Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì?

Một chế độ ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em. Tuy nhiên ăn thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Vậy phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Nguyên tắc ăn uống cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì và kiêng gì?
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì và kiêng gì?

Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là chế độ ăn uống không khoa học. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên ăn uống theo một số gợi ý dưới đây:

  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, giàu khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt, các acid béo, omega-3, omega-6,…
  • Bổ sung các loại rau có màu xanh, hoa quả đậm màu, ngũ cốc và các loại hạt.
  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn những đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa chất bảo quản, chất kích thích hay có nồng độ cồn cao.

Rối loạn kinh nguyệt ăn gì cho tốt?

Như đã đề cập ở trên, một chế độ ăn uống khoa học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện tình trạng rối kinh nguyệt. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày của mình:

Các loại cá

Các loại cá giàu omega-3, omega-6 như cá hồi, cá thu, cá nục,…. là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Hàm lượng acid béo cao trong các loại cá này giúp chống viêm, cân bằng nội tiết tố cực hiệu quả. Hơn nữa, đây cũng là nguồn bổ sung protein dồi dào, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi trong những ngày đèn đỏ.

Các loại cá giàu omega-3, omega-6 tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt.
Các loại cá giàu omega-3, omega-6 tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt.

Mướp đắng

Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và hàm lượng chất khoáng như: canxi, magie, sắt… cao. Chính nhờ thành phần dồi dào khoán chất và vitamin mà mướp đắng có tác dụng cải thiện rối loạn kinh nguyệt. Cách dùng mướp đắng cũng cực đơn giản. Bạn có thể ép lấy nước và uống hàng ngày. Nếu quá đắng và khó uống, bạn có thể chế biến mướp đắng thành món ăn như: mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng,…

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có chứa một lượng lớn papain – một chất giảm đau, chống viêm tự nhiên nên cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, hàm lượng cao caroten trong đu đủ xanh còn giúp điều hòa lượng estrogen trong cơ thể, giúp cho kỳ kinh đều hơn.

⇒ Xem thêm:  Top 6 thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt được bác sĩ khuyên dùng

Dứa

Trong dứa có chứa bromelain, có tác dụng tương tự với papain trong đu đủ xanh. Vì vậy, dứa cũng là lựa chọn hàng đầu trong những ngày đến tháng của chị em. Thường xuyên ăn dứa còn giúp tăng tạo hồng cầu và bạch cầu, khiến cơ thể nhanh chóng phục hồi sau kỳ kinh.

Dứa chứa nhiều bromelain giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Dứa chứa nhiều bromelain giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Ngũ cốc

Nhìn chung, các loại ngũ cốc như yến mạch, đậu đỏ, gạo lứt,… chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Đây là nguồn bổ sung năng lượng dồi dào cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng trong những ngày hành kinh nên có tác dụng cải thiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt uống gì cho tốt?

Việc bổ sung một số loại nước sau vào chế độ ăn uống hàng ngày là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt:

Nước ngải cứu

Từ lâu, ngải cứu đã được xem như một thần dược trong việc cải thiện rong kinh, vô kinh, đau bụng kinh, ổn định khí huyết,…. Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu tươi (có thể lấy cả cành và ngọn) đem đun với 500ml nước rồi chia 2 lần uống trong ngày. Uống nước ngải cứu trước và trong những ngày hành kinh để thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy việc đun nước ngải cứu mất nhiều công sức, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm có thành phần từ ngải cứu với tác dụng điều hòa kinh nguyệt như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Huyết Khang. Bên cạnh ngải cứu, trong thành phần của TPBVSK Ích Huyết Khang còn có: ích mẫu, xuyên khung, thục địa, đương quy, hương phụ. Đây đều là những dược liệu quý, được chứng minh có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Với thành phần 100% tự nhiên như vậy, Ích Huyết Khang hoàn toàn an toàn cho người sử dụng. Bạn không cần lo lắng tác dụng phụ hay việc lệ thuộc vào sản phẩm.

⇒ Xem thêm: Thực hư chuyện điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu

Trà gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng thông mạch, làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh. Còn theo Tây y, gừng chứa nhiều tinh dầu, chất béo và chất cay. Các hoạt chất trong gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống co thắt, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể nên giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn bằng cách uống một cốc trà gừng khi bị đau bụng kinh hoặc kết hợp gừng như một gia vị trong món ăn như: gà kho gừng, canh gừng chay. vịt kho gừng,…

Điều hòa kinh nguyệt bằng gừng
Điều hòa kinh nguyệt bằng gừng

Tinh bột nghệ

Nếu bạn bị đau dạ dày và không thể sử dụng gừng, bạn có thể dùng nghệ để thay thế. Ngoại trừ công dụng cân bằng nội tiết tố, tăng cường lưu thông máu, nghệ còn có tác dụng làm đẹp cực hiệu quả. Đặc biệt, trong những ngày đến tháng, nghệ giúp giảm nhanh cơn đau bụng kinh của bạn, bạn chỉ cần pha tinh bột nghệ với sữa tươi và uống hàng ngày.

Rối loạn kinh nguyệt kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cần bổ sung, chị em cũng nên tránh một số thực phẩm, đồ uống có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là một số đồ mà chị em nên hạn chế ăn:

Đồ đóng hộp, chế biến sẵn

Chị em nên hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp như: xúc xích, thịt nguội, mì ăn liền,… do trong thành phần của những thực phẩm này chứa một lượng lớn muối. Ăn nhiều muối gây tích nước, tăng cảm giác khó chịu, đầy bụng khi đến tháng và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, trong những thực phẩm này còn chứa nhiều chất bảo quản, chất béo không tốt cho sức khỏe.

Cà phê, trà xanh

Chị em cũng nên hạn chế sử dụng các thức uống chứa nhiều caffein như cà phê, trà xanh do chúng có thể kích thích co bóp tử cung, khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn và kỳ kinh kéo dài hơn.

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên hạn chế uống cà phê
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên hạn chế uống cà phê

Đồ chứa cồn

Việc dùng nhiều rượu bia làm gây khó chịu vùng bụng khi đến tháng, tăng tính nhạy cảm của chị em với cảm giác đau. Chị em nên hạn chế sử dụng rượu bia để cải thiện rối loạn kinh nguyệt, nâng cao sức khỏe toàn thân.

Đồ có tính hàn

Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính hàn do chúng làm giảm lưu thông khí huyết, gia tăng cảm giác đau bụng kinh. Bạn cũng nên uống nước ấm, tránh uống nước lạnh khi đến tháng. Một số đồ có tính hàn điển hình như: măng tây, dưa chuột, dưa hấu, các loại ốc, thịt vịt,….

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý toàn cơ thể, làm gia tăng áp lực dạ dày và gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong những ngày hành kinh. Tốt nhất bạn nên tránh xa những loại thực phẩm này.

Chế độ ăn là vô cùng quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn đã thay đổi chế độ ăn và lối sống trong một thời gian mà các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt không giảm đi, bạn nên đi khám để đề phòng một số bệnh lý nguy hiểm và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là những gợi ý cho chị em rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì. Chị em nên kết hợp chế độ ăn uống với việc luyện tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về rối loạn kinh nguyệt, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ chuyên gia giải đáp nhé.

Nguồn tham khảo

  1. Nhật Anh (2021). Ăn gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 30/06/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Visganic Plus

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 180,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng