Trứng sau khi thụ tinh thành công với tinh trùng sẽ tạo thành hợp tử. Đây là cột mốc quan trọng quyết định đến sự phát triển của thai nhi về sau này. Vậy mang thai 1 tuần mẹ bầu nên chú ý những vấn đề gì giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Quá trình hình thành và phát triển của thai 1 tuần
Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều trong việc tính thai kỳ bởi những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường rất khó xác định chính xác thời điểm trứng rụng khiến người mẹ thường không biết họ thụ thai khi nào.
Chính vì vậy, tuổi của thai sẽ thường được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và thai kỳ của bạn sẽ thường kéo dài khoảng 40 tuần. Do đó, tuần thứ 1 của thai kỳ trên lý thuyết được biết đến chính là tuần xảy ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ở tuần đầu tiên của thai kỳ phụ nữ thường không có triệu chứng khác biệt gì so với bình thường bởi vì trên thực tế cần phải mất thêm một vài tuần nữa thì thai nhi mới hình thành.
Quá trình hình thành phôi thai
Việc thụ tinh thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi trứng rụng ở bên trong ống tử cung của người phụ nữ.
Về mặt ý nghĩa sinh học, việc thụ thai thành công của tinh trùng với trứng được coi là bước khởi đầu cho sự phát triển của con người.
Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng trong vòng 24 giờ sau khi thụ tinh, phôi thai sẽ nhanh chóng phân chia thành nhiều tế bào.
Sự phát triển của thai nhi là một quá trình có trật tự và phức tạp. Quá trình này bắt đầu từ trước khi bạn biết mình có thai và kết thúc bằng việc sinh con.
Mẹ có biết 1 tuần thai là mấy ngày không thì hiện nay 1 tuần thai sẽ khoảng 7 ngày. Tuổi thai của người mẹ được tính theo ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Trong tuần đầu tiên và tuần thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng, thông thường trứng sẽ được thụ tinh với tinh trùng ở cuối tuần thứ 2 và vào đầu tuần thứ 3 của thai kỳ.
Có 3 giai đoạn phát triển của thai nhi là mầm, phôi và bào thai. Thai nhi 1 tuần tương ứng với giai đoạn mầm phôi. Đây là giai đoạn phát triển ngắn nhất của thai nhi.
Giai đoạn mầm phôi bắt đầu từ lúc tinh trùng và trứng gặp nhau trong ống dẫn trứng của người mẹ. Tinh trùng thụ tinh với trứng sẽ tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử bắt đầu được đưa xuống tử cung trong khoảng 1 tuần.
Trong hành trình này, hợp tử sẽ phân chia nhiều lần cuối cùng tạo ra 2 cấu trúc riêng biệt. Một cấu trúc sẽ trở thành phôi thai (sau này là bào thai) và cấu trúc còn lại trở thành nhau thai.
Quá trình phân chia tế bào tiếp tục được diễn ra với tốc độ nhanh chóng, cuối cùng hợp tử sẽ biến thành phôi nang (phôi thai).
Thai 1 tuần có tim thai và kích thước chưa?
Trong thực tế, rất khó để xác định được thời điểm chính xác trứng và tinh trùng gặp nhau. Ở tuần tiên này hợp tử sẽ thực hiện quá trình phân chia tế bào.
Do đó, thai 1 tuần tuổi thường chưa có tim thai cũng như có sự hình thành rõ ràng về kích thước và hình thái.
Các nhà khoa học gọi quãng thời gian 1 tuần tuổi thai là giai đoạn mầm thai, đây cũng là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành bào thai.
Thai 1 tuần siêu âm có thấy không?
Thai 1 tuần siêu âm có thấy không thì hiện nay các nhà khoa học vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng ở tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn chưa chính thức mang thai thật sự.
Không những vậy, thai 1 tuần thường chứa có kích thước rõ ràng cho nên siêu âm tại thời điểm này là không cần thiết.
Hình ảnh của thai 1 tuần tuổi ra sao?
Dưới đây là một số hình ảnh thai ở 1 tuần tuổi các mẹ có thể tham khảo
Có thai 1 tuần thử que được không?
Sau khi thụ thai thành công, hợp tử sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng tiếp tục phân chia hình thành tạo nên bào thai, bào thai bám vào tử cung để phát triển. Quãng thời gian thực hiện 2 quá trình này mất khoảng 7-14 ngày.
HCG (hay beta HCG) là hormone thường được cơ thể giải phóng ra sau khi phôi thai làm tổ trên bề mặt nội mạc tử cung.
Hiện nhiều chuyên gia sản phụ khoa thường khuyên rằng để sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác nhất thì bạn nên sử dụng que thử thai sau 3 tuần thực hiện quan hệ tình dục, vì đây là thời điểm hormone HCG bắt đầu được cơ thể sản xuất ra nhiều.
Vậy có thai 1 tuần thử que được không thì theo các chuyên gia lượng hormone HCG ở thời điểm này chưa tiết ra do đó khi sử dụng que thử thai ở giai đoạn này sẽ không cho kết quả có độ chính xác.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai 1 tuần?
Sau khi hiểu rõ được quá trình hình thành thai ở 1 tuần tuổi, chúng ta có thể thấy rằng sự phát triển của thai ở 1 tuần tuổi không có gì khác biệt so với bình thường.
Do đó, biểu hiện của người mang thai 1 tuần cũng sẽ không có gì khác so với người bình thường. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không có sự thay đổi về cân nặng ở thời điểm này.
Vì vậy, dấu hiệu có thai 1 tuần ở mẹ bầu gần như là không có nên nếu chỉ dựa vào triệu chứng thường rất khó để giải đáp chính xác định việc 1 tuần có thể biết có thai hay không. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mẹ có thể lên kế hoạch và chuẩn bị để có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.
Mẹ bầu nên làm gì khi thai 1 tuần tuổi?
Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng tình trạng sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi có liên quan chặt chẽ với nhau.
Những dấu hiệu mang thai 1 tuần thường không có nhiều sự khác biệt so với bình thường. Chính vì vậy, để giúp tạo nền tảng khởi đầu cho sự phát triển của thai nhi ngay từ tuần đầu tiên thì ở thời điểm này người mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau
Dành thời gian theo dõi sức khỏe
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, ghi chú thời gian bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và khoảng thời gian kéo dài kinh giúp hỗ trợ tính được thời điểm dễ thụ thai nhất của người mẹ cũng như đưa ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần thường không khác gì so với dấu hiệu sắp có kinh nguyệt nên nếu bạn muốn mang thai và chuẩn bị sẵn sàng cho việc làm mẹ thì người mẹ không nên sử dụng các biện pháp tránh thai.
Nghỉ ngơi , thư giãn cơ thể
Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái bằng việc thực hiện một số hoạt động như tập thiền, nghe nhạc, đọc sách,…
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh
Mẹ bầu nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khi nghi ngờ bản thân mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và cân đối. Hàng ngày nên ăn uống đa dạng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Bổ sung vitamin tổng hợp
Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ thường tăng lên rất cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống hàng ngày chỉ giúp đáp ứng khoảng 30-50% nhu cầu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Do đó, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp giúp cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sức khỏe mẹ bầu và tạo nền tảng sức khỏe cho thai nhi phát triển.
Thai 1 tuần tuổi mẹ nên làm những xét nghiệm gì?
Những biểu hiện 1 tuần đầu mang thai không rõ ràng. Do đó sau khi quan hệ không áp dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai không an toàn, muốn biết bản thân có mang thai hay không thì người mẹ có thể thực hiện xét nghiệm máu sau khoảng 5-10 ngày quan hệ.
Phôi thai di chuyển và làm tổ vào tử cung mất ít nhất khoảng 8-9 ngày, một số trường hợp có thể muộn hơn là mất khoảng 2 tuần (15-16 ngày). Vì vậy, muốn biết chắc chắn thai 1 tuần đã vào tử cung chưa thì sau 2-3 tuần chậm kinh, mẹ bầu có thể đi siêu âm để tránh gặp phải tình trạng thai làm tổ ở ngoài tử cung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ.
Mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì khi thai 1 tuần tuổi?
Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn
Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi do đó khi biết bản thân mình đang mang thai mẹ bầu có thể bổ sung một số thực phẩm tốt cho sức khỏe sau:
Các loại thịt
Trong các loại thịt như thịt lợn, thịt bò,… chứa rất nhiều protein, sắt, vitamin B, choline,… Do đó, ăn thịt giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Rau xanh
Rau xanh chứa rất nhiều vitamin C, vitamin K, sắt, calci, chất xơ,… Ăn nhiều rau xanh khi mới mang thai không chỉ cung cấp các dưỡng chất thiết cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón trong quá trình mang thai cho mẹ bầu.
Các loại cá giàu axit béo lành mạnh
Ăn các loại cá như cá hồi, cá lóc, cá cơm, cá chép… chứa rất nhiều axit béo lành mạnh rất tốt phát triển mắt và não bộ của thai nhi.
Sữa
Sữa chứa rất nhiều calci, kẽm, vitamin B, cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Do đó, khi mang thai mẹ bầu có thể bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…
Trái cây
Trái cây cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng trong cơ thể như sắt, axit folic, vitamin D, A, C, chất xơ hòa tan,…
Chính vì vậy, mẹ bầu có thể bổ sung một số loại trái cây tốt cho sức khỏe như chuối, bơ, táo,… vào thực đơn hàng ngày của mình.
Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Nên kiêng gì khi thai ở 1 tuần tuổi?
Thai ở 1 tuần tuổi chịu tác động rất lớn từ người mẹ nên nếu không chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi thai nhi ở 1 tuần tuổi.
Tránh quan hệ tình dục mạnh và nhiều
Tuần đầu tiên của thai kỳ các mô phôi thai chưa được hình thành vững chắc trên thành tử cung. Vì vậy, nếu bố thực hiện quan hệ nhiều hoặc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tử cung, làm tử cung co lại, dẫn đến vỡ màng thai.
Nếu gặp phải một số dấu hiệu sảy thai 1 tuần đầu sau khi quan hệ mạnh như màu hồng chảy ra từ âm đạo kèm chuột rút, chóng mặt, mô thai trôi ra khỏi âm đạo… thì bạn lập tức nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.
Không nên hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như amoniac, methylamine, carbon oxit,… tiếp xúc nhiều với các chất độc hại này có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó mẹ bầu không nên hút thuốc lá khi mang thai.
Hạn chế ăn thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên hạn chế ăn một số thực phẩm có hại cho sức khỏe như hải sản, thịt sống, sữa chưa qua tiệt trùng,…
Tránh uống rượu bia
Thường xuyên uống rượu lúc mang thai 1 tuần tuổi có thể khiến mẹ bầu mắc hội chứng nhiễm độc bào thai, làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bài viết trên chia sẻ một số thông tin về thai 1 tuần, hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe của mình trong quá trình mang thai.
Tài liệu tham khảo
Tác giả clevelandclinic (2023), Fetal Development, my.clevelandclinic.org. Truy cập vào ngày 06/12/2023.