Thai 5 tuần – Sự phát triển của thai nhi và thay đổi ở người mẹ

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, mặc dù kích thước của thai 5 tuần vẫn còn rất nhỏ, tuy nhiên cơ thế người mẹ đã có những thay đổi nhất định giúp mẹ bầu biết bản thân mình đã có thai hay chưa. Vì vậy, mẹ có thể cùng PregEU tìm hiểu sự phát triển của thai nhi qua bài viết dưới đây để giúp em bé phát triển khỏe mạnh.

Sự phát triển và lưu ý đối với thai 5 tuần tuổi

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mặc dù theo lý thuyết được tính tuần thai thứ 5, tuy nhiên trên thực tế nếu tính kể từ thời điểm thụ thai thì phôi thai lúc này mới được 1 tuần.

Vậy thai 5 tuần là bao nhiêu tháng thì thai nhi lúc này đã được khoảng hơn 1 tháng. Ở thời điểm này tất các cơ quan và mô đã được hình thành cụ thể như sau:

Phát triển tim: Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở lớp giữa của phôi, hay còn gọi là trung bì. Lớp trung bì sẽ hình thành cơ, xương, sụn và mô dưới da của thai nhi.

Phát triển não: Não, tủy sống và dây thần kinh của thai nhi hình thành từ ống thần kinh, bắt đầu phát triển từ lớp trên cùng (hay còn gọi là lớp ngoại bì) của phôi. Không những vậy, lớp này còn sẽ phát triển tạo thành da, móng, tóc, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng.

Phổi và ruột: Lớp thứ ba (hay nội bì) sẽ phát triển thành phổi, ruột và hệ tiết niệu cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy đang dần được hình thành và phát triển. 

Không những vậy, nhau thai nguyên thủy và dây rốn nơi cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé đã bắt đầu hoạt động.

Thai 5 tuần thì sẽ như thế nào?

Nhiều mẹ bầu hiện nay thường hay thắc mắc không biết thai 5 tuần thì sẽ như thế nào. Theo các chuyên gia, bào thai ở thời điểm này sẽ trông giống một con nòng nọc. 

Mắt, tai và bộ khung xương của thai nhi bắt đầu được hình thành có kích thước rơi vào khoảng 6mm. Ở giai đoạn này phôi thai đã chứa 1 lượng tế bào rất lớn.

Mẹ bầu có thể tham khảo một số ảnh minh họa hình ảnh túi thai 5 tuần dưới đây.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 5 tuần tuổi

Thai 5 tuần có tim thai chưa?

Thai 5 tuần có tim thai chưa thì ở thời điểm này hệ tuần hoàn đã được hình thành nên tim thai đã bắt đầu hoạt động và đập đều đặn hơn.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi siêu âm ở giai đoạn này mà chưa nghe thấy tim thai thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng vì sự phát triển của mỗi bé là khác nhau.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 5 tuần tuổi?

Bước vào tuần thai thứ 5, thai nhi phát triển mạnh mẽ khiến cơ thể người mẹ có sự thay đổi rõ rệt như:

Trễ kinh và không còn chu kỳ kinh nguyệt

Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, nhau thai sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra rất nhiều hormone HCG hỗ trợ sự phát triển thai nhi khiến người mẹ không còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Ốm nghén, buồn nôn, tăng thân nhiệt

Việc gia tăng sản xuất các hormone nội tiết và lưu lượng máu đến tử cung không chỉ giúp thai nhi phát triển mà còn khiến mẹ bầu hay bị nghén, buồn nôn, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên.

Ngực căng và tức

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mẹ bầu không nên bỏ qua. Ở tuần thai này mẹ bầu sẽ cảm thấy ngực sưng, căng, đau và nhạy cảm khi sờ vào.

Mệt mỏi kèm thay đổi cảm xúc

Tâm trạng của người mẹ thay đổi thất thường có lúc vui, lúc buồn dễ cáu gắt. Không những vậy, mẹ còn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi và rất hay buồn ngủ.

Một số thay đổi của người mẹ khi mang thai ở 5 tuần tuổi

Chảy máu âm đạo (hay máu báo thai) 

Mẹ bầu thường bị chảy máu hoặc ra máu nhẹ trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu người mẹ bị ra máu quá nhiều thì mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang có nguy của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Làm sao để nhận biết thai 5 tuần phát triển khỏe mạnh?

Cơ thể của thai nhi ở tuần thứ 5 lớn gấp khoảng 10000 lần so với lúc mới bắt đầu thụ thai. Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để biết thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay có đang phát triển bất thường hay không.

Dấu hiệu thai 5 tuần phát triển khỏe mạnh

Một số dấu hiệu thai 5 tuần phát triển bình thường như mẹ bầu hay bị ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng, to ra và hay cảm thấy tức ở ngực, không còn chu kỳ kinh nguyệt,…

Dấu hiệu thai 5 tuần không phát triển

Trong quá trình mang thai nếu người mẹ gặp phải một số dấu hiệu thai 5 tuần không phát triển xảy ra liên tục đặc biệt khi thai nhi đã bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 thì mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra ngay:

  • Âm đạo xuất hiện ra máu đỏ tươi hoặc tiết dịch màu nâu đen.
  • Đau bụng liên tục mãi không thấy thuyên giảm.
  • Cảm thấy ngực không còn căng, đau như trước, ngực to bỗng nhiên ngực nhỏ dần.
  • Bụng không to lên.
  • Đi siêu âm không còn nghe thấy nhịp tim.
Cách nhận biết thai ở 5 tuần không phát triển

Thai 5 tuần mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm gì?

Ngoài dựa vào những dấu hiệu thai nhi ở 5 tuần phát triển bình thường thì để theo dõi kỹ hơn về sự phát triển của thai nhi, mẹ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến thường được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Thông qua xét nghiệm máu có thể đánh giá sức khỏe tổng quan của người mẹ, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai,…

Xét nghiệm nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp phần nào chẩn đoán được người mẹ đang có nguy cơ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đái tháo đường, huyết áp thai kỳ,…

Cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai 5 tuần tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Thực phẩm giàu chất đạm tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, sữa và các sản phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng, cá, tôm,…

Mẹ bầu có thể ăn một thực phẩm giàu tinh bột như gạo, ngô, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,…

Thực phẩm giàu chất béo như ô-liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, lạc, vừng, ăn các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá mòi, cá hồi, cá cơm, cá trích,..

Bổ sung chất xơ thông qua những thực phẩm sau bông cải xanh, bí đỏ, quả lê, quả chuối, rau xanh (rau cải bó xôi, rau dền, cải xoăn,…),…

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như cà rốt, táo, lê,…

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần chú ý tăng cường bổ sung những dưỡng chất quan trọng sau:

  • Axit folic: Có vai trò giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ sinh non cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua những thực phẩm như súp lơ, rau xanh,…
  • Calci: Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 1200 mg calci, giúp hạn chế gặp phải tình trạng như chuột rút, đồng thời hỗ trợ phát triển hệ xương cho thai nhi. Calci có nhiều trong sữa, hải sản,…
  • Omega-3 giúp hỗ trợ phát triển thị giác và não bộ cho thai nhi, từ đó giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật ở mẹ bầu. Omega-3 có nhiều trong thực phẩm như cá, việt quất, hạnh nhân,..
  • Sắt: Tăng cường miễn dịch, hạn chế bị thiếu máu thai kỳ do thiếu sắt. Dưỡng chất này có trong thực phẩm như các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…), sữa bầu,…
  •  Iot: Là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi như hải sản, tảo biển,…
Cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu khi mang thai ở 5 tuần tuổi

Mang thai 5 tuần nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh chú ý bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe mẹ bầu thì mẹ cũng nên lưu ý không nên bổ sung một số thực phẩm sau:

  • Sữa chưa qua tiệt trùng
  • Thực phẩm để lâu ngày
  • Thực phẩm chế biến sẵn, dưa muối, cà muối.
  • Một số loại hoa quả như đu đủ, dứa,…
  • Hạn chế ăn nhiều độ ngọt như nước ngọt, kẹo,..
  • Không nên ăn những món lạ để hạn chế nguy cơ bị dị ứng.

Lời khuyên của chuyên gia cho mẹ bầu mang thai 5 tuần

Để thai nhi khỏe mạnh mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp được khuyên bởi chuyên gia dưới đây:

Khám thai định kỳ

Theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời thông qua đó phát hiện những bất thường, từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe kịp thời cho mẹ bầu và thai nhi.

Bổ sung vitamin tổng hợp

Mặc dù thực phẩm trong tự nhiên có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thế nhưng cơ thể cũng khó hấp thu những vi chất này.

Do đó, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các viên uống đa vi chất như PregEU.

PregEU chứa Omega-3 (DHA&EPA), calci từ sữa, sắt, axit folic, i-ot… giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.

PregEU chứa tới 23 dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ bầu

Không tự ý sử dụng thuốc

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thường xuyên vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút, co cơ,… cho mẹ bầu.

Không bế vác đồ nặng

Vác đồ nặng trong quá trình mang thai có thể tạo áp lực lên cơ thể mẹ bầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Do đó, mẹ bầu không nên bế vác đồ nặng khí mang thai.

Bước qua tuần thai kỳ thứ 5, thai nhi của mẹ bầu lại có những thay đổi không ngờ. Trên đây là những thông tin thai 5 tuần mà PregEU muốn gửi tới mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ đang mang thai. Chúc mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Tác giả americanpregnancy (2023), 5 Weeks Pregnant, americanpregnancy.org. Truy cập vào ngày 13/12/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng