹ.

Tăng khả năng tạo sữa cho mẹ bầu sau sinh:

Dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ dự trữ đủ các chất để phục vụ cho quá trình tạo ra sữa sau khi sinh con. Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, cơ thể sẽ không đủ khả năng tạo đủ số lượng và chất lượng sữa cho con.

Dinh dưỡng đúng, đủ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc một số bệnh:

Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng sẽ làm suy giảm miễn dịch ở cả mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, chế độ ăn nghèo sắt, kẽm, canxi… có thể gây ra một số bệnh như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, huyết áp tăng, loãng xương sau sinh.

Lầm tưởng về dinh dưỡng thai kỳ khiến mẹ tăng cân nhưng con thiếu chất

Trước khi tìm hiểu bầu ăn gì để thai nhi tăng cân thì chúng ta cần nắm được những sai lầm thường gặp về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai khiến mẹ tăng cân nhưng con lại thiếu chất.

Ăn cho cả hai người

Trong trong những lầm tưởng đầu tiên về dinh dưỡng cho bà bầu chính là khi mang thai cần phải ăn thật nhiều, gấp đôi bình thường vì ăn cho cả 2 mẹ con.

Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định: Ăn quá nhiều chưa chắc đã tốt bởi khi bổ sung quá lượng dinh dưỡng cần thiết có thế khiến mẹ bầu bị béo phì, thai nhi quá to dẫn đến khó sinh. Bà bầu cần bổ sung vi chất, chất dinh dưỡng đúng đủ theo từng giai đoạn thai kỳ.

Bởi với mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện nhất về tinh thần, thể chất, trí tuệ.

Nếu mẹ chỉ ăn nhiều nhưng không cân đối thì chỉ có mẹ tăng cân còn thai nhi không thể nhận được các chất dinh dưỡng mẹ đã ăn dẫn đến thiếu chất.

Chia nhỏ bữa ăn nhưng lại tăng ăn đồ ăn vặt

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ bầu rằng: Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính. Bao gồm: Bữa sáng, bữa phụ sáng, bữa trưa, bữa phụ chiều, bữa tối, bữa phụ đêm.

Việc mẹ chia nhỏ bữa ăn như vậy sẽ giúp có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con mỗi ngày. Đồng thời, điều này cũng giúp ổn định đường huyết, bớt ốm nghén và giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa.

Tuy nhiên, lời khuyên trên không có nghĩa là mẹ bầu tăng đồ ăn vặt mỗi ngày lên. Thực tế, những đồ ăn vặt chứa nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa,… là những thực phẩm mẹ cần cắt giảm khi mang thai.

Những hậu quả của việc mẹ bầu bị thừa cân, béo phì

Thừa cân khi mang thai mang đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Những hậu quả của việc mẹ bầu bị thừa cân, béo phì
Những hậu quả của việc mẹ bầu bị thừa cân, béo phì

Ảnh hưởng đến sản phụ

Béo phì khi mang bầu khiến mẹ có nguy cơ gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe như:

Tiểu đường thai kỳ:

Bệnh lý này gặp phải trong thời kỳ mang thai và có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. Mặc dù tiểu đường thai kỳ sẽ hết khi mẹ kết thúc thai kỳ, tuy nhiên bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng sẽ có khả năng mắc tiểu đường trong tương lai hơn. Tình trạng này có thể di truyền sang con. Phụ nữ mang thai bị béo phì được khuyến cáo nên sàng lọc bệnh tiểu đường sớm để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tiền sản giật:

Đây là một rối loạn liên quan đến tình trạng cao huyết áp khi mang thai, có thể xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Tiền sản giật có thể gây ra bệnh lý suy gan, suy thận, co giật hay dẫn đến đột quỵ. Bà mẹ bị tiền sản giật cần phải điều trị để tránh các biến chứng sau này. Em bé có bà mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ sinh non khá cao.

Ngưng thở khi ngủ:

Tình trạng ngưng thở xảy ra khi mẹ bầu ngủ có liên quan đến béo phì. Khi mang thai, hiện tượng này không chỉ gây mệt mỏi mà còn gây tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Béo phì, thừa cân khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn gây ra nhiều hệ lụy đến thai nhi:

Thai bị sảy: Tỉ lệ thai nhi bị sảy ở những bà mẹ bị béo phì khi mang bầu cao hơn bình thường.

Dị tật bẩm sinh: Những em bé được sinh ra từ các bà mẹ thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn như dị tật ở tim hay ống thần kinh.

Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: Việc bà mẹ có quá nhiều mỡ cũng gây ra những khó khăn trong việc chẩn đoán một số vấn đề nhất định cho thai nhi. Kiểm tra nhịp tim của em bé trong quá trình chuyển dạ cũng gặp khó khăn hơn khi sản phụ béo phì.

Thai nhi quá to: Em bé quá lớn gây tăng nguy cơ bị chấn thương trong quá trình vượt cạn của mẹ. Ngoài ra, trẻ sinh ra quá lớn cũng có nguy cơ béo phì, bệnh lý tim mạch về sau.

Sinh non tháng: Các vấn đề liên quan đến tình trạng béo phì khi mang thai có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh non thường sẽ có sức khỏe kém hơn các bé sinh đủ tháng.

Thai chết lưu: Thai nhi có nguy cơ chết lưu càng cao khi mẹ bầu có chỉ số BMI càng cao.

Thừa cân khi mang thai gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi
Thừa cân khi mang thai gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi

Nguyên tắc ăn uống cho mẹ bầu để vào con không vào mẹ

Một chế độ dinh dưỡng tốt khi mang bầu sẽ bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết và sự cân bằng giữa các nhóm chất. Vì vậy, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm đường bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cho sức khỏe của 2 mẹ con.

Một số nguyên tắc để thai nhi tăng cân mà mẹ dáng vẫn đẹp là:

Chia nhỏ bữa ăn

Việc chia nhỏ thành 6 bữa thay vì 3 bữa chính sẽ giúp đảm bảo hấp thu cũng như có đủ dưỡng chất cho 2 mẹ con trong suốt ngày dài.

Ăn uống đa dạng

Việc đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp mẹ bổ sung được nhiều loại chất dinh dưỡng hơn, tránh tình trạng thừa hay thiếu vi chất.

Định lượng khẩu phần ăn

Việc định lượng khẩu phần ăn của mỗi bữa là rất cần thiết để giúp mẹ cân bằng đủ các nhóm chất cần thiết, tránh hiện tượng thừa cân cho mẹ, thiếu chất cho con. Mỗi bữa, khẩu phần ăn của mẹ sẽ bao gồm:

25% đạm (bao gồm thịt, cá, trứng..)

25% tinh bột (bao gồm cơm, bánh mì, khoai, ngô, bún)..

50% rau củ quả các loại (cam, táo, nho, cà rốt…)

Ngày viết:

23 thoughts on “Bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? – Bật mí cách ăn uống cho mẹ bầu

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn,
      Trong thành phần của PregEU đã có chứa sắt dưới dạng sắt fumarat (sắt hữu cơ) và calci dưới dạng calci từ sữa với hàm lượng phù hợp với mẹ bầu Việt nên trong giai đoạn 6 tháng đầu mẹ không cầu bổ sung thêm sắt và calci hay thêm vi chất nào khác nữa mẹ ạ.
      Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu calci của mẹ sẽ cao hơn rất nhiều nên giai đoạn này mẹ bổ sung thêm Calci kết hợp, khi mẹ bổ sung lượng calci đủ thì sẽ đảm bảo cho sự phát triển khung xương răng của thai nhi và bảo vệ khung xương cho mẹ bầu.
      Để được tư vấn cụ thể về dinh dưỡng trong quá trình mang thai và cho con bú, bạn vui lòng liên hệ số hotline 1800 9229 để được tư vấn miễn phí nhé.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn,
      Trong thành phần của PregEU đã có chứa sắt dưới dạng sắt fumarat (sắt hữu cơ) và calci dưới dạng calci từ sữa với hàm lượng phù hợp với mẹ bầu Việt nên trong giai đoạn 6 tháng đầu mẹ không cầu bổ sung thêm sắt và calci hay thêm vi chất nào khác nữa mẹ ạ.
      Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu calci của mẹ sẽ cao hơn rất nhiều nên giai đoạn này mẹ bổ sung thêm Calci kết hợp, khi mẹ bổ sung lượng calci đủ thì sẽ đảm bảo cho sự phát triển khung xương răng của thai nhi và bảo vệ khung xương cho mẹ bầu.
      Để được tư vấn cụ thể về dinh dưỡng trong quá trình mang thai và cho con bú, bạn vui lòng liên hệ số hotline 1800 9229 để được tư vấn miễn phí nhé.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.92 5 sao
(12 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ 180ml.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng