Nạo VA là gì? Có nên nạo VA cho trẻ không?

Nạo VA có đau không? Nạo VA có nguy hiểm không? Và có nên nạo VA cho bé không? Mời cha mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này và nắm được các lưu ý quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục sau phẫu thuật nhất.

Tại sao viêm VA là một vấn đề đáng lo ngại?

Viêm VA (viêm hầu họng) là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Viêm VA xảy ra khi các tổ chức hạch bạch huyết có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh tại vùng hầu họng bị viêm. 

Mặc dù vai trò của tổ chức hạch bạch huyết là bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus, nhưng khi bị viêm VA cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng. Không những vậy, khi tình trạng viêm VA tái phát nhiều lần không được điều trị hợp lý, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Viêm VA là gì? Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không? 

Vậy có nên nạo VA cho trẻ không? Cha mẹ hãy cùng nghe chuyên gia trả lời những câu hỏi dưới đây để có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất.

Nạo VA là gì? 

Nạo VA là gì? Có nên nạo VA cho trẻ không?
Nạo VA là gì? 

Nạo VA thực chất là phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định để loại bỏ toàn bộ những tổ chức VA mà không gây tổn thương niêm mạc và thành của vòm mũi họng.

Khi nào thì cần nạo VA cho trẻ? 

Phẫu thuật nạo VA được thường được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

Viêm VA tái phát nhiều lần

Khi trẻ mắc viêm VA tái phát nhiều lần, tức là trên 5 lần trong một năm, việc nạo VA có thể là giải pháp để giảm tình trạng tái phát và ngăn chặn những biến chứng tiềm ẩn.

Viêm VA không đáp ứng với điều trị nội khoa

Nếu viêm VA không được kiểm soát và điều trị nội khoa không hiệu quả gây ra các biến chứng nguy hiểm, nạo VA có thể được xem là một giải pháp để loại bỏ VA bị viêm và phì đại.

Tình trạng viêm VA gây nguy hiểm

Viêm VA tái phát có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như phì đại VA, bít tắc cửa sau, nghẹt mũi kéo dài ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và khả năng giao tiếp của trẻ. 

Có phải ai cũng có thể nạo VA không?

Không, không phải ai cũng có thể nạo VA. Quyết định nạo VA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe và bệnh lý của từng cá nhân. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không nạo VA cho bệnh nhân mắc bệnh tim nặng hay các bệnh liên quan đến máu, bệnh lao đang tiến triển.

Ngoài ra, những trường hợp bệnh nhân dưới đây tạm thời không thực hiện phẫu thuật này:

  • Đang nhiễm một trong các loại virus như sởi, thủy đậu, cúm, sốt xuất huyết…
  • Bệnh nhân bị hở hàm ếch, hen phế quản hay đang gặp tình trạng dị ứng.
  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh hô hấp cấp tính liên quan đến mũi họng.
  • Bệnh nhân đang uống hoặc tiêm phòng dịch.

Nạo VA có nguy hiểm không?

Nạo VA là gì? Có nên nạo VA cho trẻ không?
Nạo VA có nguy hiểm không?

Đừng quá lo lắng, bởi vì chuyên gia cho biết nạo VA không nguy hiểm, đây là phẫu thuật phổ biến và an toàn cho trẻ. Không những phẫu thuật giúp loại bỏ tổ chức viêm dễ dàng mà còn không làm tổn thương đến các mô xung quanh và cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.

Để đảm bảo an toàn cho quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:

Trước phẫu thuật

  • Trước phẫu thuật 7 – 10 ngày: Không tự ý sử dụng các thuốc chống viêm cho trẻ như: ibuprofen, naproxen và Indomethacin. Đồng thời thông báo toàn bộ các thuốc mà trẻ đáng sử dụng cho bác sĩ được biết.
  • Thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn của trẻ trước phẫu thuật:
    • Trẻ  < 12 tháng tuổi: Trẻ có thể được bú mẹ trước 4 tiếng mổ và 6 tiếng đối với trẻ uống sữa công thức. Sau đó, chỉ được cho trẻ uống chút nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi) trước 2 tiếng mổ và không ăn thêm bất kỳ thứ gì.
    • Trẻ > 12 tháng tuổi: Kể từ 0h ngày hẹn mổ, cha mẹ không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn gì đặc biệt với các loại bánh, kẹo, thức ăn đặc, sữa, và cả nước hoa quả … Trước 2 tiếng mổ, cha mẹ cũng có thể cho bé uống một chút nước. 
  • Đảm bảo đã chuẩn bị sẵn, đủ nhiệt kế và thuốc hạ sốt cho bé ở nhà sử dụng cho giai đoạn sau khi mổ.
  • Bên cạnh những lưu ý đó, cha mẹ cần trấn an bé để bé không quá lo lắng trước khi phẫu thuật.

Trong phẫu thuật

Chắc hẳn, cha mẹ nào cũng lo lắng liệu phẫu thuật nạo VA có đau không? Thì trên thực tế quá trình nạo VA thường được thực hiện chỉ trong vòng 30 – 60 phút. Và trước khi tiến hành phẫu thuật, bé sẽ được gây mê bằng mặt nạ rồi mới bắt đầu bằng bước đặt nội khí quản. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng để loại bỏ cả tổ chức VA và amidan qua đường miệng. Vì vậy sẽ không gây ra vết cắt hay rạch ở mặt, cổ và cha mẹ có thể yên tâm rằng trong quá trình nạo VA bé sẽ không cảm thấy bị đau.

Khi hết tình trạng hôn mê, các bé sẽ có phản ứng khác nhau lúc tỉnh dậy như: Bối rối, khóc, cuống quýt, nôn hay khó chịu ở dạ dày và có thể nôn ra các dịch đặc màu nâu do trẻ có thể đã nuốt phải một ít máu khi phẫu thuật. 

Tuy nhiên, cha mẹ hãy bĩnh tĩnh để có thể xử lý bởi đây là những biểu hiện bình thường và sẽ biến mất khi tác dụng của thuốc mê hết hoàn toàn. Thông thường, sau 1 – 2 giờ trẻ từ lúc trẻ tỉnh, bác sĩ có thể cho bé xuất viện nếu không có biến chứng nào khác xảy ra. 

Sau phẫu thuật

Khi trẻ được xuất viện về nhà, cha mẹ có thể thấy bé xuất hiện một vài biểu hiện bình thường sau phẫu thuật nạo VA như là sốt, chảy máu, ngủ ngáy, hơi thở có mùi hay đau cứng cổ. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý thực hiện theo chế độ chăm sóc trẻ sau khi nạo VA dưới đây để giúp giảm bớt triệu chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục:

Nạo VA là gì? Có nên nạo VA cho trẻ không?
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng và uống nước

Trẻ có thể cảm thấy nôn và buồn nôn sau phẫu thuật, do tác động của thuốc gây mê. Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng và uống nước ngay khi trẻ có thể. Nếu trẻ không còn nôn, có thể chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn đặc. Đồng thời, hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước sau phẫu thuật.

Chăm sóc vết thương

Quá trình liền vết thương sau phẫu thuật diễn ra trong khoảng 10 ngày. Cha mẹ cần chú ý không để vết thương bị nhiễm khuẩn. Hãy tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh, sát trùng và bảo vệ vùng vết thương để đảm bảo sự phục hồi tốt.

Giảm đau và cứng cổ

Một số trẻ sau phẫu thuật có thể cảm thấy đau và cứng cổ. Cha mẹ có thể chườm ấm vùng cổ hoặc sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ). Lưu ý không cho trẻ uống thuốc khi đang đói để tránh tăng nguy cơ buồn nôn hoặc nôn sau phẫu thuật.

Giữ vệ sinh răng miệng

Trẻ không được súc họng sau phẫu thuật. Cha mẹ có thể giúp trẻ đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng, đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách.

Tránh hoạt động mạnh

Trẻ nên tránh các hoạt động mạnh trong 2 tuần sau phẫu thuật để tránh tác động tiêu cực lên vết thương và quá trình phục hồi.

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, trẻ dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hơn bình thường. Cha mẹ cần cách ly trẻ và không để trẻ bị lây bệnh từ những người xung quanh. Đảm bảo vệ sinh tốt cho trẻ và thường xuyên rửa tay.

Phẫu thuật nạo VA có gây ra biến chứng nào không?

Phẫu thuật nạo VA có gây ra biến chứng nào không?

Cũng như bất kỳ quy trình phẫu thuật khác, nếu không được thực hiện theo đúng quy chuẩn và không được thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín, chuyên khoa nhất định thì đều rất dễ có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.

Cha mẹ hãy luôn theo sát bé sau quá trình nạo VA, nếu thấy bé có xuất hiện bất kỳ biến chứng nào dưới đây hãy liên lạc ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Chảy máu liên tục, không ngừng và không cầm máu được.
  • Tình trạng đau ngày càng tăng lên, không thuyên giảm.
  • Buồn nôn, choáng váng nghiêm trọng.
  • Mất giọng, không thể giao tiếp quá 24 giờ.
  • Khó thở, hô hấp gặp vấn đề.

Tóm lại, có nên nạo VA không?

Có nên nạo VA không?

Sau khi, cha mẹ đã nắm được rõ những thông tin chi tiết nhất về quá trình nạo VA, chuyên gia xin trả lời câu hỏi của các bậc phụ huynh như sau:

Nếu tổ chức VA của trẻ không bị viêm và không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày thì việc nạo VA là không cần thiết đối với trẻ. Còn khi tổ chức VA đã bị viêm hoặc gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp và hô hấp thì phẫu thuật nạo VA là thủ thuật cần được thực hiện để tránh được các biến chứng nguy hiểm sau đó xảy ra.”

Chuyên gia mong rằng sau bài chia sẻ hữu ích này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về thủ thuật nạo VA và đã nắm được những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu cha mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Tác giả Liyun Yang (2016).Endoscopic assisted adenoidectomy versus conventional curettage adenoidectomy: a meta-analysis of randomized controlled trials, pubmed. Truy cập ngày 30/06/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 110,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 4 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng