Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ, nhưng nếu để lâu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này của Dược phẩm Tín Phong sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc rối loạn kinh nguyệt để lâu có sao không?
Rối loạn kinh nguyệt để lâu có sao không?
Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng dù do nguyên nhân nào, tình trạng này nếu xảy ra trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tâm lý của chị em.
Rối loạn kinh nguyệt để lâu có thể gây thiếu máu
Rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là rong kinh, cường kinh, kinh mau, có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt. thiếu máu nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh, mệt mỏi, choáng váng, mất tập trung, giảm trí nhớ.
Rối loạn kinh nguyệt để lâu có thể ảnh hưởng đến tâm lý
Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho chị em, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý. Chị em có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và tâm lý lảng tránh quan hệ tình dục,…
Rối loạn kinh nguyệt để lâu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm
Khi kinh nguyệt không đều, kéo dài, môi trường âm đạo, cổ tử cung sẽ bị thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, tạp khuẩn phát triển, dẫn đến nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,…
Rối loạn kinh nguyệt để lâu có thể gây khó khăn trong việc mang thai
Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chị em khó thụ thai hơn. Nguyên nhân là do rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng thụ tinh của trứng và tinh trùng.
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Những bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.
⇒ Đọc thêm: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Rối loạn kinh nguyệt khi nào cần đi khám?
Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này gây ra nhiều biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh, màu sắc kinh nguyệt, và thời gian hành kinh. Tuy nhiên, khi nào rối loạn kinh nguyệt cần đi khám?
Nếu bạn chỉ mới bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như: rong kinh, thưa kinh, mất kinh,… trong thời gian ngắn thì chưa cần phải đi khám. Bạn có thể áp dụng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt xem có cải thiện không? Nếu đã thử áp dụng các biện pháp trên mà không cải thiện hay tình trạng trên đã diễn ra trong thời gian dài, bạn nên đi khám vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Áp dụng phương pháp gì để cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện tình trạng này, chị em cần xác định rõ nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý phụ khoa:
- Thăm khám bác sĩ: Những trường hợp này cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để có hướng điều trị phù hợp.
- Điều trị theo chỉ định của bác sĩ: Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể là dùng thuốc, phẫu thuật,…
Đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do sinh lý, nội tiết thay đổi, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng: Đây là điều quan trọng nhất để duy trì sức khỏe tổng thể và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt, canxi, vitamin D, vitamin B6, axit folic, magie,… Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga,…
- Lối sống: Tập luyện thể thao thường xuyên, hoạt động thể chất giúp cải thiện lưu thông máu và cân bằng hormone. Ngủ đủ giấc để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi. Tránh căng thẳng và tránh sử dụng các chất kích thích do chúng có thể làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Khám sức khỏe: Thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Vệ sinh vùng kín: Giữ vùng kín sạch sẽ và khô thoáng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn nên thay quần lót thường xuyên và tránh sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín chứa hóa chất độc hại.
⇒ Đọc thêm: Mách bạn cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà không phải ai cũng biết
Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản để giải đáp thắc mắc: “Rối loạn kinh nguyệt để lâu có sao không?”. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng mang thai của chị em. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đi khám để xác định nguyên nhân và tìm cách cải thiện sớm. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp về tình trạng này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được tư vấn thêm nhé.
Nguồn tham khảo
Menstrual Disorders. Healthywomen. Truy cập ngày 15/09/2023.