Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào? Tiêm phòng cúm có an toàn không?

Khi các mẹ sắp bước vào thai kỳ hoặc đang trong giai đoạn mang thai thì việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết. Trong đó, tiêm phòng cúm cho bà bầu giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh cúm trong thai kỳ. Vậy tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào? Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Nên tiêm phòng cúm cho bà bầu ở đâu? Xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lợi ích khi tiêm phòng cúm cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, chức năng của hệ miễn dịch có sự thay đổi trong đó tim và phổi là hai bộ phận của cơ thể dễ có khả năng tiến triển thành các bệnh nặng do cúm. Mắc bệnh cúm khi mang thai gây ra nguy hiểm cho thai nhi vì khi mẹ bị sốt thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh và các chứng tật khác như hở hàm ếch, tim bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dễ bị biến chứng nặng do cúm. Khi mẹ chủng ngừa bệnh cúm trong thời kỳ mang thai sẽ truyền các kháng thể cho con mình giúp bảo vệ chúng khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu sau khi  được sinh ra.

Tiêm phòng cúm có khả năng bảo vệ mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ
Tiêm phòng cúm có khả năng bảo vệ mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ

Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào?

Vắc xin cúm được khuyến cáo nên tiêm vào những đợt cúm trong năm. Vậy đối với những bà bầu thì nên tiêm phòng vắc xin cúm vào thời điểm nào là tốt nhất?

Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào?
Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào?

Hiện nay chăm sóc sức khỏe trước sinh được rất nhiều mẹ quan tâm đến, các mẹ thường lên kế hoạch tìm hiểu trước những loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai và trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, vẫn có một số mẹ vì bận bịu công việc hoặc chưa hiểu biết về các loại vắc xin có thể bỏ lỡ một số mũi tiêm quan trọng trước sinh thì cũng có thể tiêm bổ sung vào trong giai đoạn thai kỳ.

Theo khuyến cáo những phụ nữ mang thai nào biết đến vắc xin ngừa cúm thì cần tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc xin cúm tốt nhất là ít nhất khoảng 2 – 4 tuần trước khi mang thai để cơ thể mẹ kịp sản xuất ra đủ lượng kháng thể chống lại vi rút cúm bảo vệ mẹ và thai nhi suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ nào đã bỏ quên tiêm trước mang thai có thể tiêm vào tam cá nguyệt thứ 2 và lưu ý trước ngày dự sinh 1 tháng.

Lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé tránh nguy cơ mắc bệnh cúm. Vắc xin chủng ngừa cúm bất hoạt được chứng minh an toàn trong thai kỳ, lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu chỉ bao gồm 1 liều đơn 0,5ml duy nhất và một năm chỉ nên tiêm 1 mũi/ lần và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần để duy trì hiệu quả phòng ngừa cúm. Nên cố gắng tiêm vào những đợt dịch cúm tái phát, trước khi có nguy cơ lan rộng cao. Tiêm phòng cúm cho bà bầu vừa bảo vệ cho mẹ và bé suốt thai kỳ; vừa giảm nguy cơ lan rộng cho cộng đồng.

Tiêm phòng cúm chưa được một tháng thì có thai có sao không?

Tiêm phòng cúm chưa được một tháng thì có thai có sao không?
Tiêm phòng cúm chưa được một tháng thì có thai có sao không?

Theo thông tin của nhà sản xuất cung cấp, vắc xin Influvac có thể sử dụng được ở các giai đoạn của thai kỳ. Bởi vì vắc xin cúm sử dụng để tiêm cho phụ nữ là một loại vắc xin bất hoạt nên không có khả năng gây hại cho thai nhi. Vì vậy, mẹ không nên lo lắng sau khi tiêm vắc xin nếu biết mình mang thai. Ngoài ra, bạn nên khám thai định kỳ và báo cho bác sĩ về việc đã tiêm ngừa Influvac để được theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

Bạn có thể tiêm phòng cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ nhưng tốt nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2. Phải mất ít nhất hai tuần để tạo ra kháng thể sau khi chủng ngừa cúm và đối với phụ nữ mang thai, có thể lên đến bốn tuần. Một số kháng thể này sau đó sẽ truyền sang thai nhi trong thời kỳ mang thai và cũng có thể truyền qua sữa mẹ.

===>>> Xem thêm: Tại sao phải tiêm vacxin cho bà bầu? Bầu không tiêm phòng có sao không?

Tại sao tiêm phòng vắc xin cúm mà vẫn bị cúm?

Một số mẹ bầu thắc mắc “Tại sao tiêm phòng vắc xin cúm nhưng vẫn bị cúm?” Vấn đề này được giải thích như sau:

Sau khi tiêm phòng cúm, khoảng 2 – 4 tuần cơ thể mới tạo ra kháng thể để chống lại vi rút cúm, vào trước khoảng thời gian đó nó chưa có hiệu lực bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh. Do vậy khi mới tiêm ngừa mà tiếp xúc trực tiếp người mắc bệnh cúm thì vẫn có nguy cơ cao bị lây truyền bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp xảy ra mắc bệnh cúm sau tiêm vắc xin bởi vì bạn đã bị nhiễm chủng cúm mới mà không giống với chủng đã tiêm ngừa trong vắc xin. Hầu như những trường hợp mắc bệnh cúm sau khi đã được tiêm vắc xin đều ở thể nhẹ không đe dọa nguy hiểm đến người bệnh. Ngoài ra, vi rút cúm có thể đột biến theo chu kỳ năm, vì vậy nếu không được tiêm nhắc lại theo từng năm thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm.

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm của nước nào?

Vắc xin tiêm phòng cúm hiện nay có một số loại như: vắc xin Influvac Tetra xuất xứ tại Hà Lan, vắc xin GC Flu Quadrivalent xuất xứ tại Hàn Quốc, vắc xin tam giá Ivacflu-S xuất xứ tại Việt Nam phòng ngừa được 3 chủng cúm (2 chủng cúm A là A/H1N1và A/H3N2; 1 chủng cúm nhóm B là Yamagata hoặc Victoria). Ngoài ra còn có vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra xuất xứ tại Pháp, là vắc xin phát triển hơn vắc xin tam giá vì nó phòng được cả 4 chủng cúm nguy hiểm nhất. Trên đây là những vắc xin được điều chế từ vi rút bất hoạt, nên mẹ bầu có thể tiêm phòng được. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn để chọn loại vắc xin phù hợp nhất.

===>>> Xem thêm: Khi mang bầu cần tiêm những mũi gì để bảo vệ cho mẹ và bé?

Nên tiêm phòng cúm cho bà bầu ở đâu?

Hiện nay, các dịch vụ tiêm chủng được mở ra rộng rãi ở khắp nơi ngay địa phương bạn đang sinh sống. Điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu kỹ thông tin của cơ sở tiêm chủng đó trước khi tiêm về nơi cấp cứu có đầy đủ không, khâu bảo quản có đảm bảo quy trình không. Để tiêm phòng vắc xin một cách an toàn tránh những rủi ro không mong muốn và hiệu quả tiêm phòng được cao nhất, nên chọn những trung tâm, cơ sở tiêm chủng đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng đã được Bộ Y tế kiểm tra và chứng nhận.

Bài viết trên đây là những thông tin đầy đủ về việc tiêm phòng vắc xin cúm cho bà bầu, những bạn đã và đang trong giai đoạn thai kỳ có thể tham khảo để biết thêm và thực hiện tiêm phòng ở thời điểm thích hợp. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào thắc mắc, xin để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 miễn phí cước gọi để được tư vấn trực tiếp.

Nguồn tham khảo

Pregnant women and influenza, Tuesday 31 May 2022. Truy cập vào ngày 27/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng