Bổ sung chất dinh dưỡng có vai trò quyết định sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc bổ sung vitamin cho bà bầu trong suốt thai kỳ là điều cần thiết. Trong bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ hướng dẫn bạn kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu đúng và đủ nhất.
Tầm quan trọng của bổ sung vitamin cho bà bầu
Trong 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, thai nhi được cung cấp các dưỡng chất hoàn toàn từ mẹ. Lúc này, cơ thể mẹ vừa phải bổ sung lượng vitamin cần thiết cho bản thân, vừa phải cung cấp cho con. Vì thế, nhu cầu về vitamin lúc này tăng cao đặc biệt đối với những mẹ đang mang đa thai. Chẳng hạn nhu cầu về acid folic (vitamin B9) tăng 50% – đây là một vitamin cần thiết để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ em.
Những vitamin thiết yếu sẽ giúp cho sự phát triển, tăng trưởng của thai nhi cũng như hỗ trợ sức khỏe người mẹ. Đây chính là lý do vì sao vitamin lại quan trọng đối với bà bầu như thế. Một số lợi ích được ghi nhận khi bổ sung vitamin cho bà bầu gồm:
- Giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
- Hạn chế các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ do nguyên nhân thiếu hụt vitamin như sinh non, thai chậm phát triển, trẻ nhẹ cân sau sinh, các bệnh viêm nhiễm…
- Ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Giúp giảm các triệu chứng do ốm nghén gây ra như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi…
- Hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế băng huyết sau sinh.
Hiện nay, uống vitamin cho bà bầu đang được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong suốt thai kỳ. Với những bà bầu có ý định mang thai nên bổ sung từ 3 tháng trước khi mang thai.
Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Theo kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu, trong từng giai đoạn khác nhau bạn cần bổ sung các vitamin khoáng chất khác nhau. Cụ thể dưới đây là các khoáng chất và vitamin theo từng giai đoạn mang thai:
- Tháng đầu tiên của thai kỳ: Tháng đầu tiên của thai kỳ, vitamin quan trọng nhất là B9 (axit folic). Chất này vừa giúp mẹ hạn chế được tình trạng thiếu máu, vừa giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Tháng thứ 2 thai kỳ: Sang tháng thứ 2 của thai kỳ mẹ bầu bắt đầu bị ốm nghén, lúc này nên bổ sung vitamin C và vitamin B6.
- Tháng thứ 3 của thai kỳ: Giai đoạn này bé phát triển cao lớn hơn. Lúc này mẹ cần bổ sung canxi và vitamin D, vitamin A.
- Tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ: Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi bé phát triển mạnh mẽ nhất. Trong tam cá nguyệt thứ 2 này, mẹ nên duy trì bổ sung các vitamin cần thiết ở trong những tháng trước để con phát triển toàn diện nhất. DHA và FDA cũng được khuyến cáo trong giai đoạn này để con phát triển về thị giác và não bộ.
- Tháng 7,8,9,10 của thai kỳ: Bên cạnh việc tiếp tục duy trì bổ sung các dưỡng chất trên thì mẹ bầu cần bổ sung thêm chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống vitamin trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng bởi mẹ cần một sức khỏe thật tốt cho giai đoạn chuyển dạ.
Để bổ sung vitamin cho bà bầu phù hợp nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng quá liều. Liều cao của một số loại vitamin có thể gây hại cho thai nhi vì vậy bạn cần thật thận trọng.
===>>> Xem thêm: Các thuốc bổ cho bà bầu được các chuyên gia sản phụ khoa khuyên dùng
Một số câu hỏi khi bổ sung vitamin cho bà bầu
Bổ sung vitamin có cần thêm có cần thêm các chất dinh dưỡng khác không?
Việc chỉ sử bổ sung vitamin trong thai kỳ thôi là chưa đủ. Để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt nhất, mẹ khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, bạn cần bổ sung thêm cả các khoáng chất và omega-3:
- Sắt tham gia vào quá trình tạo máu, dự phòng thiếu máu.
- Canxi tham gia vào quá trình phát triển hệ thống xương và răng trong cơ thể.
- Magiê, iốt và kẽm: Nhu cầu của các khoáng chất này khi mang thai cũng tăng cao nên mẹ cần bổ sung trong suốt thai kỳ.
- DHA và EPA: Đây là hai chất thuộc nhóm omega-3, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, thị giác của bé.
Khi nào nên bắt đầu uống vitamin cho bà bầu?
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất bà bầu nên uống vitamin trước khi thụ thai. Ống thần kinh của trẻ được hình thành ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ, việc bổ sung đầy đủ vitamin trước khi mang thai sẽ giúp hạn chế được các khiếm khuyết ống thần kinh.
Hiện nay, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở được khuyến cáo bổ sung vitamin thường xuyên ngay kể cả khi bạn không có ý định mang thai. Nếu bạn không được bổ sung vitamin trước khi mang thai, hãy thực hiện nó ngay khi bạn phát hiện mình có thai.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bạn nên tiếp tục bổ sung vitamin sau khi sinh. Bởi qua quá trình sinh nở, cơ thể bạn cần một lượng dưỡng chất để cơ thể có thể hồi phục và tạo ra nguồn sữa chất lượng cho con.
Vitamin cho bà bầu có gây ra tác dụng phụ không?
Việc bổ sung vitamin cho bà bầu có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón. Để giảm tình trạng buồn nôn, nôn, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung vitamin với các dạng bào chế khác nhau.
Để hạn chế tình trạng táo bón bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung chất xơ, uống nhiều nước. Trong một số trường hợp, các biện pháp kể trên không thể khắc phục được tình trạng táo bón, bạn có thể dùng thêm các thuốc làm mềm phân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
===>>> Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Có thể uống vitamin cho bà bầu nếu không mang thai không?
Uống vitamin cho bà bầu ngay từ khi chưa mang thai đang được các chuyên gia khuyến cáo. Điều này sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất để quá trình thụ thai của bạn diễn ra thuận lợi hơn.
Nếu bạn không có ý định mang thai có thể uống bổ sung vitamin trong trường hợp cơ thể đang thiếu hụt các vi chất này.
Uống vitamin có giúp làm tăng khả năng thụ thai không?
Theo các nghiên cứu cho cho thấy, bổ sung vitamin trước sinh tác động có lợi đến khả năng sinh sản. Nó giúp làm tăng khả năng mang thai. Thiếu hụt vitamin có thể làm bạn khó thụ thai hơn và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khi mang thai. Chẳng hạn, thiếu hụt vitamin D, vitamin B12 và folate có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về kinh nghiệm bổ sung vitamin cho bà bầu. Hy vọng rằng, qua những thông tin này, bạn có thể bổ sung dưỡng chất một cách hợp lý, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin trong thai kỳ. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1800 9229 để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
1. Tác giả: Jillian Kubala (2022), 11 Best Prenatal Vitamins for a Healthy Pregnancy, According to a Dietitian, Healthline. Truy cập ngày 30/05/2022.
2. Prenatal vitamins: Why they matter, how to choose, mayoclinic.org. Truy cập ngày 30/05/2022.