Đừng chủ quan: Màu sắc của đờm cảnh báo bệnh ở đường hô hấp

Đờm khiến mọi người cảm thấy khó chịu vì có cảm giác vướng mắc trong cổ họng. Dưới phản xạ ho, đờm nhầy sẽ được tống ra ngoài môi trường. Lúc này màu sắc của đờm sẽ cho bạn biết bệnh lý đang gặp phải ở đường hô hấp. Hãy cùng Dược Tín Phong tìm hiểu nhé!

Đờm sinh ra từ đâu?

Theo Y học hiện đại, bản chất của đờm là dịch tiết ở đường hô hấp gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu. Ở người khỏe mạnh, lượng đờm tiết ra ít, trong, bóng nhẫy do sự trao đổi chất của tổ chức phổi và các niêm mạc khí quản diễn ra bình thường.

Nhưng một khi hệ hô hấp bị nhiễm lạnh hoặc nhiễm virus, vi khuẩn, chất độc tấn công sẽ có sự biến đổi ở màu sắc (trắng, đỏ, vàng, xanh lá và xám) và kết cấu đặc – lỏng tùy theo nguyên nhân.

Màu sắc của đờm cảnh báo bệnh gì?

Theo các chuyên gia y tế, màu sắc của đờm có thể cảnh báo vấn đề ở đường hô hấp, đặc biệt là các cơ quan họng, phổi, phế quản…

Đờm trắng

Khi khạc đờm thấy đờm màu trắng có thể là do khoang mũi bị tắc, các mô bị sưng, viêm làm chậm quá trình lưu thông chất nhầy qua đường hô hấp. 

Nếu ho ra đờm trắng có bọt thì có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh cần hết sức lưu ý.

Màu sắc của đờm cảnh báo nhiều bệnh ở đường hô hấp 

Đờm đỏ 

Máu là nguyên nhân khiến đờm có màu đỏ hoặc đờm lẫn sợi máu khi khạc nhổ ra bên ngoài. 

Theo nghiên cứu, máu trong đờm có thể do vỡ phế nang và khí quản trong phổi hoặc cũng có thể do mắc bệnh lao, bệnh giãn phế quản, thậm chí ung thư.

Khi mắc phải các bệnh lý ở đường hô hấp mạn tính này, cơn ho đờm trong thời gian dài, kèm theo có máu đỏ hoặc hồng trong đờm. Người bệnh còn có biểu hiện đau tức ngực, sốt, đổ nhiều mồ hôi, ớn lạnh. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Đờm vàng

Thông thường các trường hợp ho ra đờm vàng có thể là dấu hiệu của cảm cúm, viêm khí quản – phổi. Phần lớn các trường hợp khạc ra đờm vàng là do nhiễm vi khuẩn. Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. Để xác định rõ tình trạng sức khỏe và đánh giá mức độ bệnh ở phổi, bạn cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra cụ thể.

Đờm xanh

Khạc ra đờm màu xanh có thể cho thấy đường hô hấp bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do nhiễm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa. Trong trường hợp khạc ra đờm xanh kèm theo mùi hôi khó chịu có thể là vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm trùng phổi. 

Đờm nâu

Đờm màu nâu thường là máu cũ giống màu gỉ sét. Đờm màu nâu thường xuất hiện sau khi khạc ra đờm đỏ hoặc hồng. Trường hợp đờm nâu có thể do mắc viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, bệnh xơ nang…

Ngoài 5 màu chủ đạo của đờm thường gặp ở trên, chúng ta còn có thể bắt gặp đờm màu đen. Nguyên nhân là do cơ thể phải hít một lượng lớn bụi than, khói thuốc lá, hút thuốc lá trong thời gian dài hoặc nhiễm nấm, mắc bệnh bụi phổi.

Màu sắc đờm khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh

Ngoài thay đổi ở màu sắc, khi nhiễm bệnh ở đường hô hấp, kết cấu đờm cũng có sự khác biệt.

– Ở người có hệ hô hấp khỏe mạnh, đờm loãng, nhiều nước. 

– Khi bị nhiễm trùng, vi trùng và mảnh vụn tích tụ trong đờm, khiến đờm đặc, dính.

Trường hợp đờm đặc quánh, dính sẽ khó có thể tống đờm ra ngoài qua phản xạ ho. Lúc này người bệnh sẽ nghe có tiếng khục khặc, cảm giác vướng, nghẹn trong cổ họng. 

Màu sắc của đờm khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Ho có đờm là biểu hiện thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể ho đờm do thời tiết chuyển mùa, ho do dị ứng, ho đờm do bụi bẩn, khói thuốc… Nhưng nó cũng có thể do mắc bệnh ở đường hô hấp mà bạn không thể làm ngơ.

Ngay khi thấy ho đờm có màu sắc lạ trong nhiều ngày bạn nên tới ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Hô hấp để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Qua khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, yếu tố sinh hoạt và môi trường sống cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các bước chẩn đoán chuyên sâu như xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi, nội soi tai – mũi – họng… để xác định những tổn thương, viêm nhiễm tại hệ hô hấp (nếu có). Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe, mức độ nặng – nhẹ của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Đặc biệt, các trường hợp ho đờm có lẫn máu, đờm nâu, đen kèm theo các biểu hiện như sốt, đau rát họng, đau tức ngực, khó thở, ớn lạnh, đau đầu, ù tai… cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khám ngay khi có dấu hiệu khạc đờm có màu bất thường

Màu sắc đờm bất thường điều trị như thế nào?

Màu sắc của đờm thay đổi do mắc phải bệnh lý ở đường hô hấp khác nhau. Vì thế để hết ho đờm, không còn màu bất thường thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Việc dùng đúng thuốc, đủ liều lượng và đúng thời gian quy định sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi ho đờm ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm các biện pháp giảm ho đờm hiệu quả đang được áp dụng tại nhà như:

Dùng mẹo tự nhiên giảm ho đờm

– Uống nước ép củ cải trắng: có vị cay ngọt, thanh mát giúp giảm tình trạng ho, tiêu đờm. Với củ cải bạn rửa sạch, bỏ vỏ, thái hạt lựu và ép lấy nước. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập nát. Cho nước ép củ cải và gừng vào ấm đun sôi nhỏ lửa. Sau 10 phút cho thêm mật ong và đun lại tới khi nước sôi là được. Sử dụng nước ép củ cải và mật ong đều đặn 2 lần/ ngày sẽ mang lại hiệu quả cao.

– Húng chanh + mật ong + đường phèn: có công dụng tiêu đờm, sát khuẩn, giúp chữa viêm họng, trị ho rất tốt. Với lá húng chanh, bạn rửa sạch, trộn với đường phèn và mật ong, hấp cách thủy trong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước uống ngày 2 lần và liên tục trong vài ngày.

– Rau diếp cá: có công dụng thải độc, tiêu đờm nên được nhiều người sử dụng để giảm ho, long đờm tại nhà. Với rau diếp cá bạn rửa sạch, giã nát trộn với bát nước vo gạo, sau đó đun sôi khoảng 15 phút, sau đó lọc lấy nước uống 2 lần/ ngày. Kiên trì uống nước rau diếp cá đều đặn trong 3 ngày giúp giảm ho đờm hiệu quả.

Dùng thảo dược trị ho đờm

– Kha tử: được coi là “thần dược” Tây tạng, được dùng để chữa ho, khản tiếng, viêm họng hiệu quả. Vì thế mà trong nhiều bài thuốc Đông y thường có sự góp mặt của dược liệu quý Kha tử để nâng cao hiệu quả hóa đờm, trừ ho, chữa bệnh ở đường hô hấp hiệu quả.

– Cát cánh: có vị cay, tính ôn thường được dùng để trị ho đờm tại nhà. 

– Bán hạ chế: có vị cay hơi nóng, có tác dụng tiêu viêm, hóa đờm, trị ho hiệu quả được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian.

– Tỳ bà diệp: vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh phế, giáng khí, hóa đờm, chữa ho… 

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên trị ho đờm được nhiều người áp dụng nhưng người bệnh cũng cần lưu ý tránh mua phải những dược liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xông mũi và vệ sinh mũi họng

Xông hơi cũng là một biện pháp để tiêu đờm nhầy và giảm ho hiệu quả. Khi xông, hơi nước sẽ đi vào đường thở, làm loãng đờm, giúp bạn dễ tống đờm ra ngoài cơ thể qua phản xạ ho hoặc nuốt xuống đường tiêu hóa.

Ngoài ra, khi bị ho đờm cần chú ý vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để làm loãng đờm nhầy ở cổ họng và bên trong mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng được tống ra ngoài.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cũng có công dụng làm loãng dịch tiết, giúp cơ thể dễ vận chuyển đờm xuống dạ dày hoặc tống ra ngoài qua phản xạ ho. 

Ngoài nước ấm, bạn cũng có thể sử dụng nước ép trái cây để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất, tăng đề kháng cho cơ thể.

Các câu hỏi thường gặp về màu sắc đờm

Ho ra đờm lẫn sợi máu có nguy hiểm không?

Ho đờm lẫn máu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng, khí quản hoặc ung thư phổi nên người bệnh không được chủ quan. Nếu tình trạng ho đờm kèm theo sợi máu kéo dài, cần đi khám ngay.

Ho ra đờm vàng nhưng không kèm triệu chứng nào khác thì có cần đi khám không?

Đờm vàng có thể là dấu hiệu của cảm cúm, viêm khí quản – phổi. Thường xuyên khạc ra đờm vàng thì là do nhiễm vi khuẩn, phổi bị nhiễm khuẩn…Vì thế, dù không kèm theo triệu chứng gì, bạn vẫn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Khi ho đờm nhiều cần điều trị càng sớm càng tốt

Hết viêm phế quản nhưng vẫn ho đờm phải làm sao?

Viêm phế quản bị viêm và tổn thương cần thời gian để phục hồi. Vì thế nhiều trường hợp khỏi bệnh nhưng cơn ho đờm vẫn tiếp tục trong vài ngày mới hết hẳn. Do đó bạn không cần quá lo lắng.

Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, bạn có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm giảm ho, long đờm từ thảo dược, an toàn, tốt cho sức khỏe.

Khi hệ hô hấp bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc chịu tác động của thời tiết, yếu tố môi trường sống, thuốc lá… sẽ xuất hiện các cơn ho đờm với màu sắc khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh. Hi vọng với những thông tin hữu ích mà Dược Tín Phong cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp độc giả nắm được màu sắc của đờm và có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Nếu cần được tư vấn thêm độc giả vui lòng liên hệ hotline 1800 9229 để Dược sĩ chuyên môn giỏi giải đáp.

Nguồn tham khảo

Ashley Marcin (2022). Yellow, Brown, Green, and More: What Does the Color of My Phlegm Mean? Healthline. Truy cập ngày 29/3/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AnQ TĐ

Được xếp hạng 4.55 5 sao
(11 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng