Thai nhi phát triển như thế nào qua mỗi thời kỳ và giờ giấc đi ngủ của con ra sao luôn là những điều bí ẩn đối với những người làm bố mẹ. Nếu mẹ đang không biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào thì hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.
Tìm hiểu quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
Mang thai là một quá trình thiêng liêng của người phụ nữ và đây cũng được biết đến là thời điểm lý tưởng để tạo nên sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé.
Theo các chuyên gia não, của thai nhi bắt đầu phát triển sớm nhất là 1 tuần sau quá trình thụ thai.
Trong những tuần đầu tiên ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, não và các cơ quan quan trọng khác sẽ phát triển về kích thước nhưng chưa rõ ràng. Bước sang những tuần tiếp theo, các cơ quan này sẽ phát triển về cả quy mô và độ phức tạp.
Vị giác của thai nhi bắt đầu phát triển trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, bé có thể cảm nhận được hương vị và mùi từ chế độ ăn uống của mẹ có trong nước ối.
Em bé của bạn bắt đầu nghe được những âm thanh của cơ thể nhẹ như nhịp tim, tiếng bụng cồn cào,… vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ. Võng mạc của thai nhi bắt đầu phát triển ở tuần thứ 20 và từ tuần thứ 22, khi đó, thai nhi có thể mở mắt và nhìn thấy ánh sáng.
Theo các chuyên gia, thai nhi thực tế bắt đầu chuyển động từ rất lâu, tuy nhiên hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ không cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong những tuần tam cá nguyệt đầu tiên. Khi thai nhi ở tuần thứ 20, mẹ bắt đầu có thể cảm nhận thấy một số chuyển động của em bé.
Mặc dù, mẹ có thể không cảm nhận được tất cả các cử động của em bé, nhưng theo các chuyên gia thai nhi của bạn có thể cử động khoảng 50 lần hoặc hơn trong 1 giờ.
Song thực tế, những chuyển động này không có nghĩa là thai nhi đang thức bởi vì em bé vẫn có thể di chuyển trong cả chu kỳ ngủ và thức.
Vậy em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?
Dựa vào quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ thì theo các chuyên gia cuộc sống một ngày của thai nhi khá sôi động.
Bé bắt đầu có những chuyển động ở tuần thứ 8 và mẹ sẽ cảm nhận rõ được những cú huých và nhào lộn này của con vào khoảng tuần thứ 20. Những chuyển động này sẽ ngày càng rõ rệt hơn khi thai nhi ở tuần thứ 29.
Không những vậy, một số thai nhi có thể còn cảm thấy biết đau ở tuần thứ 22 nếu mẹ mang song thai vì nơi ở chật chội hoặc nước ối quá ít.
Từ tuần thứ 24 trở đi đến tuần thứ 28 nếu em bé bị nấc, mẹ có thể nghe thấy tiếng nấc của bé trong bụng mẹ như tiếng nhịp tim đập.
Ngoài ra, khi đi siêu âm mẹ có thể thấy bé mút tay ở tuần thứ 30 trở lên hoặc thi thoảng nghịch dây rốn, sờ lên mặt, sờ cánh tay.
Mẹ có biết bên cạnh những hoạt động kể trên thì em bé thường có một hoạt động vô cùng yêu thích nữa đó chính là ngủ.
Vậy em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào thì trên thực tế các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thai nhi dành phần lớn thời gian trong bụng mẹ để ngủ.
Sau tuần thứ 18, em bé thích ngủ trong bụng mẹ khi mẹ còn thức. Điều đó có nghĩa là khi mẹ chuyển động sẽ đưa em bé vào giấc ngủ nên thai nhi sẽ ngủ nhiều hơn.
Vì vậy, nhiều mẹ bầu hiện nay thường thấy rằng bé sẽ chuyển động vào ban đêm nhiều hơn khi mẹ đi ngủ.
Còn với thai nhi có độ tuổi từ 38 tuần đến 40 tuần, chúng thường dành gần 95% quỹ thời gian để ngủ. Vậy em bé trong bụng ngủ khi nào thì thông thường thời gian ngủ sâu của thai nhi chỉ rơi vào 40 phút/lần, và ngay sau đó bé có thể thực hiện một cú mút tay, đạp, nhào lộn, uống nước ối,… rồi tiếp tục đi ngủ.
Do đó, trong thức tế rất khó có thể xác định được bé có đang thức hay không vì cảm nhận và cơ địa của mỗi mẹ thường khác nhau.
===>>> Xem thêm: Mẹ nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?
Cách rèn luyện giấc ngủ cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bé hay cử động và đạp thường xuyên hơn vào ban đêm là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Mẹ có luyện tập giấc ngủ cho thai nhi nhận thức ngày và đêm bằng cách thai giáo giấc ngủ cho thai nhi.
Thai giáo giấc ngủ cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, giúp bé nhận thức ngày đêm, đồng thời tập làm quen với thế giới bên ngoài, ít quấy khóc vào ban đêm, từ đó trẻ sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
Mẹ có thể thai giáo giấc ngủ cho thai nhi từ tuần thứ 28 bằng một chiếc đèn pin với cường độ ánh sáng vừa phải. Vào ban đêm mẹ vừa chiều đèn vừa nói chuyện với con để con biết đây là ban đêm và chúc con ngủ ngon, đồng thời tăng sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé.
Vào buổi sáng sớm khi thức dậy mẹ cũng thực hiện lại động tác chiếu đèn và nói chuyện với bé để bé biết đã đến lúc thức dây. Mỗi buổi học thai giáo chỉ nên kéo dài khoảng 3-5 phút, giúp hạn chế tình trạng khiến thai nhi bị mệt.
Ngoài ra, mẹ có thể bật bản nhạc nhẹ nhàng khi thai giáo giấc ngủ cho thai nhi mẹ để tăng hiệu quả của việc rèn luyện giấc ngủ của trẻ.
===>>> Xem thêm: Học cách kết nối với bé nhờ thai giáo tháng thứ 3
Bài viết trên chia sẻ những thông tin bổ ích hy vọng giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Valinda Riggins Nwadike, MD, MPH (2020), Do Babies Sleep in the Womb?, healthline.com. Truy cập vào ngày 10/03/2023.
- Tác giả WebMD Editorial Contributors (2000), What’s It Like in the Womb?, webmd.com. Truy cập vào ngày 10/03/2023.