Viêm VA là gì? Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm VA là gì? Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không? Cách điều trị viêm VA như thế nào là hàng loạt những thắc mắc, lo lắng của các bậc phụ huynh. Đề tìm được câu trả lời chính xác nhất, mời cha mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm VA là gì?

Viêm VA là gì? Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm VA là gì? Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không?

VA – tên gọi được người Việt chúng ta quen sử dụng để biểu thị cho tổ chức các tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm mũi họng, thực chất nó là từ viết tắt của Végétations Adénoides hai chữ gốc Pháp, và viêm VA có tên gọi tiếng anh là Adenoid Vegetation. 

Thông thường VA chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi, và tự hết sau đó. VA có độ dày khoảng 4 – 5mm nằm ở vòm mũi họng, không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Bạn có thể hình dung là khi không khí đi vào cơ thể, chúng sẽ đi qua mũi, qua VA rồi mới đến phổi.

Giống như amidan, VA cũng giữ vai trò quan trọng trong việc chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì, thường xuyên phải “bẫy” vi trùng xâm nhập, nên đôi khi VA sau vòm họng bị viêm và sưng lên. Tình trạng này được gọi là viêm VA hay chính là sùi vòm họng. 

Viêm VA được chia làm 2 loại:

  • Viêm VA cấp tính ít gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm VA mãn tính là hậu quả viêm VA cấp tính gây ra, thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra viêm VA là gì?

Nguyên nhân gây ra viêm VA là gì?

Nguyên nhân chính gây viêm VA chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm VA phát triển, bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch kém: Trẻ sinh non, thiếu tháng suy dinh dưỡng có hệ miễn dịch kém rất dễ mắc viêm VA. 
  • Yếu tố môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá… hay thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường, là hàng loạt những tác nhân gây ảnh hưởng không tốt cho hệ hô hấp và làm tăng nguy cơ viêm VA ở trẻ.
  • Các bệnh lý liên quan: Trẻ đang bị viêm amidan hay cúm, viêm họng, cảm lạnh… cũng có nguy cơ viêm VA cao hơn bình thường. 

Biểu hiện của viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính

Viêm VA là gì? Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không?
Biểu hiện của viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính

Viêm VA có hai dạng chính là viêm VA cấp tính viêm VA mãn tính, mỗi dạng đều có những biểu hiện riêng. Hiểu rõ về các biểu hiện này sẽ giúp cha mẹ nhận biết bệnh sớm và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

Biểu hiện của viêm VA cấp tính

Viêm VA cấp tính thường xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 – 7 tháng đến 4 tuổi. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:

    • Nghẹt mũi và khó thở: Trẻ bị nghẹt mũi từ đôi khi đến nặng cả hai bên mũi đều bị tắc khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc thở, và thường phải sử dụng miệng để thở. Tiếng thở có thể khò khè, khụt khịt.
    • Khó ăn và bú: Do nghẹt mũi và khó thở, trẻ có thể không muốn ăn hoặc ngừng bú. Điều này làm cho trẻ trở nên mệt mỏi và không thể tiếp tục hoạt động bình thường.
    • Ho: Ho thường phản xạ sau khi nghẹt mũi. Ho có thể do dịch từ mũi chảy xuống họng hoặc do cổ họng bị khô khi trẻ phải thở bằng miệng.
  • Mệt mỏi: Viêm VA khiến trẻ mệt mỏi thiếu năng lượng và quấy khóc thường xuyên.
  • Tiêu hóa: Một số trẻ có thể gặp vấn đề tiêu hóa như đau bụng tiêu chảy hay nôn mửa. 
  • Triệu chứng khác: Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ có thể sốt  từ 38-39 độ C và có thể gặp khó khăn trong việc nghe do tắc vòi nhĩ.

Các chuyên gia cho biết, những biểu hiện trên của trẻ là dấu hiệu viêm VA cấp tính và không biến chứng. Nghĩa là bệnh đang chỉ mới dừng lại ở tình trạng viêm đơn thuần chưa biến chứng sang các cơ quan khác. 

Các biểu hiện của bệnh lý này gần giống với các bệnh hô hấp khác. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, để có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Tránh trường hợp để lâu, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính rất đáng lo ngại.

Biểu hiện của viêm VA mãn tính

Viêm VA mãn tính xảy ra khi viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần. Thay vì việc sản xuất kháng nguyên để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh, lúc này VA đã bị viêm, xơ hóa và trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của chúng. Các biểu hiện của viêm VA mãn tính bao gồm:

  • Nghẹt mũi liên tục: Trẻ thường xuyên bị chảy nước mũi, chảy ít hoặc nhiều. Dịch mũi khi xanh, khi trong có khi lại đục.
  • Rối loạn giấc ngủ: Do nghẹt mũi liên tục, khiến trẻ ngủ không sâu giấc, khó vào giấc ngủ. Đôi khi có thể xuất hiện tình trạng ngừng thở nghiêm trọng vô cùng nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng gương mặt: Khi bị viêm VA mạn tính kéo dài, xương mặt của trẻ bị rối loạn phát triển khiến gương mặt của trẻ phát triển không đúng quy chuẩn. 

Trong mỗi đợt tái phát viêm VA, tình trạng bệnh có thể khác nhau ở nhiều mức độ, được đánh giá dựa trên mức độ phì đại của vùng VA:

  • Viêm VA mức độ I: VA phì đại che lấp dưới 25% cửa mũi sau.
  • Viêm VA mức độ II: VA phì đại che lấp dưới 50% cửa mũi sau.
  • Viêm VA mức độ III: VA phì đại che lấp dưới 75% cửa mũi sau.
  • Viêm VA mức độ IV: VA phì đại che lấp trên 75% cửa mũi sau.

Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không?

Thông thường viêm VA không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, các biến chứng có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và phát triển của trẻ.

Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra:

  • Viêm tai giữa: Đây là một trong những biến chứng phổ biến của viêm VA ở trẻ. Khi bị viêm VA, dịch viêm từ mũi có thể lan vào ống tai giữa thông qua ống nhĩ, gây ra viêm tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây đau và khó chịu mà còn có thể làm giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và học tập của trẻ.
  • Viêm mũi xoang: Nếu viêm VA không được điều trị đúng cách, có thể xảy ra viêm mũi xoang. Viêm mũi xoang gây ra viêm và sưng nhiều trong các túi xoang mũi, gây đau và áp lực trong vùng mũi và khu vực xung quanh. 
  • Viêm họng: Viêm VA cũng có thể lan rộng và gây ra viêm họng. Trẻ sẽ có triệu chứng đau họng, khó nuốt và ho. Viêm họng kéo dài có thể gây ra các biến chứng như viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
  • Ảnh hưởng tinh thần của trẻ: Tình trạng viêm VA kéo dài, gây thiếu oxy, trẻ mệt mỏi, quấy khóc có thể ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Viêm VA mãn tính có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, một tình trạng nguy hiểm có thể khiến trẻ thiếu oxy trong khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và cần được chăm sóc, điều trị kịp thời.
  • Rối loạn phát triển cấu trúc hàm mặt: Viêm VA mạn tính có thể gây ra rối loạn phát triển cấu trúc xương hàm mặt ở trẻ. Những biến chứng này bao gồm mặt dài, hàm trên vẩu, răng không đều và khó khép miệng. 

Phương pháp điều trị viêm VA là gì?

Để lựa chọn được phương pháp điều trị viêm VA phù hợp cho từng trẻ, Bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn và mức độ phì đại VA thông qua quá trình thăm khám và nội soi. 

Phương pháp điều trị viêm VA là gì?

Điều trị viêm VA cấp tính

Trong trường hợp viêm VA cấp tính, việc điều trị sớm và đúng phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng và nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng: 

  • Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị.
  • Giảm đau và sưng: Để giảm triệu chứng đau và sưng, có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh mũi và họng cho trẻ: Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp hỗ trợ điều trị viêm VA hiệu quả.
  • Bên cạnh việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý như là cho trẻ uống đủ nước, bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. 

Điều trị viêm VA mạn tính

Trong một số trường hợp viêm VA mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thủ thuật nạo VA. Đây là quá trình loại bỏ mô viêm và mủ từ VA để cải thiện triệu chứng và giảm tần suất tái phát. Phương pháp này thường được áp dụng khi VA tái phát nhiều lần, kéo dài, hoặc gây biến chứng khác.

Viêm VA mãn tính có thể gây nguy hiểm do cơn ngừng thở đột ngột, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cần đặc biệt lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có thể xử lý ngay khi cần thiết.

Nếu cha mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 18009229 (miễn cước phí) để được Dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Poonam Sachdev (2023). Adenoiditis, webmd. Truy cập ngày 23/06/2023.

Tác giả Gülpembe Bozkurt (2015). Adenoid Vegetation in Children with Allergic Rhinitis, pubmed. Truy cập ngày 23/06/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng