[Chia sẻ] Những tư thế ngủ khi mang thai an toàn cho cả mẹ và bé

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khi mẹ ngủ đủ giấc, ngủ ngon thì cả con và mẹ sẽ khỏe mạnh; nếu mẹ thiếu ngủ, không ngon giấc cơ thể sẽ mệt mỏi. Chính vì thế lựa chọn tư thế ngủ khi mang thai phù hợp là một điều hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc những tư thế ngủ tốt và không tốt cho bà bầu.

Tại sao bà bầu cảm thấy không thoải mái khi ngủ những tư thế bình thường?

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, những tư thế nằm ngủ như trước đây sẽ không còn phù hợp nữa. Việc áp dụng những tư thế ngủ cũ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi nằm ngủ với các tư thế như trước khi mang thai:

  • Bụng của mẹ bầu ngày càng to lên theo từng giai đoạn gây chèn ép khiến mẹ khó chịu khi nằm ngửa hay nằm sấp như trước đây.
  • Khó thở do tử cung của mẹ bầu giãn ra, nhịp tim cũng thay đổi trong thai kỳ.
  • Khi mang thai cơ lưng căng giãn dẫn đến đau lưng.
  • Bà bầu bị ợ nóng, trào ngược dạ dày do hormon thay đổi trong thai kỳ.

Những tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai

Việc lựa chọn tư thế ngủ khi mang thai phù hợp còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Bạn có thể lựa chọn một số tư thế ngủ dưới đây để có một giấc ngủ thoải mái khi mang thai.

Ngủ sấp khi mang thai 3 tháng đầu

Nhiều mẹ bầu thắc mắc “Bà bầu có ngủ sấp được không?“. Câu trả lời ở đây là “có”, tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng tư thế này khi bụng bầu còn nhỏ (tức là trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ).

Bà bầu có thể nẳm sấp trong những tháng đầu tiên
Bà bầu có thể nằm sấp trong những tháng đầu tiên

Nếu mẹ bầu có thói quen ngủ sấp trước đây thì có thể áp dụng tư thế ngủ này trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ này cũng sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.

Tuy nhiên, bắt đầu đến tam cá nguyệt thứ hai bụng bầu của mẹ to hơn, lúc này tư thế ngủ sấp không còn phù hợp nữa. Ngủ sấp sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, bạn có thể tưởng tượng giống như mình đang nằm trên một quả dưa hấu.

Để cho tư thế này có thể thoải mái hơn, bạn có thể cân nhắc mua một chiếc gối ngủ sấp cho bà bầu và đặt dưới bụng của mình.

===>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ – khỏe mẹ, khỏe con, vuông tròn hạnh phúc

Ngủ nghiêng bên trái hoặc bên phải

Khi bụng bầu lớn dần lên thì tư thế ngủ cho bà bầu được các chuyên gia khuyến cáo là ngủ nghiêng sang một bên. Việc nằm ngửa khi ngủ lúc này có thể gây ra nhiều rủi ro cho bà bầu. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra thai có nguy cơ chết lưu cao hơn ở những thai phụ nằm ngửa sau tuần 28 của thai kỳ.

Tư thế ngủ nghiêng sang bên trái cho bà bầu

Tư thế ngủ nghiêng sang bên trái được đánh giá là tư thế lý tưởng nhất. Khi nằm nghiêng bến trái sẽ không làm cản trở đến khả năng lưu thông máu trong cơ thể, đảm bảo lượng máu có thể đến đầy đủ các cơ quan trong cơ thể mẹ và cả thai nhi.

Việc ngủ nghiêng sang bên trái còn làm giảm áp lực lên một số cơ quan như gan và thận của bạn. Các hoạt động trong cơ thể sẽ diễn ra bình thường, làm giảm nguy cơ sưng phù bàn tay, mắt cá chân và bàn chân của bạn.

Tư thế ngủ nghiêng trái là lý tưởng nhất đối với bà bầu
Tư thế ngủ nghiêng trái là lý tưởng nhất đối với bà bầu

Tư thế nằm nghiêng sang bên phải

Nằm nghiêng sang bên trái được đánh giá là tư thế ngủ lý tưởng nhất cho bà bầu. Vậy bà bầu có nên nằm nghiêng sang bên phải không? Thực tế thì bà bầu vẫn có thể nằm nghiêng sang bên phải. Bạn có thể thay đổi giữa 2 tư thế này để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách giúp cho việc ngủ nghiêng có hiệu quả tốt 

Nếu trước đó bạn không có thói quen ngủ nghiêng, có thể tập nó từ khi bạn bắt đầu mang thai. Bạn có thể tập thói quen ngủ nghiêng bằng cách đặt 1 chiếc gối giữa 2 chân. Điều này có thể làm giảm sự khó chịu ở phần hông hay phần dưới của cơ thể.

Sang đến giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bụng bầu lớn hơn, lúc này mẹ bầu nên kê một chiếc gối dưới bụng khi nằm nghiêng. Cần đảm bảo rằng chiếc gối này phải đủ chắc chắn để giữ cho phần bụng hoặc lưng của mình thật tốt. Mẹ bầu cũng có thể cân nhắc mua một chiếc gối chữ U hoặc chữ C để quấn quanh toàn bộ cơ thể khi nằm nghiêng. Nên đặt gối dọc theo lưng của bà bầu, ôm phía trước và kẹp nó vào giữa hai chân.

Tư thế ngủ tốt cho bà bầu những tháng cuối là ngủ nghiêng sang một bên và nâng đỡ bằng gối. Ở giai đoạn này nếu bụng bầu quá to thay vì lựa chọn gối chữ U hay chữ C bạn có thể lựa chọn gối hình nêm. Nếu bạn không quen với tư thế nằm nghiêng thì bạn có thể dùng gối để chống đỡ phần trên của cơ thể lên một góc 45 độ.

===>>> Xem thêm: Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý – Tư vấn từ chuyên gia

Những tư thế ngủ không tốt cho bà bầu

Bên cạnh những tư thế ngủ tốt cho bà bầu kể trên thì vẫn có một số tư thế làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Một số bà bầu quen với tư thế nằm ngửa hay nằm sấp thì vẫn có thể áp dụng chúng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ mẹ bầu ngủ với tư thế nằm ngủ hoặc nằm sấp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Nếu ngủ với tư thế nằm ngửa có thẻ gây ra một số vấn đề cho mẹ bầu như đau lưng, khó thở, bệnh trĩ, giảm lưu lượng máu đến tim và thai nhi, hay một số vấn đề về hệ tiêu hóa, huyết áp. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do em bé trong bụng mẹ lớn dần, tử cung của mẹ giãn ra gây chèn ép vào các mạch máu.
Tư thế nằm ngửa có thể khiến lưu lượng máu đến tim và thai nhi giảm
Tư thế nằm ngửa có thể khiến lưu lượng máu đến tim và thai nhi giảm
  • Khi bạn nằm với tư thế ngủ sấp vào những tháng giữa và cuối thai kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh việc lựa chọn cho mình một tư thế ngủ an toàn, thoải mái mẹ bầu cũng cần phải đảm bảo rằng mình ngủ đủ giấc. Bà bầu cũng nên tạo cho mình thói quen ngủ trưa từ 30 – 60 phút.

Trên đây là những chia sẻ về tư thế ngủ khi mang thai mà bạn nên hoặc không nên thực hiện. Hãy lựa chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái nhất để đảm bảo mẹ bầu ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài 1800 9229 để được giải đáp.

Nguồn tham khảo

1. Tác giả: Ashley Marcin (2021), What Are the Best Sleeping Positions When You’re Pregnant? Healthline. Truy cập ngày 25/06/2022.

2. Tác giả: Stephanie Watson (2021), Positioning While Sleeping, WebMD. Truy cập ngày 25/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Greenmaton New

Được xếp hạng 4.40 5 sao
(10 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng