Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới, đặc biệt là ống phế quản. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, và có thể lan sang các đường hô hấp khác như phổi và thanh quản. Vậy viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không? Và bệnh bao lâu thì khỏi? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là bệnh gì? 

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm trong hệ thống đường dẫn khí vào phổi. Đường dẫn khí (bao gồm khí quản và phế quản) bị viêm và sưng phồng, gây ra các triệu chứng như ho, đờm nhiều, khò khè và khó thở. 

Bệnh có thể được chia làm 2 loại: viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính, tùy thuộc vào thời gian kéo dài của triệu chứng. Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, trong khi viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong thời gian dài và tái phát thường xuyên.

Viêm phế quản là bệnh gì? 

Viêm phế quản cấp tính thường do vi-rút gây ra, thông thường là cùng một loại vi-rút khiến bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Nhưng đôi khi, cũng có thể là do vi khuẩn. 

Đối với viêm phế quản mãn tính nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí, khói hóa chất, hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá trong một thời gian dài gây tổn thương phổi nghiêm trọng.

Trong cả hai trường hợp, khi cơ thể bạn chống lại tác nhân gây bệnh, các ống phế quản của bạn sưng lên và tạo ra nhiều chất nhầy hơn. Điều đó làm cho đường thở của bạn bị hẹp lại làm cho không khí lưu thông kém và khiến bạn khó thở hơn

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là một bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong những tháng mùa đông lạnh giá. Viêm phế quản có thể gây khó thở và làm trẻ cảm thấy không thoải mái. Đôi khi bé bị viêm phế quản hay nôn trớ do sưng họng và khó thở bởi dịch nhầy ở phế quản.

Thông thường, trong những trường hợp nhẹ, viêm phế quản cấp ở trẻ em không gây ra nguy hiểm đáng kể cho trẻ. Triệu chứng thường tự giảm sau vài ngày và không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, viêm phế quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do nếu tình trạng tắc nghẽn trong đường dẫn khí kéo dài làm suy yếu hệ hô hấp. Điều này có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi.

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phế quản:

  • Bé bị viêm phế quản thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở;
  • Ho khan hoặc ho có đờm (đờm thường có màu vàng hoặc màu trắng);
  • Cảm giác ngứa, rát và đau cổ họng;
  • Sốt;
  • Đau tức ngực;
  • Mệt mỏi;
  • Niêm mạc phế quản phù nề, sưng đỏ;
  • Chán ăn, bỏ bú và quấy khóc thường xuyên.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh và khiến tình trạng viêm phế quản ở trẻ nặng thêm:

  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý, thường xuyên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, hay các thức ăn đồ uống lạnh.
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi hay khí thải từ khu công nghiệp ra môi trường…
  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động.

Viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Các chuyên gia trả lời rằng viêm phế quản là một bệnh thường gặp ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu tình trạng viêm phế quản là cấp tính và nguyên nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn. Còn đối với viêm phế quản mạn tính sẽ không gây nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp và qua vật dụng cá nhân. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, các giọt dịch nhầy và đờm chứa nhiều virus và vi khuẩn, và tiếp xúc với người bệnh có thể gây lây nhiễm, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và người có sức đề kháng kém.

Ngoài ra, vi rút và vi khuẩn có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân như bát, đĩa, khăn mặt, mặt bàn, đồ chơi và quần áo, và có thể lây nhiễm khi trẻ chạm vào đồ vật nhiễm virus rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang trong độ tuổi tò mò có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Có bốn giai đoạn trong quá trình lây nhiễm viêm phế quản: 

  • Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 3 ngày sau tiếp xúc với các giọt chứa virus và vi khuẩn gây bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh chưa bị xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
  • Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn viêm đường hô hấp trên, khi trẻ bắt đầu có triệu chứng đau họng, sổ mũi, sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, mệt mỏi và thường hay quấy khóc, khó ngủ. Đây là giai đoạn mà trẻ rất dễ lây nhiễm cho người khác.
  • Tiếp theo là giai đoạn viêm phế quản cấp, trẻ có triệu chứng ho khan, ho có đờm và thường hay quấy khóc nhiều, mệt mỏi.
  • Cuối cùng là giai đoạn hồi phục, trong thời gian này triệu chứng sẽ dần giảm và trẻ sẽ hồi phục trong khoảng 7-10 ngày, thời gian này cũng có thể kéo dài tùy theo sức đề kháng của trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Thời gian để trẻ em khỏi bệnh viêm phế quản có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Với trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt, và được điều trị đúng cách, thì thường chỉ mất từ 1-3 tuần để bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và hệ miễn dịch kém, tình trạng bệnh có thể kéo dài hơn 1 tháng. 

Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài từ 7-10 ngày, trong khi viêm phế quản mạn tính có thể tái phát và kéo dài nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, quan trọng nhất là đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời và hiệu quả.

Điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Để tìm ra được phác đồ điều trị viêm phế quản cho trẻ, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì  việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng, mà khi đó các Bác sĩ sẽ tập trung vào việc điều trị triệu chứng và chăm sóc sức khỏe đề kháng cho trẻ. Trừ khi nguyên nhân gây bệnh được xác định là do vi khuẩn gây ra thì lúc đó kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị.

⇒ Bạn có thể tham khảo thêm: Viêm phế quản cấp trẻ em – mẹ chớ xem thường

Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm phế quản cho trẻ. 

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau đầu, đau nhức cơ: Paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Thuốc giảm ho: Sử dụng khi trẻ ho khan không có đờm;
  • Thuốc long đờm, trị ho: Sử dụng khi trẻ ho có đờm;
  • Thuốc giãn phế quản: Giúp mở rộng đường thở, giúp trẻ dễ thở hơn;
  • Thuốc Corticosteroid đường uống hoặc đường hít giúp ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh trong trường hợp viêm phế quản mãn tính.

Lưu ý: Chỉ được sử dụng những thuốc trên khi có chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Khi trẻ bị viêm phế quản mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau để hỗ trợ điều trị dứt điểm viêm phế quản cho bé :

Bổ sung nước cho trẻ

Với trẻ sơ sinh mẹ nên tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bổ sung sữa công thức. Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ấm.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản mũi của trẻ sẽ thường bị tịt, bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng cho con, giúp thông thoáng đường thở, loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh việc vệ sinh mũi họng cho trẻ, nhiều cha mẹ cũng thắc mắc là liệu trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Các chuyên gia xin giải đáp với cha mẹ rằng, khi bị viêm phế quản trẻ hoàn toàn có thể tắm. Việc tắm rửa sạch sẽ còn giúp trẻ tránh bị bội nhiễm, lây lan các vi khuẩn khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ cha mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ. có thể cho thêm vài hạt muối và một chút gừng dập nát;
  • Không được cho trẻ ngâm trong nước hay tắm quá lâu;
  • Tuyệt đối không được cho trẻ đi tắm khi đang sốt. Mà lúc đó, bạn hãy sử dụng khăn ấm để chườm và lau người cho bé, giúp bé nhanh hạ sốt hơn;
  • Lau người và sấy khô tránh trường hợp trẻ bị cảm lạnh.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân ô nhiễm

Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp vì vậy nên tránh cho con tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất ô nhiễm.

Đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con

Theo các chuyên gia viêm phế quản có tính chất lây lan, do đó để ngăn ngừa tác nhân gây bệnh lây lan phát triển, bố mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống cho con.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm, ăn nhiều rau xanh, kèm ngủ đủ giấc giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên 

Bạn có thể chữa viêm phế quản bằng gừng, mật ong, tỏi, lê, cam thảo, … sẽ giảm bớt triệu chứng ho và loãng dịch đờm giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở và bớt quấy khóc hơn.

Khi điều trị viêm phế quản tại nhà, với những bé nhỏ cha mẹ có thể thử phương pháp lê hấp đường phèn trị ho ngon, ngọt dễ ăn và giảm ho, long đờm cho bé rất hiệu quả. 

Bài viết chia sẻ hữu ích trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ bệnh viêm phế quản ở trẻ em hiện nay. Qua đó, bố mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe phòng tránh vấn đề này hiệu quả, để được dược sĩ chuyên môn tư vấn tốt nhất vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Mia Armstrong, MD (2022). How to Identify Bronchitis in Children, and How It’s Treated, healthline.com. Truy cập ngày 07/06/2023.

Barbara Behr, RNII, and Jessica Cripe, RN1 (2022), Bronchitis in Children, cincinnatichildrens.org. Truy cập ngày 07/06/2023

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 170,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa tắmQuy cách đóng gói: Lọ 300ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng