Tại sao chị em bị chậm kinh sau sinh, có cần điều trị không?

Sau khi sinh con, không ít chị em bị chậm kinh, không có kinh nguyệt nên cảm thấy vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, tại sao chị em bị chậm kinh sau sinh, có cần điều trị không? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Tại sao chị em bị chậm kinh sau sinh?

Tại sao chị em bị chậm kinh sau sinh?

Thông thường, hiện tượng không có kinh nguyệt sau sinh là hoàn toàn bình thường. Việc bao lâu có kinh trở lại phụ thuộc nhiều vào việc mẹ bỉm có cho con bú hay không. Nếu mẹ không cho con bú, kinh nguyệt có thể trở lại sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, nếu mẹ cho con bú, thời gian này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào thời gian trẻ bú sữa mẹ ngắn hay dài và việc trẻ có bú sữa mẹ hoàn toàn không. 

Tuy nhiên, sau khi sinh nở, nhiều chị em gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh. Chậm kinh sau sinh là một dạng rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, với biểu hiện là khoảng cách giữa hai kỳ kinh kéo dài hơn bình thường và đến ngày đã định mà không có kinh. 

Sở dĩ, việc cho con bú làm chị em bị chậm kinh do prolactin – hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ tác động lên trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, gây ức chế sự rụng trứng và hành kinh. Khoảng thời gian hành kinh trở lại của mỗi người là khác nhau, ngoài phụ thuộc vào việc cho con bú còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, tâm lý, thói quen sinh hoạt, lối sống của mẹ. 

Chị em cũng cần phân biệt kinh nguyệt sau sinh với sản dịch. Sản dịch là dịch âm đạo, bao gồm máu, mô tử cung và chất nhầy xuất hiện trong giai đoạn đầu sau sinh. Sản dịch thường có màu đỏ tươi, lượng nhiều và ít dần trong vòng 5-8 tuần sau sinh. 

⇒ Xem thêm: Trễ kinh (chậm kinh) là gì? Tất tần tật điều bạn cần biết

Chậm kinh sau sinh có cần điều trị không, khi nào cần đi khám?

Chậm kinh sau sinh có cần điều trị không?

Sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể không giống như trước. Vì vậy, không ít chị em thắc mắc trễ kinh có cần điều trị không, khi nào cần đi khám bác sĩ? Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng chậm kinh sau sinh bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, nồng độ hormon trong cơ thể chưa thật sự ổn định và cần một thời gian để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường. Đặc biệt, những người thường xuyên bị chậm kinh từ trước khi mang thai thì khả năng sẽ tiếp tục bị chậm kinh sau sinh. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bỉm xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám sớm:

  • Máu kinh chảy nhiều bất thường, thường xuyên phải thay băng vệ sinh đi kèm với những cơn đau bụng kinh dữ dội.
  • Bất thường vùng kín: cảm thấy ngứa ngáy, khí hư có mùi hôi, máu kinh vón cục, có màu đen, đau rát khi quan hệ,…
  • Bị chậm kinh đi kèm với cảm giác đau tức ngực, cảm thấy chán ăn, kén ăn, dễ bị buồn nôn. Có thể chị em đã có thai trở lại, chị em nên thử thai và đi khám sớm để chắc chắn hơn.

⇒ Xem thêm: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, có cần điều trị không?

Làm gì để cải thiện tình trạng chậm kinh sau sinh

Làm gì để cải thiện tình trạng chậm kinh sau sinh?

Như đã phân tích ở trên, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc chậm kinh ở phụ nữ sau sinh. Nếu chị em đang cho con bú và thấy mình bị chậm kinh thì không cần lo lắng và không cần làm gì cả, kinh nguyệt sẽ tự trở lại sau khi dừng cho trẻ bú. Tuy nhiên, nếu trẻ đã cai sữa mẹ mà bạn vẫn chưa có kinh, hãy tham khảo một số biện pháp sau để cải thiện tình hình này nhé:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của chị em, đặc biệt là phụ nữ sau sinh do mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho bản thân mà còn cho cả con. Vì vậy, mẹ bỉm là một trong những đối tượng dễ bị thiếu chất nhất. Việc này nếu không được cải thiện có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ khoa nói riêng. Mẹ bỉm nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như: trứng, cá, sữa, thịt gà, thịt bò, rau xanh, hoa quả, các loại hạt,… Bên cạnh đó, chị em nên hạn chế những đồ có hại cho sức khỏe như: đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia, thuốc lá,…

Nghỉ ngơi hợp lý

Sau sinh là giai đoạn mà phụ nữ chịu nhiều áp lực từ việc chăm con, con ốm, công việc đến sức khỏe suy giảm, không ngủ được. Vì vậy mà không ít chị em bị stress kéo dài, thậm chí là trầm cảm sau sinh. Điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh. Chị em nên thư giãn bản thân, có thể nhờ người thân chăm con hộ một lúc để dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ nghỉ hợp lý.

Tăng cường vận động

Việc mang bầu khiến bạn khó vận động, rồi sau sinh lại bận bịu khiến nhiều người bỏ quên việc tập thể dục. Việc này diễn ra lâu ngày có thể là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết ở nhiều chị em. Nếu không có thời gian, chị em có thể tập vài động tác yoga nhẹ nhàng, đi bộ khoảng 30-45 phút mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả cực lớn.

Đi bộ giúp cải thiện tình trạng chậm kinh sau sinh

Bổ sung các sản phẩm bổ trợ

Hiện nay, nhiều chị em sau sinh tìm đến các sản phẩm từ dược liệu để bổ trợ điều hòa kinh nguyệt, điều hòa khí huyết. Những sản phẩm này thường có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên khá an toàn khi sử dụng và có thể dùng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Một trong số đó là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang.

Sản phẩm được chiết xuất từ 6 loại thảo dược quý: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, xuyên khung, thục địa, đương quy, mang lại tác dụng tốt trong việc hỗ trợ huyết, hỗ trợ điều kinh, làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. Ích Huyết Khang được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn WHO- GMP và được cấp phép bởi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm nên chị em có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Như vậy, chị em không cần quá lo lắng nếu thấy mình bị chậm kinh sau sinh. Đây là hiện tượng bình thường mà gần như ai cho con bú cũng gặp phải. Nếu còn thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được trả lời sớm nhất nhé.

Nguồn tham khảo

  1. Periods while breastfeeding (2021). Healthdirect. Truy cập ngày 27/07/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng