Tiêm vitamin K cho bà bầu có tác dụng gì? Khi nào nên tiêm?

Thiếu hụt vitamin K có thể gây ra nhiều nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Nó có thể dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh ở mẹ hoặc chảy máu não ở trẻ sơ sinh. Việc tiêm vitamin K cho bà bầu như một giải pháp để khắc phục tình trạng này. Trong bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ chia sẻ cho bạn đọc các thông tin liên quan đến tiêm vitamin K cho bà bầu.

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu rất cần thiết đối với cơ thể đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vitamin K tồn tại dưới 3 dạng chính là:

  • Vitamin K1 (phytomenadion): Vitamin K1 thường được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên.
  • Vitamin K2 (menaquinon): Vitamin K2 được sản sinh bởi các vi khuẩn có ích trong đường ruột.
  • Vitamin K3 (menadion): Vitamin K3 được tổng hợp bằng các phản ứng hóa học, được sử dụng để làm thuốc.

Vitamin K có vai trò đối với quá trình đông máu và làm lành vết thương. Nó cũng có tác dụng trong việc gắn các ion canxi vào trong xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Tại sao phải tiêm vitamin K trong thai kỳ?

Tiêm vitamin K cho bà bầu cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương
Tiêm vitamin K cho bà bầu cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương

Như đã đề cập ở trên, vitamin K cần thiết cho sự tổng hợp prothrombin và các yếu tố đông máu VII, IX và X và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho sự phát triển xương của bé được khỏe mạnh và hình thành protein trong gan. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ và phục hồi sau đó.

Khi mang thai, nhu cầu về vitamin K cũng như một số dưỡng chất khác tăng cao. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin K. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ thiếu vitamin K rất dễ gặp phải tình trạng băng huyết ở mẹ và chảy máu bên trong hộp sọ ở trẻ sơ sinh.

Nếu mẹ không cung cấp đủ vitamin K trong thai kỳ thì vấn đề thiếu vitamin K ở trẻ ngay sau khi sinh rất dễ xảy ra. Người ta đã ước tính khoảng 20% tỷ lệ trẻ em xuất huyết sau sinh do thiếu vitamin K đã bị tử vong. Ngoài ra, thiếu vitamin K trong thai kỳ còn liên quan đến chứng ứ mật khi mang thai.

Chính vì những lý do trên mà việc bổ sung vitamin K hay tiêm vitamin K cho bà bầu là một vấn đề rất cần thiết.

Liều lượng vitamin K khuyến cáo trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể nhận được tất cả lượng vitamin K cần thiết thông qua chế độ ăn lành mạnh và cân bằng hàng ngày. Lượng vitamin K khuyến cáo cho phụ nữ mang thai trên 19 tuổi khoảng 90 mcg/ngày. Đối với những phụ nữ gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin K hay đang sử dụng các thuốc, hoặc gặp phải các bệnh lý làm giảm khả năng hấp thu vitamin K sẽ được chỉ định liều dùng khác.

Theo Sadequa Shahrook trên PubMed, phụ nữ mang thai có sử dụng thuốc chống co giật được khuyến cáo tiêm vitamin K cho bà bầu từ 2 – 4 tuần trước khi sinh và cần được theo dõi đánh giá cẩn thận. Từ tuần 36 của thai kỳ thi phụ có dùng thuốc chống co giật được tiêm 10mg vitamin K trong 2 – 7 ngày.

Vitamin K khi bổ sung cho mẹ sẽ đi vào nhau thai và tiết vào sữa mẹ, vì thế phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

===>>> Xem thêm: Vitamin E trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả, an toàn không?

Một số câu hỏi khi tiêm vitamin K cho bà bầu

Khi nào nên tiêm vitamin K cho bà bầu?

Khi nào cần tiêm vitamin K cho bà bầu?
Khi nào cần tiêm vitamin K cho bà bầu?

Bổ sung vitamin K trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết ở trẻ sơ sinh và băng huyết ở mẹ bầu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung vitamin K trong suốt thai kỳ thông qua chế độ ăn. Nếu bạn có nguy cơ không nhận đủ hàm lượng vitamin K trong thai kỳ hãy nói điều này với bác sĩ của bạn. Một số đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin K trong thai kỳ gồm có:

  • Những thai phụ mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu như bệnh Crohn, bệnh Celiac…
  • Thai phụ đang dùng thuốc làm cản trở khả năng hấp thu vitamin K.
  • Thai phụ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Những thai phụ có uống rượu.

Những đối tượng này có thể được bác sĩ xem xét tiêm vitamin K cho bà bầu từ 2 – 4 tuần trước khi sinh để ngăn ngừa các rủi ro xảy ra do thiếu vitamin K.

Vitamin K có trong những thực phẩm nào?

Để bổ sung vitamin K trong thai kỳ bạn có thể thêm những thực phẩm dưới đây vào trong các bữa ăn hàng ngày:

  • Các loại rau như rau bina, măng tây và bông cải xanh, bắp cải…
  • Các loại đậu như đậu nành.
  • Trái cây như dâu tây.
  • Trứng.
  • Thịt, gan động vật.
  • Ngũ cốc
Vitamin K có trong những thực phẩm nào?
Vitamin K có trong những thực phẩm nào?

Xây dựng một chế độ ăn khoa học, cân bằng các thực phẩm có thể giúp mẹ bầu nhận được đầy đủ lượng vitamin K cần thiết trong thai kỳ. Bổ sung vitamin K từ thực phẩm được chứng minh là biện pháp an toàn, hạn chế các tác dụng phụ cho bà bầu.

Vitamin K có gây tác dụng phụ khi mang thai không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác dụng phụ xảy ra do sử dụng vitamin K liều cao là rất hiếm. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như làm chậm tốc độ chảy của máu, trẻ sinh ra có thể bị vàng da hay đỏ da.

Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng chất bổ sung vitamin K khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng. Những người sử dụng coumarin do các vấn đề về tim, rối loạn đông máu hoặc các tình trạng khác có thể cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống của họ để kiểm soát lượng vitamin K mà họ đưa vào.

Vitamin K có thể cầm máu trong thai kỳ không?

Trong thai kỳ, vitamin K là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể cầm máu. Nó giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt yếu tố đông máu. Cung cấp đủ vitamin K giúp ngăn ngừa tình trạng máu khó đông, giúp sơ cứu kịp thời tình trạng chảy máu ở bà bầu.

Những người thiếu vitamin K có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mặc dù vết thương rất nhỏ. Tình trạng mất máu cấp tính có thể gây ra thiếu máu hoặc ngừng tim. Nó đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai.

Vitamin K là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu cầm máu
Vitamin K là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu cầm máu

Bổ sung quá nhiều vitamin K khi mang thai có sao không?

Bổ sung quá nhiều vitamin K khi mang thai không được khuyến cáo. Bởi bất kỳ dưỡng chất nào khi bổ sung vào cơ thể nhiều hơn lượng khuyến cáo cũng có thể gây ra một số bất lợi với mẹ bầu và thai nhi. Mặc dù những tác dụng phụ gây ra bởi việc sử dụng vitamin K cho bà bầu liều cao là rất hiếm nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ sinh ra bị vàng da, mẹ bầu xanh xao, gan to, da đỏ…

===>>> Xem thêm: Khuyến cáo về lượng vitamin cần thiết mỗi ngày cho bà bầu

Có cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh không?

Việc vận chuyển vitamin K qua nhau thai rất thấp, hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ không đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu nên lượng vitamin K ở trẻ sơ sinh thấp. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của bé. Do đó, cần tiêm vitamin K cho trẻ sau khi chào đời.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh như là một biện pháp để dự phòng nguy cơ xuất huyết não, viêm màng não. Tất cả trẻ sơ sinh bắt buộc phải tiến hành tiêm vitamin K tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Bài viết trên đây của Dược Tín Phong đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về tiêm vitamin K cho bà bầu. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mọi chi tiết xin liên hệ 1800 9229 để được giải đáp.

Nguồn tham khảo

1. Tác giả: Sadequa Shahrook (2018), Vitamin K supplementation during pregnancy for improving outcomes: a systematic review and meta-analysis, NCBI. Truy cập ngày 10/06/2022.

2. Tác giả: Morgan Griffin (2020), Vitamin K, WebMD. Truy cập ngày 10/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng