Chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu – Những điều phụ nữ mang thai cần biết

3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt giai đoạn mang thai. Lúc này cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi để có thể thích nghi với sự có mặt của thai nhi, còn thai nhi đang làm tổ và dần phát triển trong cơ thể mẹ. Trong bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu chuẩn khoa học nhất.

Những thay đổi của mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ngày đầu tiên của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó khoảng 10 đến 14 ngày trứng sau khi được phóng noãn sẽ kết hợp với trứng để xảy ra quá trình thụ thai. Phôi thai được hình thành bắt đầu làm tổ và phát triển trong tử cung của mẹ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi sẽ có sự phát triển về não, tủy sống, các cơ quan được hình thành và bắt đầu có tim thai.

Những thay đổi của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
Những thay đổi của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi lớn. Lúc này, cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone và làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Dấu hiệu ban đầu mà mẹ có thể nhận thấy là tình trạng trễ kinh, sau đó có thể gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, ợ nóng, đau ngực, đau đầu, tăng cân, thay đổi tâm trạng, sợ hay thèm ăn một số loại thực phẩm nào đó. Trong tam cá nguyệt đầu tiên phụ nữ thường lo lắng về các vấn đề trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu như:

  • Chế độ ăn.
  • Trong thai kỳ tăng bao nhiêu cân là hợp lý.
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ
  • Làm thế nào để thai nhi luôn được khỏe mạnh

Phần dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết cho mẹ bầu cách chăm sóc thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên

Cách chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu

Các mốc khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nắm được các mốc khám thai và thực hiện đúng là một yếu tố quan trọng trong chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, không ít thai phụ không nắm rõ được điều này đặc biệt là những bạn mới mang thai lần đầu.

Mốc khám thai đầu tiên từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Siêu âm ở giai đoạn này giúp xác định đã xuất hiện tim thai hay chưa, xem xét khả năng phát triển của thai nhi và sàng lọc một số bệnh lý thai kỳ. Một số xét nghiệm được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên gồm:

  • Siêu âm kiểm tra có mang thai hay không, xác định đã xuất hiện tim thai chưa.
  • Đo huyết áp.
  • Xét nghiệm viêm gan B, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV, rubella…
  • Sàng lọc yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thai kỳ.
  • Kiểm tra cân nặng thai phụ.
  • Ước tính ngày dự sinh.

Mốc khám thai quan trọng thứ 2 là ở tuần 11 đến tuần 13. Ở lần khám thai này bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm quét độ mờ da gáy (NT). Đây là xét nghiệm đo đầu, độ dày cổ của thai nhi, giúp xác định nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ. Ngài ra, ở lần khám thai thứ 2 thai phụ còn được làm xét nghiệm sàng lọc dị tật Double test, nhằm phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể trong sự phát triển của thai nhi.

Các mốc khám thai trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu
Các mốc khám thai trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu

Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu thai phụ gặp phải các dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai như:

  • Ra máu âm đạo: âm đạo chảy máu đỏ hoặc đen, có thể xuất hiện máu cục hay máu có lẫn dịch nhầy.
  • Đau bụng dưới, đau lưng.
  • Chuột rút.
  • Chóng mặt, buồn nôn, sốt cao…

===>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối – Phụ nữ mang thai cần biết

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Vấn đề về chế độ ăn uống trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu là vấn đề mà nhiều bà mẹ quan tâm. Tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu bắt đầu làm quen với chế độ ăn cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, trong giai đoạn này mẹ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén vì vậy rất khó khăn trong việc ăn uống. Mẹ bầu không nên ép mình phải ăn những món ăn gây khó chịu, buồn nôn, ói mửa, tuy nhiên trong chế độ ăn cũng nên có đầy đủ các dưỡng chất sau:

  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua…
  • Acid folic: Các loại hạt họ đậu, súp lơ, bí đao…
  • Sắt: Thịt đỏ, thịt gà, trứng, rau xanh lá, trái cây tươi (nho, đu đủ, chuối, cam…).
  • Canxi, vitamin D: Sữa, phô mai, các loại hạt, tôm, cá….
  • Vitamin A, B, C, E: Những vitamin này thường có trong các loại trái cây tươi.
  • Omega 3 có trong các loại dầu cá, hạt óc chó, vừng, lạc…
  • Các khoáng chất: kẽm, magie, phospho…

Ở tam cá nguyệt đầu mẹ bầu thường gặp phải khó khăn trong việc ăn uống do ảnh hưởng của ốm nghén vì vậy không đảm bảo được nhu cầu về dưỡng chất. Trong trường hợp này, để chăm sóc thai nhi thời kỳ đầu hiệu quả mẹ có thể uống những viên thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nên uống nhiều sữa, nước ép hoa quả để luôn khỏe mạnh.

Chế độ luyện tập trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu

Nhiều người cho rằng trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên hạn chế vận động để tránh sảy thai. Tuy nhiên, điều này là không đúng, bởi tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu trở nên thoải mái, thư giãn, giúp ngủ sâu, ngủ ngon hơn. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như:

  • Đi bộ
  • Các tư thế yoga.
  • Rèn luyện cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel.

===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con

Những lưu ý khi chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu

Để đảm bảo sức khỏe trong suốt các giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tránh các rủi ro có thể xảy ra, thai phụ cần lưu ý một số điều dưới đây:

Giữ tâm trạng vui vẻ

Trong thời kỳ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường có sự thay đổi về tâm trạng, Lúc này, tâm trạng thai phụ thất thường, có thể vì một chuyện nhỏ nhặt mà cáu gắt, giận dỗi. Chính vì thế, người thân trong gia đình luôn phải tạo cho thai phụ một tâm lý thoải mái.

Dự phòng sẩy thai, dọa sẩy thai

Bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau trong chăm sóc sức khỏe 3 tháng đầu thai kỳ để tránh sẩy thai hay dọa sẩy thai sớm:

  • Tránh các hoạt động phải cúi nhiều.
  • Không nên đứng quá lâu.
  • Hạn chế di chuyển bằng tàu xe, máy bay.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng để tránh sẩy thai.

Lưu ý trong việc tắm gội ở 3 tháng đầu thai kỳ

Khi mang thai 3 tháng đầu không nên tắm nước quá nóng, nên giữ nước ở khoảng 35-40 độ C. Việc tắm bằng nước nóng có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành hệ xương và hệ thống thần kinh của thai nhi trong mấy tuần đầu. Mẹ bầu cũng lưu ý không nên sử dụng sữa tắm có chứa chất tẩy rửa. Thời gian tắm không nên kéo dài quá 5 phút.

Không sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc bừa bãi trong thời gian mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra các dị tật cho thai nhi. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp các bà mẹ chăm sóc thai kỳ trong 3 tháng đầu một cách khoa học. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số hotline 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

Tác giả: Jacquelyn Cafasso, The First Trimester of Pregnancy, Healthline. Truy cập ngày 19/05/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem dưỡngQuy cách đóng gói: Tuýp 10g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôi Quy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng