Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý – Tư vấn từ chuyên gia

Cân nặng là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân? Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Dược Tín Phong.

Bà bầu tăng cân là do đâu?

Cân nặng của mẹ bầu tăng liên tục trong suốt thai kỳ. Việc tăng cân của mẹ bầu không chỉ là do trọng lượng của thai nhi mà còn do nhiều yếu tố khác. Một bà mẹ bình thường mang thai đơn sẽ tăng khoảng 11 – 16 kg, trong đó bao gồm:

  • Thai nhi nặng khoảng 3,0 – 3,6kg.
  • Ngực của mẹ lớn hơn, tăng từ 0,5 – 1,4kg.
  • Tử cung lớn hơn, tăng khoảng 0,9kg.
  • Nhau thai chiếm khoảng 0,7kg.
  • Nước ối khoảng 0,9kg.
  • Lượng máu tăng từ 1,4 – 1,8kg.
  • Lượng chất lỏng trong cơ thể tăng từ 0,9 -1,4kg.
  • Lượng chất béo dự trữ trong cơ thể tăng từ 2,7 – 3,6kg.
Một số yếu tố dẫn đến tăng cân nặng bà bầu
Một số yếu tố dẫn đến tăng cân nặng bà bầu

Trong cả thai kỳ mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Mức tăng cân trong thai kỳ của mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó có thể liên quan đến cả cân nặng của mẹ trước khi mang thai, chỉ số khối cơ thể của mẹ, mẹ bầu mang đơn thai hay đa thai. Dưới đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu:

Bảng cân nặng của mẹ bầu mang đơn thai theo khuyến nghị của CDC:

Cân nặng trước khi mang thai Khuyến nghị tăng cân
Thiếu cân (BMI dưới 18,5) Khoảng 13 đến 18 kg
Cân nặng khỏe mạnh (BMI 18,5 đến 24,9) Khoảng 11 đến 16 kg
Thừa cân (BMI 25 đến 29,9) Khoảng 7 đến 11 kg
Béo phì (BMI 30 trở lên) Khoảng 5 đến 9 kg

Nếu bạn đang mang song thai thì mức tăng cân trong cả thai kỳ sẽ nhiều hơn so với mang thai đơn. Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn cho mẹ bầu khi mang song thai theo khuyến nghị của CDC.

Cân nặng trước khi mang thai Khuyến nghị tăng cân
Thiếu cân (BMI dưới 18,5) Khoảng 23 đến 28 kg
Cân nặng khỏe mạnh ( BMI 18,5 đến 24,9) Khoảng 17 đến 25 kg
Thừa cân (BMI 25 đến 29,9) Khoảng 14 đến 23 kg
Béo phì (BMI 30 trở lên) Khoảng 11 đến 19 kg

Nếu tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật thai kỳ, đái tháo đường, tăng tỷ lệ sinh non hay sẩy thai. Nếu tăng cân quá ít sẽ khiến thai nhi chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân.

Như vậy, tăng cân quá nhiều hay tăng cân quá ít đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên chú ý theo dõi cân nặng của mình trong suốt thai kỳ và có kế hoạch tăng cân hợp lý để cả mẹ và con đều phát triển khỏe mạnh.

===>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ – khỏe mẹ, khỏe con, vuông tròn hạnh phúc

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà cân nặng của mẹ có những sự thay đổi khác nhau. Càng về những tháng cuối của thai kỳ thì cân nặng của bà bầu càng tăng nhanh hơn.

Bà bầu bắt đầu tăng cân khi nào? Bà bầu sẽ bắt đầu tăng cân ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt này mẹ không cần phải tăng cân quá nhiều. Đây có thể là tin tốt cho những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng ốm nghén.

Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu ở mức cân nặng hợp lý thì chỉ cần tăng từ 400 – 750g mỗi tháng. Tổng cân nặng tăng thêm trong 3 tháng đầu của thai kỳ khoảng 1,5 – 2,5kg. Lượng calo cần bổ sung thêm mỗi ngày 200 calo so với năng lượng trước khi mang thai.

Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, việc tăng cân sẽ trở nên ổn định hơn. Cân nặng của mẹ cũng tăng lên nhiều hơn so với tam cá nguyệt đầu tiên.

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ mẹ bầu cần tăng mỗi tuần khoảng 450g. Tổng cân nặng hợp lý mà mẹ nên tăng trong tam cá nguyệt thứ 2 này là 5 – 5,5 kg. Lượng calo mẹ cần bổ sung lúc này tăng khoảng 300 calo/ngày so với bình thường.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tốc độ phát triển của bé lúc này cũng tăng nhanh hơn. Trung bình 1 tuần mẹ bầu sẽ cần tăng khoảng 500g. Lúc này nhu cầu về năng lượng cũng tăng từ 400 – 500 calo/ngày so với lượng thông thường.

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng
Cân nặng của bà bầu theo từng tháng

===>>> Xem thêm: Chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu – Những điều phụ nữ mang thai cần biết

Làm thế nào để đạt cân nặng chuẩn khi mang thai

Sau khi giải đáp được câu hỏi “Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?“, các bà mẹ cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để có thể tăng cân đạt chuẩn khi mang thai.

Chế độ ăn của bà bầu để đạt cân nặng chuẩn khi mang thai

Hiểu được nhu cầu về dinh dưỡng khi mang thai là yếu tố giúp mẹ có thể đạt được mức cân nặng chuẩn theo khuyến cáo trong thai kỳ. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ không cần phải bổ sung thêm nhiều calo. Trong giai đoạn này bà bầu chỉ cần tăng khoảng 200 calo. Đến tam cá nguyệt thứ 2 bé phát triển mạnh mẽ hơn, tăng cân nhanh hơn, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng tăng để đáp ứng điều này. Trong 3 tháng giữa mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300 calo. Đến 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần tăng thêm 400 – 500 calo mỗi ngày so với trước đây.

Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm chất sẽ giúp mẹ cung cấp đủ calo trong từng giai đoạn thai kỳ. Phụ nữ mang có thể trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc cũng có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh:
    • Trái cây tươi và rau củ là những thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu. Nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Khi sử dụng trái cây tươi, rau củ mẹ bầu không cần phải lo lắng về việc mình tăng cân quá nhanh.
    • Lựa chọn sữa ít béo dành cho bà bầu: Sữa tách béo 1 – 2% sẽ giúp giảm đáng kể lượng calo và chất béo cho bà bầu. Khi chọn sữa chua hay phomat cũng nên chọn những loại ít béo.
    • Uống ngũ cốc nguyên hạt hay ăn bánh mì, bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
    • Bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho bà bầu.
  • Một số thực phẩm cần tránh:
    • Đồ ăn hay đồ uống chứa nhiều đường.
    • Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên.
    • Không uống nước ngọt, nước uống có ga, cồn.

Bà bầu cần lưu ý gì trong sinh hoạt để tăng cân đạt chuẩn?

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt phù hợp:

  • Không để cơ thể phải làm việc quá sức, không mang vác nặng. Nên có thời gian giải lao hợp lý khi làm việc.
  • Tránh các công việc phải làm ở trên cao hay ngâm mình dưới nước.
  • Ở những tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu có thể nghỉ ngơi tại nhà để chuẩn bị sức khỏe cho giai đoạn chuyển dạ tiếp theo.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Nên ngủ trưa đầy đủ.
  • Hạn chế đi xa, đi tàu xe.
  • Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày. Bà bầu có thể luyện tập các bài tập aerobic với cường độ trung bình. Mỗi lần luyện tập nên chỉ thực hiện khoảng 10 phút. Nếu bà bầu cảm thấy mệt nên ngừng tập.

Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi “Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?“. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để đạt được mức cân nặng tiêu chuẩn trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Bà bầu hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để xây dựng cho mình một kế hoạch tăng cân trong thai kỳ thật hợp lý nhé. Để được tư vấn chi tiết hơn hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9229.

Nguồn tham khảo

1. Mayo Clinic, Pregnancy weight gain: What’s healthy? Truy cập ngày 18/06/2022.

2. CDC, Weight Gain During Pregnancy, www.cdc.gov. Truy cập ngày 18/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Estinfo

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 600,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Zimega-3

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 210,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên nang mềm
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng