Rối loạn kinh nguyệt là gì? Các cách điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên chưa thực sự nhiều người biết cách điều trị rối loạn kinh nguyệt đúng cách. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong để có câu trả lời cho việc cải thiện tình trạng này nhé.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bệnh có thể biểu hiện qua số ngày hành kinh, chất lượng máu kinh bất thường, thời gian giữa các lần hành kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường. 

Trong đó, các dấu hiệu cụ thể là:

  • Khoảng cách giữa các lần hành kinh ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày. 
  • Lượng máu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn thông thường ( thường dưới 20ml hoặc trên 150ml).
  • Thời gian hành kinh dưới 3 ngày hoặc dài hơn 8 ngày.
  • Máu có màu bất thường, có mùi hôi, tanh.
  • Mất kinh ít nhất 3 chu kỳ trở lên.
  • Hành kinh kèm các dấu hiệu đau bụng dữ dội, cảm giác buồn nôn, nôn.

Rối loạn kinh nguyệt có nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó có một số dạng rối loạn phổ biến như:

Rong kinh

Là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt bất thường, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lượng máu kinh trong chu kỳ cao gấp 20-25 lần thông thường (thường lượng máu trong một kỳ kinh vào khoảng 50-150ml) hoặc thường xuyên phải thay băng vệ sinh mỗi 3-4 giờ mỗi lần.

Rong kinh là kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày và ra nhiều máu, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Rong kinh là kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày và ra nhiều máu, ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở phụ nữ. Vô kinh gồm hai dạng nguyên phát và thứ phát. Vô kinh nguyên phát là hiện tượng bạn gái đến hoặc quá tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Trong khi đó, vô kinh thứ phát là tình trạng phụ nữ đang có kinh thì bị mất kinh trong vòng ít nhất 3 tháng.

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, là những cơn đau vùng bụng dưới xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau của mỗi người là khác nhau, có người chỉ hơi đau nhưng có những người đau dữ dội, quặn thắt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt 

Là những triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt khoảng 5-7 ngày và biến mất khi kỳ kinh bắt đầu. Các triệu chứng điển hình của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đầy bụng, tức ngực, táo bón, đau đầu, dễ cáu gắt, căng thẳng, tâm trạng thất thường và giảm khả năng tập trung,….

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt bao gồm: cáu gắt, tức giận, tâm trạng thay đổi thất thường,…

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay

 

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua

Nhìn chung, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến mà gần như chị em nào cũng mắc phải. Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra là do bệnh lý hay không.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý

Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, ung thư tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung,…. Nếu bạn xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác như: cơn đau bụng kinh dữ dội, máu kinh có màu lạ, mùi hôi, tanh,… tốt nhất bạn nên đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp. 

Trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa thích hợp để điều trị bệnh.

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt không do yếu tố bệnh lý

Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt không phải do bệnh đường sinh dục gây ra, chị em có thể cải thiện các triệu chứng bằng những biện pháp đơn giản, có thể áp dụng tại nhà như: 

Xoa bóp, bấm huyệt

Theo đông y, rối loạn kinh nguyệt là do can hư không chứa được huyết, thận hư làm mạch Xung Nhâm bất hòa, tỳ hư không sinh được huyết. Để cải thiện rối loạn kinh nguyệt, đông y sử dụng xoa bóp, bấm huyệt trên cơ thể như: huyệt thái khê, huyệt tam âm giao, huyệt huyết hải,… để đả thông kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông.

Xoa bóp, bấm huyệt giúp tăng lưu thông khí huyết, cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Xoa bóp, bấm huyệt giúp tăng lưu thông khí huyết, cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Nhiều thảo dược đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng rong kinh, đau bụng kinh, vô kinh như: ngải cứu, ích mẫu, xuyên khung, hương phụ,… 

Bạn có thể tham khảo cách sử dụng ngải cứu dưới đây để điều hòa kinh nguyệt:

Nguyên liệu:

  • Một nắm ngải cứu tươi (bao gồm cả cành, lá, ngọn).

Cách tiến hành:

  • Đem ngải cứu rửa sạch, đun với khoảng 500ml nước sạch.
  • Khi nước sôi tắt bếp và đem bỏ bã.
  • Uống 2 lần/ ngày vào trước bữa ăn khoảng 30 phút. Chú ý nên hâm nóng nước ngải cứu trước khi uống.
  • Thực hiện biện pháp này trước và trong những ngày hành kinh để giảm nhanh các triệu chứng do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Tuy nhiên, không nên uống nước ngải cứu trường kỳ trong thời gian dài, tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Nếu bạn thấy nước ngải cứu đắng và khó uống, bạn có thể kết hợp ngải cứu với thực phẩm hoặc sử dụng thảo dược khác như: trà ích mẫu, trà gừng,…

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bạn nên hạn chế thức khuya, nên đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Ngoài ra bạn nên giữ tâm lý thật thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài. Hãy luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh, và một tinh thần thoải mái, tâm trạng tốt bằng cách thường xuyên nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè …

Ngủ sớm và đủ giấc giúp nâng cao sức khỏe sinh sản
Ngủ sớm và đủ giấc giúp nâng cao sức khỏe sinh sản

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Một chế độ ăn uống thích hợp không chỉ hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà còn giúp chống oxy hóa, nâng cao sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Nên ăn chín, uống sôi, ăn đủ bữa, đủ chất trong ngày, tránh tình trạng nhịn ăn để giảm cân.
  • Nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như: rau cải xanh, cải xoong, rau bina, hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, thịt đỏ, trứng, sữa,…
  • Hạn chế việc ăn và uống đồ lạnh trong những ngày đến tháng.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia hay các chất có cồn khác.
  • Không hút thuốc hay sử dụng các chất gây nghiện.
  • Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, đồ có hàm lượng muối cao, đồ chứa nhiều dầu mỡ.

⇒ Xem thêm: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì?

Tập thể dục thường xuyên

Việc tập luyện nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, khiến cơ thể dẻo dai hơn nên giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể tham khảo một số môn thể thao như: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga,….

Tuy nhiên, nên tránh việc luyện tập với cường độ cao trong thời gian dài do việc vận động quá sức cũng có thể dẫn đến tình trạng vô kinh, mất kinh.

Tập yoga để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Tập yoga để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Massage vùng bụng

Trong những ngày đến tháng, bạn có thể thử các động tác massage nhẹ nhàng vùng bụng. Biện pháp này giúp các cơ được thư giãn, giảm hiện tượng đau bụng dữ dội khi đến tháng.

Bạn có thể áp dụng một số bước sau ngay tại nhà:

  • Thả lỏng cơ thể, đặt tay lên bụng, tập thở sâu cho đến khi cảm nhận bàn tay đang đưa đẩy theo nhịp thở.
  • Đặt hai tay lên rốn, xoa bụng theo vòng tròn cùng chiều với chiều kim đồng hồ. Tăng dần kích thước vòng xoay cho đến khi bàn tay cọ xát toàn bộ vị trí đau bụng kinh. Chú ý, nên thực hiện động tác với một lực nhẹ nhàng, từ từ.
  • Đưa tay ra sau lưng, đặt các ngón tay dọc theo cột sống. Trượt tay chầm chậm từ trên xuống vùng trên cùng của hông. Dùng ngón tay xoay thành vòng tròn nhỏ dọc theo lưng, từ giữa sang hai bên rồi đưa tay trở lại xương sườn. Lặp lại động tác này 3 lần.
  • Bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để massage duy trì hiệu quả.

⇒ Xem thêm: Mẹo điều hòa kinh nguyệt bằng phương pháp dân gian mà bạn không thể bỏ qua

Tùy vào tình trạng và mức độ mà mỗi người sẽ có những cách điều trị rối loạn kinh nguyệt riêng. Trong đó, chị em nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và kết hợp với các bài tập phù hợp để điều hòa kinh nguyệt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 sớm nhất nhé.

Nguồn tham khảo

Nhật Anh (2021). Một số mẹo chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 29/06/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(6 đánh giá) 245,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Evatinfo

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 580,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dạng bào chế: Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng