Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn tại nhà

Ho lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Khi ho trở thành gánh nặng cho cuộc sống hàng ngày, việc hiểu rõ nguyên nhân và giải pháp điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng khám phá cách chữa trị qua bài chia sẻ dưới đây! 

Ho lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Ho lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Khi bạn gặp tình trạng ngứa cổ họng, ho kéo dài điều đó có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và nghi ngờ về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, quan trọng nhất bạn cần  biết rằng không phải lúc nào ho lâu ngày cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.

Dưới đây là một số trường hợp có thể gây ho kéo dài:

Yếu tố môi trường

Đôi khi, nguyên nhân của việc ho kéo dài không xuất phát từ bệnh tật mà từ môi trường sống của bạn. Ví dụ, không khí ô nhiễm, bụi bẩn, hay thậm chí độ ẩm không đều có thể là nguyên nhân gây kích thích cho đường hô hấp, khiến cho bạn ho liên tục.

Tình trạng tâm lý

Áp lực, căng thẳng hoặc tình trạng lo âu cũng có thể dẫn đến triệu chứng ho. Điều này được gọi là ho do căng thẳng, mà không phải là do bất kỳ bệnh lý hô hấp nào.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc, như các loại thuốc điều trị huyết áp cao, có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng triệu chứng ho.

Trong trường hợp bạn chỉ gặp triệu chứng ho mà không có bất kỳ dấu hiệu nào khác như sốt, mệt mỏi, khó thở, thì khả năng ho của bạn chỉ do yếu tố môi trường hoặc tình trạng tạm thời nào đó.

Ho lâu ngày không khỏi là dấu hiệu của bệnh gì?

Mặc dù ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ tác nhân kích thích và bảo vệ đường hô hấp. Nhưng khi ho kéo dài trên 2 tuần và kèm theo các triệu chứng sốt, mệt mỏi, khó thở, nó có thể trở thành một dấu hiệu cho thấy sự không bình thường nào đó đang xảy ra bên trong cơ thể.

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp có thể gây ra ho kéo dài:

Bệnh hen suyễn

Thời tiết miền Bắc đang trong thời điểm giao mùa, những đợt không khí lạnh đột ngột xuất hiện, khiến cơ thể chưa thích ứng kịp, tạo điều kiện cho cơn hen suyễn khởi phát.

Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là ho khan kéo dài, thở khò khè, tức ngực kèm khó thở. Đặc biệt, những triệu chứng này không thuyên giảm khi sử dụng thuốc điều trị thông thường.  

Chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy những dấu hiệu này người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và nhận biết bệnh được sớm nhất. 

Sau mắc cảm cúm, cảm lạnh

Thông thường thì cảm cúm và cảm lạnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày, nhưng cũng có một số bệnh nhân bị ho kéo dài cả tháng sau đó.

Nguyên nhân chủ yếu là do virus khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương. Do vậy, cần trung bình từ 2-3 tuần để hồi phục hoặc lâu hơn nữa nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. 

Chuyên gia khuyến cáo rằng, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn nghiêm trọng cho việc điều trị sau này. 

Trào ngược dạ dày thực quản

Khi bạn gặp triệu chứng ho lâu ngày không khỏi, có thể bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cứ 10 người, có tới khoảng 2-3 người chịu đựng triệu chứng này do trào ngược, biểu hiện qua cảm giác ợ nóng rát ở vùng trước ngực.

Khi dịch axit từ thực quản lên đến cổ họng, làm kích thích phản xạ ho và gây cảm giác muốn ho để loại bỏ “dị vật”.

Lao phổi

Khi bạn gặp tình trạng ho kéo dài trên 2 tuần, đặc biệt là khi có sốt vào buổi chiều, bạn cần lưu ý đến khả năng mắc phải lao phổi và bạn nên sớm đi gặp bác sĩ. Ho chính là triệu chứng quan trọng và phổ biến nhất của lao phổi. 

Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, ho có thể đi kèm với đờm trắng hoặc thậm chí lẫn máu. Các dấu hiệu khác cũng cần chú ý như khó thở, mồ hôi đêm, cảm giác mệt mỏi liên tục và sút cân không rõ nguyên nhân.

Ung thư phổi

Triệu chứng ho kéo dài xuất hiện với khoảng 70% ca bệnh mắc mắc ung thư phổi. Khi ho thường khạc ra đờm hồng, lờ lờ máu cá hoặc đờm nâu đi kèm với các triệu chứng như khản tiếng, đau tức ngực và cảm giác đau khi nuốt. 

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường bỏ qua dấu hiệu này do có thể nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Để kiểm tra chính xác, bệnh nhân cần đến  bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện bệnh kịp thời.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân có tiền sử hút thuốc hoặc ở trong môi trường khói thuốc lá lâu ngày.  

Cách chữa ho khan lâu ngày không khỏi ở người lớn

Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn tại nhà
Cách chữa ho khan lâu ngày không khỏi ở người lớn

Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, quan trọng nhất là phải biết nguyên nhân gây ra ho. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. 

Ho lâu ngày không khỏi uống thuốc gì? 

Trong phác đồ điều trị, có một số nhóm thuốc có thể được bác sĩ sử dụng như: 

  • Thuốc giảm ho (như Codein, Dextromethorphan): Chỉ dùng khi ho ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và cần có chỉ định có bác sĩ. 
  • Thuốc kháng sinh (như Amoxicillin, Cefuroxim): Dành cho ho do nhiễm khuẩn, sử dụng theo chỉ định.
  • Thuốc kháng histamin (như Cetirizin, Loratadin): Giúp giảm triệu chứng dị ứng, cần cẩn trọng vì có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc loãng đờm (như Ambroxol): Giúp đờm mỏng dễ khạc ra ngoài.
  • NSAIDs (như Ibuprofen): Dùng để giảm viêm và đau.
  • Thuốc trị trào ngược dạ dày (như Omeprazol): Ức chế axit dạ dày, giúp giảm các triệu chứng do trào ngược.
  • Thuốc hen suyễn (như Salbutamol): Giúp giãn phế quản và giảm viêm.

Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tuân thủ hướng dẫn và liều lượng là rất quan trọng.

Mẹo dân gian chữa ho lâu ngày không khỏi

Ho không kèm triệu chứng bất thường như khó thở, ho ra máu, hoặc sốt cao kéo dài có thể được cải thiện bằng các biện pháp dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi theo dân gian:

Bí quyết từ gừng đối phó với cơn ho lâu ngày

Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn tại nhà
Bí quyết từ gừng đối phó với cơn ho lâu ngày

Gừng được nhiều nghiên cứu chứng minh có chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ các dị vật gây kích ứng cho cổ họng và đường hô hấp. Gingerols, một hợp chất quý trong gừng, có khả năng giảm viêm và giảm sưng, giảm ho hiệu quả. 

Đặc biệt, gừng còn hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng, rất hữu ích cho người mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và hen phế quản.

Dưới đây là 3 cách tận dụng gừng hiệu quả trong việc chữa ho:

  • Gừng chưng đường phèn: Gừng thái lát mỏng, hấp cùng đường phèn khoảng 15 phút. Ngậm 2-3 lần mỗi ngày.
  • Gừng kết hợp với muối: Chuẩn bị và cách làm: Gừng giã nát kết hợp với muối và nước, đun cho đến khi còn lại ½ lượng nước ban đầu. Uống hàng ngày.
  • Gừng, lá me và chanh: Chuẩn bị và cách làm: Lá me và gừng thái lát đem đun sôi với nước, sau đó thêm đường phèn và nước cốt chanh.

Mật ong – “Kháng sinh” tự nhiên giúp giảm ho lâu ngày hiệu quả

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, mật ong không chỉ giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên và ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Mà còn giúp làm giảm kích thích và viêm ở niêm mạc cổ họng, giúp giảm ho và cảm giác đau rát ở cổ họng.

Để tận dụng tối đa lợi ích của mật ong, bạn hãy chọn mua mật ong nguyên chất và thử thực hiện 3 cách giảm ho với mật ong đơn giản dưới đây: 

  • Uống mật ong nguyên chất: Một thìa mật ong trước khi đi ngủ giúp giảm ho và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Pha mật ong với nước ấm hoặc trà gừng.
  • Kết hợp mật ong và chanh: Chanh giúp giảm đờm, còn mật ong giúp giảm kích thích.

⇒ Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Cách sử dụng chanh đào ngâm mật ong trị ho hiệu quả

Cách chữa ho lâu ngày không khỏi với sản phẩm giảm ho cổ truyền – Được các chuyên gia khuyên dùng 

Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn tại nhà
Bổ Phế Kha Tử Tín Phong hỗ trợ cải thiện ho kéo dài hiệu quả

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã ít nhất một lần trải qua cảm giác khó chịu của việc ho kéo dài. Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng ho, từ những mẹo dân gian đơn giản như sử dụng gừng, mật ong đến việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Tuy nhiên, với những mẹo dân gian bạn cần kiên trì sử dụng mới có thể thấy được kết quả. Hay các loại thuốc thường dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Để tối ưu hơn cả, chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn những sản phẩm giảm ho cổ truyền có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Giúp bạn giải quyết được 3 vấn đề chính: 

  • AN TOÀN – Hạn chế tối thiểu tác dụng phụ xảy ra. 
  • HIỆU QUẢ – Tối ưu hơn các mẹo dân gian.
  • TIỆN LỢI – Dễ dàng sử dụng, không tốn thời gian vào việc chế biến, sắc thuốc.

Một trong những top sản phẩm được hầu hết các Bác sĩ, Dược sĩ khuyên dùng đó chính là Bổ Phế Kha Tử Tín Phong – sản phẩm giảm ho cổ truyền của Dược phẩm Tín Phong. 

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong là sự kết hợp từ 14 thảo dược quý, trong đó  vị dược liệu Kha Tử – “thần dược” của vùng đất Tây Tạng … giúp tăng cường bổ phế, hỗ trợ giảm ho, long đờm, sát khuẩn và làm sạch họng, đồng thời hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp. Nhờ vậy, sản phẩm đã giúp cho hàng triệu gia đình Việt cải thiện đáng kể tình trạng ho khan, ho có đờm, ho về đêm, ho lâu ngày không khỏi.

Sản phẩm tiện lợi với 2 dạng bào chế: siro 125ml và dạng viên ngậm. Cả 2 dạng đều không chứa đường nên an toàn sử dụng cho mọi đối tượng, trẻ em, người cao tuổi và cả bệnh nhân đang kiêng đường.

Một số lưu ý khi chữa ho lâu ngày ở người lớn

Để tăng cường hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát ho kéo dài, bạn nên chú ý những điểm quan trọng sau:

  • Duy trì việc uống nước ấm: Nước ấm giúp làm dịu cổ họng và tăng cường quá trình loại bỏ đờm.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và tuân thủ đúng liều lượng. Không nên dừng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống cân đối: Ăn đủ chất, tránh thức ăn cay nóng và giảm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Giới hạn chất kích thích: Tránh rượu, bia và thuốc lá vì chúng có thể kích thích và gây tổn thương đến đường hô hấp.
  • Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Đảm bảo sinh hoạt đều đặn, giảm stress và nghỉ ngơi đủ giấc.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Hạn chế ra ngoài vào những nơi nhiều bụi và khói, và giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ.

Tóm lại, việc chăm sóc sức khỏe hô hấp đòi hỏi sự kiên nhẫn và ý thức từ chính bản thân. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tìm hiểu cách chăm sóc nó một cách tốt nhất. Hy vọng rằng, qua bài chia sẻ có thể giúp bạn tìm ra được cách chữa ho lâu ngày không khỏi phù hợp, tối ưu nhất. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về bài viết hay về sản phẩm Bổ Phế Kha Tử Tín Phong vui lòng liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Tác giả Angelica Balingit, MD (2023). What Causes a Lingering Cough? Plus 3 Home Remedies to Try, healthline. Truy cập ngày 19/10/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng