Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và cách kiểm soát cân nặng

Tăng cân trong thai kỳ là một điều hoàn toàn bình thường bởi lúc này em bé lớn dần lên, cơ thể mẹ cũng phải thay đổi để đáp ứng sự phát triển của bé. Thế nhưng có một số bà mẹ gặp phải tình trạng tăng cân quá nhanh hay cân nặng quá mức trong thai kỳ. Điều này xảy ra chủ yếu do chế độ ăn, thói quen sinh hoạt. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc đầy đủ thông tin về nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và một số lời khuyên để kiểm soát tình trạng này.

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu nên tăng từ 1,5 – 2,5 kg. Ở giai đoạn 3 tháng đầu, một số bà mẹ còn sụt cân nhẹ do ốm nghén. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi mỗi tuần mẹ bầu nên tăng khoảng 0,5kg.

Trên thực tế, có rất nhiều bà mẹ tăng cân nhanh hay tăng quá nhiều trong thai kỳ. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình nhất:

  • Khi mang thai nhiều thai phụ có suy nghĩ cần phải “ăn cho hai người” vì thế lượng ăn cũng gấp đôi thậm chí là nhiều hơn. Chính điều này khiến mẹ bầu khó kiểm soát được việc ăn uống của mình dẫn đến tăng cân nhanh.
  • Giai đoạn 3 tháng đầu, một số bà bầu thèm ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ chiên rán như bim bim, khoai tây chiên, trà sữa… Những thực phẩm này rất dê khiến mẹ bầu tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu, tuy nhiên nó chỉ làm mẹ bầu mập lên, còn thai nhi vẫn chậm phát triển.
  • Trong giai đoạn ốm nghén, một số bà mẹ không ăn được nhiều và sụt cân nhẹ. Đến khi giai đoạn ốm nghén đi qua, bà bầu có thể ăn uống được bình thường và thường có tâm lý ăn bù lại cho giai đoạn trước. Việc cố gắng ăn nhiều trong một thời gian dài sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh khi mang thai.
  • Khi mang thai nhiều mẹ bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và có xu hướng lười vận động. Đây là vấn đề gặp rất phổ biến ở các mẹ bầu.  Tuy nhiên, nếu mẹ bầu duy trì thói quen này sẽ khiến mọi thứ đi theo chiều hướng xấu. Việc lười vận động sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cân nhanh hơn so với khuyến cáo và cơ thể càng trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn.
Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là do đâu?
Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là do đâu?

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh có sao không?

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh hay tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng của mẹ bầu tăng cân nhanh đối với mẹ

Những ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng cân quá nhanh với sức khỏe của mẹ gồm có:

  • Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở những bà mẹ tăng cân nhanh, tăng cân nhiều cao gấp đôi so với những bà bầu có cân nặng hợp lý.
  • Thai to khiến mẹ bầu mệt mỏi, phù chân, khó thở do tử cung bị giãn chèn ép vào các cơ hoành, tĩnh mạch vùng chậu. Thai nhi quá to cũng khiến cho các bà bầu có thể khó sinh, mất nhiều sức khi sinh. Hầu hết các trường hợp mẹ bầu tăng cân nhanh đều cần phải có sự can thiệp của phương pháp mổ lấy thai. Tuy nhiên, việc phẫu thuật lấy thai cũng phức tạp hơn do lớp mỡ dưới da của mẹ dày khó khăn trong việc gây tê…
  • Khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh: Vóc dáng sau sinh là điều mà chị em nào cũng quan tâm. Nếu mẹ bầu tăng cân nhanh, thừa cân, sau sinh da có thể bị trùng, không săn chắc, khó lấy lại vóc dáng.

Ảnh hưởng của mẹ bầu tăng cân nhanh đối với bé

Không phải cứ mẹ bầu tăng cân nhanh, tăng cân nhiều là sẽ tốt cho con. Việc mẹ bầu tăng cân nhanh có thể gây ra một số ảnh hướng đến thai nhi chẳng hạn như:

  • Trẻ bị ngạt khi sinh: Thai quá to gây nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Quá trình sinh nở sẽ diễn ra lâu hơn, đầu trẻ dễ bi ép vào khung xương chậu, vai cũng sẽ dễ bị mắc kẹt ở khoang chậu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời trẻ sẽ bị ngạt khi sinh và dẫn đến tử vong.
  • Các bất thường về tim: Nếu mẹ béo phì, thừa cân khi mang thai rất có thể gây ra các bất thường ở buồng tim, làm tăng nguy cơ thai chết lưu.
  • Trẻ sơ sinh bị rối loạn chuyển hóa: Trẻ sơ sinh nếu có cân nặng quá cao so với mức khuyến cáo thông thường rất dễ mắc phải các bệnh về chuyển hóa sau khi chào đời như hạ huyết áp, hạ canxi….
Mẹ tăng cân nhanh có thể khiến trẻ bị ngạt khi sinh
Mẹ tăng cân nhanh có thể khiến trẻ bị ngạt khi sinh

Có nên cố gắng giảm cân khi mang thai không?

Với vấn đề “Phụ nữ mang thai có nên cố gắng giảm cân khi mang thai không?” thì phần lớn câu trả lời từ các chuyên gia là “không”. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, bạn có thể giảm cân nếu như đang có cân nặng trên mức khuyến cáo đối với bà bầu. Việc giảm cân này nên trao đổi với bác sĩ để có một kế hoạch phù hợp.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra, những người bị thừa cân trước khi mang thai nếu có kế hoạch giảm cân phù hợp sẽ giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

===>>> Xem thêm: Mẹ bầu tháng cuối không tăng cân có ảnh hưởng đến bé không?

Lời khuyên để mẹ bầu không tăng cân quá nhanh

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao? Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng tăng cân nhanh hay tăng cân quá nhiều trong thai kỳ nên áp dụng các biện pháp sau:

Tránh các thực phẩm làm mẹ bầu tăng cân nhanh

Nếu bạn đang tăng cân nhanh trong thai kỳ nên tránh những thực phẩm sau đây:

  • Bánh quy: Bánh quy có thể giúp mẹ chống lại tình trạng ốm nghén trong thai kỳ nên nó được rất nhiều bà mẹ lựa chọn. Thế nhưng, nó lại chứa rất nhiều năng lượng, đường làm tăng nguy cơ tăng cân quá mức hay tiểu đường thai kỳ ở mẹ. Vì thế nên hạn chế đồ ăn này.
  • Nước dừa cung cấp nhiều năng lượng, canxi, kali rất tốt cho mẹ, thế nhưng nếu như uống quá nhiều có thể làm mẹ tăng cân nhanh. Do đó mỗi tuần chỉ nên bổ sung từ 2-3 quả dừa.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn: Đây là nhóm thực phẩm hàng đầu dẫn đến tăng cân nhanh ở mẹ bầu do đó bạn cần hạn chế một cách tối đa nhất.

Duy trì thói quen tập thể dục

Một cách để cải thiện tình trạng tăng cân nhanh ở bà bầu là duy trì thói quen tập thể dục. Khi tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn đốt cháy calo, cân nặng trở về mức bình thường theo khuyến cáo trong thai kỳ. Đồng thời, việc tập thể dục thường xuyên còn làm giảm tình trạng kháng insulin.

Nếu lần mang thai trước đó bạn bị tăng cân quá nhanh hay tiểu đường thai kỳ thì việc tập thể dục sẽ có vai trò cực kỳ quan trọng.

Duy trì thói quen tập thể dục giúp cải thiện tình trạng tăng cân nhanh ở mẹ bầu
Duy trì thói quen tập thể dục giúp cải thiện tình trạng tăng cân nhanh ở mẹ bầu

===>>> Xem thêm: Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý – Tư vấn từ chuyên gia

Khám thai định kỳ

Bạn nên thường xuyên đi khám thai đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Những lần khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng của bạn, ước chừng sự phát triển của thai nhi thông qua siêu âm. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên để đạt được mức cân nặng hợp lý. Ngoài ra, khám thai cũng giúp nhanh chóng phát hiện và kiểm soát một số vấn đề bất thường khác trong thai kỳ.

Như vậy, không phải cứ mẹ bầu tăng cân nhanh là sẽ tốt cho bé và mẹ. Hy vọng rằng thông qua những thông tin về nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và các cách kiểm soát cân nặng trong thai kỳ bạn sẽ có một kế hoạch tăng cân phù hợp. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài 1800 9229 để được giải đáp. 

Nguồn tham khảo

1. Cleveland Clinic (2021), Weight Gain During Pregnancy: How Much Is Too Much? health.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 22/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Greenmaton New

Được xếp hạng 4.40 5 sao
(10 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng