Rong kinh là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải hàng tháng. Tuy nhiên, câu hỏi thường gặp, được nhiều người quan tâm là “Rong kinh có nguy hiểm không?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ về rong kinh. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.
Tại sao phụ nữ bị rong kinh?
Muốn biết rong kinh có nguy hiểm không, trước tiên chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Rong kinh là tình trạng chảy máu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, mà biểu hiện rõ nét nhất là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh nhiều, thường xuyên phải thay băng vệ sinh. Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu do 2 nhóm nguyên nhân chính:
Rong kinh cơ năng
Là tình trạng rong kinh bởi sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể do các yếu tố môi trường bên ngoài như căng thẳng stress, chế độ ăn uống hay một số giai đoạn đặc biệt như: dậy thì, tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh,… gây ra.
Rong kinh thực thể
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh thực thể thường do sự tổn thương cơ quan sinh sản như: buồng trứng, tử cung hoặc các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang,…
⇒ Xem thêm: Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Rong kinh có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi mà gần như chị em nào bị rong kinh cũng quan tâm. Việc xác định rong kinh có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Nếu rong kinh do sự rối loạn nội tiết tố khi bước vào độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay do stress, căng thẳng kéo dài, do ăn uống thiếu chất, không tập luyện,… thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu rong kinh do bệnh lý gây ra, bạn nên thận trọng và điều trị sớm nhất có thể. Thực tế, nếu rong kinh diễn ra trong thời gian ngắn và không có biểu hiện gì khác thường, bạn không cần lo lắng. Nếu rong kinh đi kèm với các dấu hiệu như: máu kinh vón cục, có mùi hôi, tanh, đau bụng dữ dội,… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị.
Nhìn chung, nếu rong kinh diễn ra trong thời gian dài, chị em có thể gặp phải một số vấn đề như:
Thiếu máu
Rong kinh khiến cho lượng máu mất đi nhiều hơn, điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu cấp và mạn tính. Đặc biệt, nếu tình trạng thiếu máu diễn ra trong thời gian dài có thể gây suy nhược cơ thể, người luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, dễ bị rụng tóc, mất ngủ, choáng, ngất xỉu,…
Rối loạn sinh hoạt hàng ngày
Việc hành kinh trong thời gian dài, có khi lên tới nửa tháng khiến chị em cảm thấy cực kỳ bất tiện. Đặc biệt, tình trạng kinh nguyệt ra nhiều khiến chị em thường xuyên phải thay băng vệ sinh, có khi mỗi 1-2 tiếng phải thay một lần ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Điều này còn khiến tâm lý chị em bất ổn, luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, sợ kỳ kinh đến.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Rong kinh khiến môi trường vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, nếu không giữ vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công, gây tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm niêm mạc tử cung,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chị em và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Đau bụng kinh
Rong kinh thường đi kèm với các cơn đau bụng kinh, nhiều người còn gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội đến mức phải dùng thuốc để giảm đau.
Khó thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Rong kinh kéo dài nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể khiến nhiều chị em bị vô sinh, hiếm muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do rong kinh khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong ra thường xuyên, không tạo được môi trường thuận lợi cho trứng làm tổ. Ngoài ra, rong kinh do bệnh lý phụ khoa cũng có thể dẫn tới vô sinh nếu không được điều trị.
Bệnh phụ khoa
Rong kinh đôi khi là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng, vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… Trong trường hợp này chị em cần được điều trị sớm nhất có thể, tránh bệnh tiến triển nặng.
Làm gì khi bị rong kinh kéo dài?
Khi bị rong kinh trong thời gian dài, tốt nhất chị em nên đến cơ sở y tế để khám phụ khoa. Việc này giúp loại trừ rong kinh do tổn thương thực thể. Nếu mắc các bệnh phụ khoa, chị em sẽ được điều trị sớm và phục hồi nhanh hơn.
Nếu xác định rong kinh chỉ do sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể, chị em có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Duy trì chế độ ăn uống phù hợp: Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng mất đi theo máu kinh như: thịt đỏ, trứng, sữa, bông cải xanh, socola đen,… Ngoài ra, phụ nữ tiền mãn kinh bị rong kinh nên bổ sung thêm những thực phẩm giúp điều hòa nội tiết tố như: mầm đậu nành, hạt bí, các loại đậu, rau xanh,…
- Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, tránh việc để cơ thể stress trong thời gian dài.
- Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe bản thân. Mỗi ngày bạn nên dành ra từ 30-45 phút để tập thể thao.
- Giữ vệ sinh vùng kín. Thường xuyên thay băng vệ sinh khi thấy máu chảy nhiều.
- Sử dụng thuốc cầm máu. Tuy nhiên, việc này cần có chỉ định của bác sĩ và bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định này.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang. Đây là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn WHO-GMP và được Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phép nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng.
⇒ Xem thêm: Rong kinh nên ăn gì? Một số gợi ý dành cho bạn
Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đã có cho mình câu trả lời “Rong kinh có nguy hiểm không?”. Rong kinh không ai giống ai nên tốt nhất bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân. Nếu chỉ là rong kinh cơ năng, bạn chỉ cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt là được. Tuy nhiên, nếu do bệnh lý thì bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giải đáp nhé.
Nguồn tham khảo
Heavy Menstrual Bleeding (2023). Center for Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 24/07/2023.