Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sau sinh con, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể chị em chưa thật sự ổn định, vì vậy mà nhiều người bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vậy rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng phụ nữ sau khi sinh con bị mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ồ ạt hoặc rất ít, có thể không có kinh hoặc kỳ kinh ngắn bất thường. Thời gian rối loạn dài hay ngắn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở phụ nữ. 

Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rối loạn kinh nguyệt với hiện tượng sản dịch sau sinh. Sản dịch là dịch âm đạo, có chứa máu, chất nhầy và mô tử cung. Sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi và tương đối nhiều. Sau khoảng 4-8 tuần, màu sản dịch dần nhạt hơn, lượng giảm dần và mất hẳn. 

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở phụ nữ

Nhìn chung, chị em có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết xem mình có bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh không:

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường rơi vào khoảng 25-35 ngày. Tuy nhiên, sau sinh, mẹ bỉm có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, dài hơn hoặc ngắn hơn một cách rõ rệt. Một số trường hợp còn có thể không có kinh nguyệt. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có dấu hiệu cải thiện, chị em cần đi khám để loại trừ một số bệnh lý nguy hiểm.

Chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hoặc ngắn bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hoặc ngắn bất thường

Triệu chứng kinh nguyệt bất thường

Chị em cũng có thể gặp phải tình trạng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn thông thường, máu kinh có màu sắc lạ hoặc có mùi hôi, tanh,… kèm theo tình trạng đau bụng dữ dội. Mẹ bỉm nên đi khám nếu những triệu chứng này ảnh hưởng tới sức khỏe hậu sản hay quá trình chăm sóc con nhỏ.

Căng tức ngực

Nhiều chị em bị căng tức ngực kèm theo các triệu chứng đau lưng, đau đầu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi. Đây cũng là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở nhiều người.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do sự thay đổi bất thường nồng độ hormon của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ lý do nào làm tăng hoặc giảm nội tiết tố đều có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Ảnh hưởng việc tiết sữa để nuôi con

Prolactin là hormon kích thích tiết sữa mẹ trong thời gian mẹ cho con bú. Tuy nhiên, hormon này cũng ức chế hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, ức chế quá trình tiết estrogen, ức chế sự rụng trứng và là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. 

Vì vậy, hầu hết phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ thường không có kinh lâu hơn và dễ rối loạn kinh nguyệt hơn so với phụ nữ cho con bú bằng sữa công thức. Đây là hiện tượng bình thường, khi mẹ dừng cho con bú, nồng độ prolactin giảm xuống, estrogen tăng lên, kinh nguyệt sẽ dần trở lại. Vì vậy, mẹ bỉm không cần lo lắng nếu sau sinh không thấy kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Cho con bú bằng sữa mẹ ức chế quá trình rụng trứng ở phụ nữ
Cho con bú bằng sữa mẹ ức chế quá trình rụng trứng ở phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt do hormone chưa ổn định

Sau khi sinh, nhiều người bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, thưa kinh, rong kinh,… do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ gặp trong vài tháng đầu sau sinh do cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Đặc biệt, nếu trước đây, bạn từng bị mất cân bằng hormone, rối loạn kinh nguyệt thì tình trạng này càng dễ gặp. Nếu hiện tượng này ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe, chăm sóc con cái của bạn. Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.

Rối loạn kinh nguyệt do yếu tố tâm lý

Sau sinh, phụ nữ phải chịu nhiều áp lực tâm lý, dễ bị căng thẳng, lo âu, thiếu ngủ vì việc chăm sóc con cái, gia đình. Tình trạng này diễn ra lâu ngày làm nồng độ cortisol, một hormon trong cơ thể tăng cao thường xuyên, kích thích sự rụng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng stress càng nghiêm trọng, nồng độ cortisol càng cao thì nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh càng cao.

Rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý phụ khoa

Thời điểm sau sinh là thời điểm cơ thể phụ nữ cực kỳ yếu ớt, vì vậy vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…. Điều này đúng với cả trường hợp sinh thường và sinh mổ. Ngoài ra, một số bệnh lý phụ khoa khác cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…..

Cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Để chấm dứt tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chị em nên thực hiện một số biện pháp dưới đây thường xuyên:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

  • Nên bổ sung thực phẩm giàu protein và các chất béo tốt như: thịt bò, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc,…
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất qua các loại thực phẩm, rau xanh, hoa quả.
  • Hạn chế đồ nhiều đường, muối, đồ chiên rán, đồ chế biến sẵn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Nên bổ sung nhiều cá, thịt bò, các loại hạt để giảm rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Nên bổ sung nhiều cá, thịt bò, các loại hạt để giảm rối loạn kinh nguyệt sau sinh

⇒ Xem thêm: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì?

Duy trì tâm trạng ổn định, tránh stress

Trầm cảm sau sinh không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác ở phụ nữ. Vì vậy, chị em nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan bằng cách vận động thư giãn nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc, chơi với con.

Tăng cường vận động

Theo nhiều nghiên cứu, việc tăng cường vận động giúp cơ thể sản sinh endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể thử một số môn thể thao như: yoga, thiền, aerobic, đi bộ, chạy bộ,… Tuy nhiên, với phụ nữ sinh mổ, bạn cần tránh vận động mạnh trong giai đoạn đầu để tránh tổn thương đến vết mổ.

Đi khám khi có các dấu hiệu bất thường

Nếu như sau sinh, chị em vẫn không có kinh trong vòng 1-2 năm hay gặp phải một số dấu hiệu sau đây, chị em nên đi khám sớm:

  • Máu kinh có màu bất thường, vón cục, có mùi hôi tanh.
  • Rong kinh diễn ra trong thời gian dài.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không trong thời gian dài.
  • Đau bụng dưới dữ dội trong vài ngày liên tiếp.
  • Xuất hiện tình trạng đau, ngứa vùng kín, đặc biệt đau hơn khi quan hệ tình dục.

 

Chị em nên đi khám khi có các dấu hiệu bất thường
Chị em nên đi khám khi có các dấu hiệu bất thường

⇒ Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi? Điều trị ra sao?

Chị em không cần quá lo lắng nếu xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học và hãy đi khám nếu có dấu hiệu bất thường nào nhé. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được giải đáp nhé.

Nguồn tham khảo

Jeffrey Weishaupt (2021). What to Know About Periods While Breastfeeding. WebMD. Truy cập ngày 05/07/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng