Thai 6 tuần phát triển ra sao? Ở giai đoạn thai nhi 6 tuần tuổi các cơ quan của thai nhi tiếp tục được hoàn thiện, lúc này người mẹ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể. Cùng tìm hiểu sâu hơn về quá trình phát triển này nhé!
Sự phát triển của thai 6 tuần
Bước vào tuần thứ 6, thai nhi phát triển rất nhanh chóng. Ống thần kinh, não và tủy sống tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tim và các cơ quan khác tiếp tục được hình thành tuy nhiên hình dáng của tim vẫn chưa được hình thành. Thế nhưng, nhờ hệ tuần hoàn đã đi vào hoạt động, co bóp nên ở giai đoạn này tim thai sẽ đập ngày càng rõ rệt hơn.
Các cơ quan khác như phổi, mũi, hàm và vòm miệng của thai nhi cũng đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Ở thời điểm này, mầm chồi bàn tay và bàn chân sẽ có hình dáng giống như màng dần dần sẽ trở thành ngón tay và ngón chân.
Thai 6 tuần có kích thước túi thai là bao nhiêu thì tương tự thai tuần thứ 5, thai 6 tuần có kích thước cũng còn rất nhỏ chỉ bằng cỡ hạt đậu, có chiều dài khoảng ¾ inch tương đương 19.05 mm.
Trên thực tế trong thời gian em bé nằm trong bụng, em bé thường nằm cuộn tròn lại do đó để đo chính xác chiều cao của thai nhi thường sẽ rất khó khăn.
==> Xem thêm: Mang thai 1 tuần mẹ bầu cần chú ý những vấn đề gì? Giải đáp từ chuyên gia
Làm sao để biết thai 6 tuần khỏe mạnh?
Thai nhi có sự phát triển rõ rệt ở tuần thứ 6, các bộ phận trong cơ thể đang dần dần được hình thành. Lúc này, mẹ bầu nên đi siêu âm để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa, đồng thời đánh giá sức khỏe tổng quát của thai nhi. Bác sĩ có thể dựa vào một số tiêu chí và biểu hiện dưới đây để nhận biết thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không nhé.
Dấu hiệu của thai nhi khỏe mạnh
Dưới đây là một số dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh:
- Tim của thai nhi bắt đầu đập dù hình dáng của tim vẫn chưa được hình thành, trong một số trường hợp có thể phải đến tuần thứ 8 đến thứ 10 mới xuất hiện.
- Hình ảnh bàn chân và bàn tay đang nhô ra giống hình mái chèo.
- Hệ thần kinh và tất cả các cơ quan chính như gan, thận, phổi dần được hình thành.
- Hình ảnh mắt xuất hiện 2 đốm đen nhỏ, có chiều hướng gần với hai bên thái dương, mắt chiếm khoảng 25% diện tích khuôn mặt, có thể thấy được màu mắt qua hình ảnh siêu âm.
- Các nếp gấp trên khuôn mặt xuất hiện ngày càng rõ nét hơn.
- Thai nhi có kích thước khoảng bằng một hạt đậu, trung bình có chiều dài khoảng 0,6 cm.
- Có thế nhìn thấy hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi, tĩnh mạch nhỏ dưới lớp da mỏng manh và mũi qua siêu âm.
- Ruột thừa xuất hiện kèm với tuyến tụy, thông qua siêu âm có thể nhìn thấy ruột phát triển thành rốn để trao đổi dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai nhi.
Dấu hiệu thai 6 tuần không phát triển
Nếu gặp phải một số dấu hiệu thai 6 tuần không phát triển dưới đây mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
- Siêu âm không nhìn thấy sự phát triển của thai nhi, tử cung không phát triển.
- Mẹ bầu mất cảm giác căng ngực, bầu ngực đang căng bỗng tự nhiên giảm kích thước và nhỏ dần.
- Mẹ bầu thường xuyên bị đau bụng râm ran và kém ăn.
- Bị chảy máu âm đạo nhiều.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai 6 tuần?
Khi mang thai 6 tuần, một số mẹ bầu có thể cảm thấy bản thân đang tăng cân hơn so với trước, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén kèm cảm giác khó chịu với mùi thức ăn dẫn đến gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Mẹ bầu có thể bị nôn nghén vào bất cứ lúc nào trong ngày và có thể kéo dài cả ngày khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi. Không những vậy, việc cơ thể sẽ tăng cường sản xuất hormone nội tiết tố nữ phù hợp với nhu cầu phát triển của thai nhi còn khiến nhiều mẹ cảm thấy rất uể oải. Ngực sẽ căng hơn, mẹ bầu cảm thấy ngực rất hay bị đau.
Tâm trạng thay đổi thất thường dễ bị xúc động hoặc cáu kỉnh. Không những vậy, mẹ bầu còn gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai 6 tuần
Bước vào tuần thai thứ 6, theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2200 kcal mỗi ngày đồng thời mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp được khuyên bởi chuyên gia dưới đây để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh:
Lên kế hoạch khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai định kỳ theo dõi sự phát triển của thai nhi, giúp phát hiện vấn đề sức khỏe bất thường từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu kịp thời.
Uống vitamin tổng hợp
Vitamin tổng hợp chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong suốt quá trình mang thai không chỉ hỗ trợ bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu mà hỗ trợ giúp thai nhi phát triển toàn diện.
==> Xem thêm: Vitamin tổng hợp cho bà bầu của Việt Nam – PregEU vi chất cho mẹ, khỏe cho con
Ăn uống đầy đủ, khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, đầy đủ và cân đối mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu như ăn thực phẩm giàu axit folic, thực phẩm giàu sắt,….
Uống nhiều nước
Không uống đủ nước trong quá trình mang thai có làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ ở mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nên uống ít nhất 8 đến 12 ly mỗi ngày giúp cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
Mặc quần áo rộng rãi
Thường xuyên mặc quần áo bó sát khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng đồ quá chật khi mang thai thay vào đó nên mặc đồ rộng rãi thoáng mát.
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 6 tuần
Khi mang thai mẹ bầu nên kiêng một số vấn đề dưới đây:
Không hút thuốc
Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị sảy thai và gặp phải các biến chứng thai kỳ, đồng thời làm tăng nguy cơ khiến thai nhi gặp phải các vấn đề về sức khỏe và nhẹ cân khi sinh. Do đó, khi mang thai không nên hút thuốc lá dù là chủ động hay thụ động.
Hạn chế tắm ở bồn nước nóng và phòng tắm hơi
Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, mẹ bầu có thói quen thường xuyên tắm trong bồn nước nóng và phòng tắm hơi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Không uống rượu
Uống rượu khi mang thai có thể gây ra chứng rối loạn rượu ở bào thai khiến thai nhi có thể gặp dị tật bất thường trên khuôn mặt, vấn đề về sức khỏe và thiểu năng về trí não.
Tránh sử dụng một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Khi mang thai nên hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá ngừ, cá thu,…), đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống chưa đun nấu chín kỹ.
Mang thai 6 tuần tuổi cần làm xét nghiệm gì?
Khi thai ở tuần thứ 6 mẹ bầu có thể thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nhóm máu của mẹ, xét nghiệm yếu tố Rh. Ngoài những xét nghiệm trên, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm kiểm tra xem bản thân đã có miễn dịch với các bệnh đã tiêm phòng trước khi mang thai như rubella, viêm gan B,…
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 6 tuần
Nhịp tim thai 6 tuần bao nhiêu là bình thường?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tim của thai nhi 6 tuần vẫn chưa ổn định, ở giai đoạn này nhịp tim thai có thể dao động khoảng 120 – 160 lần/phút.
Thai 6 tuần là bao nhiêu ngày?
Nhiều mẹ bầu hiện nay không biết thai 6 tuần là bao nhiêu ngày thì theo cách tính tuổi thai 1 tuần thai thường khoảng 7 ngày, nếu mẹ bầu đang mang thai ở tuần thứ 6 có nghĩa thi nhi của bạn đã được hơn 35 ngày.
Thai 6 tuần bụng to chưa?
Ở tháng thứ 2 của tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đã có sự phát triển rõ rệt khiến bạn có thể cảm thấy khu vực ở eo ở bụng dày lên hơn so với bình thường.
Trên đây là những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu khi mang thai 6 tuần. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Tài liệu tham khảo
Tác giả americanpregnancy(2023), 6 Weeks Pregnant, americanpregnancy.org. Truy cập vào ngày 11/12/2023