Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 vào con không vào mẹ

Vào tháng thứ 8, cơ thể mẹ bầu và thai nhi có nhiều thay đổi so với tháng thứ 7. Đây là giây phút mà mẹ chuẩn bị các bước cuối cùng để chào đón em bé. Trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8? Mẹ cần ăn gì để vào con không vào mẹ?

Những thay đổi trong tháng thứ 8 của thai kỳ

Vào cuối tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi nặng khoảng 1,8 – 2,1kg. Lúc này, cơ thể bé đã gần như chiếm trọn tử cung của mẹ. Càng gần đến ngày sinh nở, em bé càng di chuyển dần xuống khung xương chậu. Mẹ sẽ nhìn thấy bụng của mình thấp hơn một chút, điều này cũng giúp mẹ cải thiện được tình trạng ợ nóng khi mang thai.

Trong giai đoạn này bé đã có những phản ứng rõ ràng hơn với các kích thích bên ngoài. Đầu bé cũng to hơn theo sự phát triển của đại não. Ở giai đoạn này bạn cũng sẽ ít nhận thấy các chuyển động của em bé hơn bởi bé lớn dần và không còn nhiều khoảng trống trong tử cung của mẹ.

Đối với cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi:

  • Khó thở: Bé lớn dần, tử cung của bạn cũng giãn ra gây chèn ép vào một số cơ quan trong cơ thể, phổi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi điều này. Đây là nguyên nhân khiến mẹ thấy khó thở.
  • Tăng đi tiểu: Khi em bé di chuyển xuống thấp hơn có thể gây áp lực nhiều cho bàng quang làm tăng tiểu.
  • Tăng áp lực vùng chậu.
  • Xuất hiện các cơn co thắt Braxton-Hicks: Bắt đầu từ tháng thứ 8 bạn sẽ thấy xuất hiện một số cơn co thắt Braxton-Hicks, nó sẽ xuất hiện nhiều hơn khi gần tới ngày dự sinh.

Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Tháng thứ 8, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu diễn ra nhanh, bé cũng phát triển nhanh hơn, nhu cầu dinh dưỡng lúc này tăng lên. Về cơ bản, bạn vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 cân bằng, đầy đủ các nhóm chất. Các gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng được cho mình một chế độ ăn cho bà bầu tháng thứ 8 hợp lý:

Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 phải đảm bảo dựa trên các nguyên tắc sau:

Cung cấp đủ dinh dưỡng

Để cơ thể mẹ khỏe mạnh, bé phát triển tốt, mẹ bầu cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tháng thứ 8, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu diễn ra nhanh, bé cũng phát triển nhanh hơn, nhu cầu dinh dưỡng lúc này tăng lên.

Khi mang thai tháng thứ 8 mỗi tuần nên tăng khoảng 0,5kg. Với những thai phụ gầy yếu cũng không nên ép mình ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn uống theo hướng dẫn của các chuyên gia.

Giai đoạn này mẹ bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất, trong đó nên đặc biệt tập trung vào các nhóm chất sau: chất đạm, vitamin, canxi, vitamin D… Bà bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như rau củ tươi, các loại đậu, thịt động vật…

Chia thành nhiều bữa

Để đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng trong ngày, mẹ bầu nên xem xét tình hình sức khỏe thực tế của mình, sắp xếp các bữa ăn hợp lý. Bạn có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, hấp thu các chất dinh dưỡng một cách cân bằng để em bé phát triển.

Một số mẹ vì muốn đảm bảo dinh dưỡng cho con mà ăn uống một cách “nhồi nhét”. Đây là một điều sai lầm, bạn không nên ăn quá nhiều vào một bữa, nó có thể làm cho dạ dày của bạn bị khó chịu.

Bà bầu tháng thứ 8 thai kỳ có thể chia thành nhiều bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa
Bà bầu tháng thứ 8 thai kỳ có thể chia thành nhiều bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa

Phòng tránh thừa dinh dưỡng 

Dinh dưỡng là điều kiện quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh, thế nhưng điều này không có nghĩa là mẹ ăn càng nhiều càng tốt. Việc ăn uống dư thừa sẽ gây ra bất lợi cho bé.

Hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến nó bị dư thừa, cơ thể mẹ sẽ bị tích tụ mỡ và có thể gây béo phì. Nếu bà bầu béo phì sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp…

Dư thừa dinh dưỡng còn khiến thai nhi quá to, gây khó khăn cho quá trình sinh nở. Ngoài ra còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ

Bầu tháng thứ 8 nên ăn thực phẩm gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8:

: Cá là loại thực phẩm giúp cung cấp nhiều omega 3 cho bà bầu. Omega 3 là thành phần quan trọng cho sự phát triển trí não của bé. Cá cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho mẹ.

Thịt đỏ: Thịt đỏ cung cấp nguồn protein và sắt dồi dào. Đây đều là 2 dưỡng chất giúp mẹ khỏe mạnh, thúc đẩy sự phát triển của em bé.

Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào cho mẹ bầu tháng thứ 8
Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào cho mẹ bầu tháng thứ 8

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp hàm lượng canxi lớn. Ngoài ra, nó còn cung cấp vitamin, protein và một số loại khoáng chất khác chẳng hạn như kali. Tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa trong tháng cuối giúp bé phát triển tốt hơn.

Rau xanh: Rau là loại thực phẩm được biết đến với khả năng cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất như sắt, kali. Đây thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng mà phụ nữ mang thai tháng thứ 8 không thể bỏ qua.

Bơ đậu phộng: Đây là loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh mà mẹ có thể sử dụng trong tam cá nguyệt cuối. Nó sẽ giúp cung cấp omega 3 cho sự phát triển trí não của bé.

Trái cây: Trong trái cây có chứa nhiều chất xơ và đa dạng các loại vitamin. Bà bầu có thể ăn chuối, cam, dâu tây, kiwi… để bổ sung những dưỡng chất này trong tháng thứ 8 nhé.

===>>> Xem thêm: Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 thai kỳ

Bầu tháng thứ 8 không nên ăn gì?

Bên cạnh những món ăn tốt cho bà bầu tháng thứ 8 thì vẫn có nhiều thực phẩm gây ảnh hưởng xấu. Trong chế độ ăn của bà bầu tháng thứ 8 nên tránh một số loại thực phẩm sau:

  • Sữa chưa tiệt trùng: Nếu sử dụng sữa chưa tiệt trùng trong thai kỳ rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Cafein: Đồ ăn, đồ uống có chứa cafein tuyệt đối không được phép sử dụng trong giai đoạn cuối của thai kỳ vì chúng có thể khiến bà bầu khó ngủ hay gây ra một số vấn đề về dạ dày.
  • Rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá cần phải tránh trong suốt thai kỳ. Sử dụng rượu và thuốc lá trong thai kỳ đặc biệt là những tháng cuối có thể gây ra các biến chứng tại thời điểm sinh nở cũng như cản trở sự phát triển của thai nhi.
  • Thực phẩm chiên rán: Đồ ăn chiên rán không có giá trị về mặt dinh dưỡng đồng thời còn có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa vì vậy mẹ nên hạn chế những thực phẩm này.

Như vậy, dù trong giai đoạn nào thì dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn có thể tự xây dựng được thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi tới số 1800 9229 để được giải đáp bất kỳ thắc mắc trong thai kỳ.

Nguồn tham khảo

Catherine Crider (2021), What to Expect at 8 Months Pregnant, Healthline. Truy cập ngày 28/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Đại Bổ

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 650,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:CốmQuy cách đóng gói: Hộp lớn bao gồm 1 hộp ban ngày 15 gói * 4g và 1 hộp ban tối 15 gói * 4g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.58 5 sao
(12 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng