Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Chậm kinh là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng là tín hiệu báo rằng chị em đã có thai. Vậy sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Tại sao chậm kinh lại dễ nhầm với mang thai?

Tại sao chậm kinh lại dễ nhầm với mang thai

Chậm kinh (trễ kinh) là một loại rối loạn kinh nguyệt, được biểu hiện bằng việc kỳ kinh đến muộn hơn bình thường, thường là sau 35 ngày. Khi bị chậm kinh, nhiều chị em thường nghĩ rằng mình đang mang thai. Tại sao lại vậy? 

Chậm kinh có thể được coi là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu phụ nữ đã mang thai. Bởi kinh nguyệt xuất hiện do sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung khi trứng rụng và không được thụ tinh. Vì vậy, khi trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử và làm tổ tại tử cung, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.

Hơn nữa, nhiều chị em còn mắc hội chứng tiền kinh nguyệt với các biểu hiện ban đầu khá giống với việc mang thai như: đầy hơi, tức ngực, dễ thay đổi tâm trạng, mọc mụn trứng cá, thèm ăn,…. Vì vậy, khi chị em bị trễ kinh vài ngày so với bình thường lại đã có quan hệ tình dục trong thời gian gần đây kèm theo các triệu chứng tiền kinh nguyệt, chị em thường nhầm lẫn trễ kinh với mang thai.

⇒ Xem thêm: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, nguyên nhân do đâu?

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Nhìn chung, các triệu chứng giữa chậm kinh và mang thai khá khó phân biệt. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có chút khác biệt, chị em có thể dựa vào một vài gợi ý dưới đây để nhận biết nhé:

Chảy máu

Chị em có thể quan sát máu âm đạo để nhận biết chậm kinh và mang thai. Khi mang thai, chị em thường xuất hiện một ít máu trên quần lót. Máu này thường có màu hồng hoặc nâu sẫm, xuất hiện khoảng 10-15 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh và làm tổ. Tuy nhiên lượng máu này tương đối ít và chỉ có trong 1-2 ngày, máu chảy không kèm dịch. Trong khi đó, khi bị chậm kinh, chị em sẽ không hề ra máu cho đến thời điểm hành kinh. Khi có kinh, lượng kinh nguyệt nhiều hơn và kéo dài trong khoảng 3-7 ngày với lượng từ 50-80ml.

Đau tức ngực

Cả chậm kinh và mang thai đều có thể bị đau tức ngực. Tuy nhiên, khi bị chậm kinh, chị em chỉ bị đau tức ngực trước ngày hành kinh một vài ngày và kéo dài cho đến khi chu kỳ kinh mới bắt đầu. Khi có kinh, tình trạng tức ngực giảm nhiều do lúc này, nồng độ progesterone xuống thấp. 

Trong khi đó, nếu mang thai, cảm giác tức ngực, nặng ngực sẽ âm ỉ kéo dài từ 1-2 tuần từ khi thụ thai. Lúc này ngực nặng, đầy hơn bình thường và cực kỳ nhạy cảm, chị em có thể cảm thấy đau khi chạm vào.

Phân biệt chậm kinh và mang thai dựa vào cảm giác đau tức ngực

Thèm ăn

Khi có thai, phụ nữ thường cảm giác thèm ăn. Chị em có thể thèm những món mà trước đây mình không hề thích, hay nghĩ đến là thèm nhưng khi ăn thì lại không thể ngửi được, cảm thấy buồn nôn, khó chịu hoặc sợ hãi món ăn nào đó. Hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu của thai kỳ hoặc cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Trong khi đó, khi bị chậm kinh, trước những ngày đèn đỏ, chị em thường thèm ăn đồ ngọt hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng vài ngày trước hành kinh mà không kéo dài như khi mang thai.

Buồn nôn

Bên cạnh chậm kinh, buồn nôn là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết phụ nữ có thai. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải tại sao phụ nữ mang thai lại có cảm giác buồn nôn, nôn khan. Tuy nhiên, đây là hiện tượng mà gần như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Buồn nôn thường xuất hiện sau tháng đầu tiên từ khi trứng được thụ tinh. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất để phân biệt chậm kinh và mang thai. Hầu hết chị em khi bị chậm kinh không xuất hiện hiện tượng buồn nôn.

Chuột rút

Phụ nữ mang thai thường dễ bị chuột rút, đặc biệt là ở chân, vùng bụng và lưng. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bầu chưa thích ứng được với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung tăng nhanh khiến các mạch máu tử cung bị chèn ép, mẹ thiếu canxi. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ những tháng đầu thai kỳ nhưng thường phổ biến từ tháng thứ ba trở đi. Trong khi đó, chỉ có một số ít chị em bị chuột rút khi chuẩn bị đến tháng và hiện tượng này cũng nhanh chóng hết khi chị em bắt đầu hành kinh.

Nhận biết mang thai dựa vào hiện tượng chuột rút

Các triệu chứng khác

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, chị em có thể dựa vào một số dấu hiệu nhỏ thường chỉ khi mang thai mới có như: 

  • Cảm giác đánh trống ngực, tim đập nhanh, đặc biệt trong tháng thứ 2 của thai kỳ.
  • Nội tiết tố thay đổi, dễ cáu giận, buồn ngủ, thời gian ngủ tăng lên đáng kể, da đột nhiên nổi mụn trứng cá trong khi trước đó không hề có,…
  • Đầu vú, âm đạo có thể có màu sậm hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhiều chị em khi mang bầu có thể thường xuyên bị táo bón so với thời kỳ trước đây.

Nhìn chung, các dấu hiệu để phân biệt chậm kinh và mang thai đôi khi không thật sự rõ ràng cho không phải chị em nào cũng có các triệu chứng kể trên. Để chắc chắn mình mang thai, chị em có thể thử bằng các biện pháp khác như dùng que thử thai, đi khám sản phụ khoa. Điều này giúp chị em chắc chắn hơn việc mình có thai không và có những chuẩn bị cần thiết cho thai kỳ.

⇒ Xem thêm: Tại sao chị em bị chậm kinh sau sinh, có cần điều trị không?

Việc nhận biết sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là cần thiết để chị em dự đoán mình có thai hay không. Chị em nên quan sát kỹ những thay đổi bất thường trong cơ thể mình để có thể chuẩn bị thật tốt cho hành trình làm mẹ. Nếu chị em còn thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ Dược sĩ chuyên môn tư vấn thêm nhé.

Nguồn tham khảo

Jayne Leonard (2023). How to tell the difference between PMS and pregnancy symptoms. Medicalnewstoday. Truy cập ngày 27/07/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng