Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 – Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu đã bước qua giai đoạn ốm nghén lúc này mẹ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Đây là thời điểm vàng để cung cấp các dưỡng chất giúp con phát triển khỏe mạnh. Vậy bạn cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé.

Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, về cơ bản quá trình trao đổi chất đã tăng lên, nhu cầu dinh dưỡng lúc này tăng cao hơn so với bình thường. Lúc này mẹ bầu cũng tăng cảm giác thèm ăn, lớp mỡ dưới da cũng tích tụ khiến mẹ mập hơn, cân nặng tăng hơn nhiều so với các tháng trước. Ở tháng thứ 5 mỗi tuần mẹ bầu nên tăng từ 0,45 – 0,5kg là hợp lý.

Tuy nhiên, trong thời gian này bạn không cần quá lo lắng về vấn đề mình bị tăng cân. Bởi lúc này bạn cần rất nhiều dinh dưỡng để cung cấp cho con và vóc dáng của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nếu sợ béo, không ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé.

Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 hợp lý cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Bổ sung năng lượng: Khi bầu tháng thứ 5 của thai kỳ nên bổ sung thêm khoảng 400 – 500 calo so với trước đây.
  • Tăng hấp thu chất béo lành mạnh như bổ sung bằng ăn các loại thịt.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mỗi ngày nên ăn khoảng 400 – 500g thực phẩm trong các bữa ăn chính. Chẳng hạn ăn 100g thịt, sữa và đậu nành vừa đủ, trứng gà 1 – 2 quả, các loại rau củ quả…
  • Ăn uống điều độ, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít, mẹ bầu cũng không nên để bụng quá đói rồi mới ăn. Phương pháp ăn uống khoa học được khuyến cáo lúc này là chia thành nhiều bữa trong ngày. Mẹ bầu có thể ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bao gồm sắt, canxi, DHA và các vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B… Vi chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này là canxi bởi đến tháng thứ 5 cơ thể bé phát triển rất nhanh. Lúc này mẹ cần cung cấp cho bé một lượng canxi lớn để phát triển xương và răng.

Bà bầu tháng thứ 5 nên ăn những loại thực phẩm nào?

Để con đủ chất phát triển khỏe mạnh, thông minh, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5:

Thực phẩm giàu canxi

Như đã đề cập ở trên trong giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ, nhu cầu về canxi của thai nhi tăng cao. Bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống là biện pháp an toàn, hiệu quả. Sữa là nguồn bổ sung canxi dồi dào nhất cho mẹ lúc này. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa, hải sản, đậu nành, rau xanh lá đều có chứa nhiều canxi mẹ có thể bổ sung hàng ngày.

Nếu một ngày mẹ bầu uống 250ml sữa tươi, sữa bột hoặc sữa chua, đồng thời ăn một số chế phẩm từ đậu, rong biển hay tôm cá sẽ giúp cung cấp khoảng 800mg canxi.

Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai tháng thứ 5 và gặp phải tình trạng chuột rút nhiều hoặc kiểm tra thấy tình trạng thiếu canxi nên bổ sung thêm viên uống canxi. Ngoài ra, nên tắm nắng để tổng hợp vitamin D giúp canxi hấp thu một cách tốt hơn.

Thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho bà bầu tháng thứ 5
Thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho bà bầu tháng thứ 5

Thực phẩm giàu sắt

Sắt rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nếu như không được bổ sung đầy đủ sắt bé sẽ chậm tăng trưởng dẫn đến sinh non, nhẹ cân sau sinh. Trong giai đoạn thai nhi được 5 tháng mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30mg sắt. Các loại rau xanh lá, thịt đỏ là thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 5 có chứa nhiều sắt.

Thực phẩm giàu protein

Protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Nó giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp, da và một số cơ quan khác trong cơ thể. Đối với thai nhi tháng thứ 5 cũng cần dưỡng chất này để phát triển. Protein có nhiều trong các thực phẩm như thịt, cá, tôm, trứng, đậu và các sản phẩm từ đậu.

Thực phẩm giàu tinh bột

Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột hàng ngày sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé. Các thực phẩm giàu tinh bột mà bạn có thể ăn hàng ngày bao gồm cơm, phở, khoai lang, khoai tây, bắp…

===>>> Xem thêm: Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 thai kỳ

Thực phẩm giàu chất xơ

Khi mang thai, cơ thể thai nhi lớn dần gây chèn ép khiến mẹ dễ bị táo bón. Lúc này, bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ. Các thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón gồm có rau xanh lá, củ cải đường, bắp cải, cải bó xôi, rau dền, củ niễng…

Trong một số loại rau củ có chứa axit oxalic do vậy trước khi ăn bạn nên luộc qua nước sôi. Điều này cũng sẽ tránh axit oxalic kết hợp với canxi tạo thành canxi oxalat làm ngăn cản khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước.

Bổ sung nhiều rau xanh giúp cải thiện tình trạng táo bón ở bà bầu tháng thứ 5
Bổ sung nhiều rau xanh giúp cải thiện tình trạng táo bón ở bà bầu tháng thứ 5

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất mặc dù chiếm lượng ít trong cơ thể nhưng đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua đa dạng các loại thực phẩm như trái cây, ngũ cốc… Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu tháng thứ 5 mà bạn có thể lựa chọn gồm: kiwi, táo, dâu tây, cam, nho, chuối…

===>>> Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 chuẩn khoa học

Bầu 5 tháng không nên ăn gì?

Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và e bé trong suốt thai kỳ nói chung và trong tháng thứ 5 của thai kỳ nói riêng mẹ bầu nên tránh một số loại thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm chưa được tiệt trùng: Phụ nữ mang thai tháng thứ 5 nên tránh các thực phẩm chưa được tiệt trùng bởi rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nên lựa chọn các loại sữa, phomat, nước trái cây, các loại phomat đã ghi rõ ngoài nhãn là đã tiệt trùng.
  • Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Hải sản cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, thế nhưng một số loại chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, nên hạn chế các hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập và cá thu… Thay vào đó, bà bầu có thể lựa chọn cá loại hải sản có ít hàm lượng thủy ngân hơn như tôm, cá hồi, cá mòi…
  • Mẹ bầu cần hạn chế caffein và các sản phẩm chứa caffein khi mang thai tháng thứ 5 bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Các sản phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartamevà sucralose có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì của trẻ sau khi lớn lên nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều. Do đó cần hạn chế thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo.

===>>> Xem thêm: Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5. Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc thai nhi khỏe mạnh. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi tới hotline 1800 9229 để được giải đáp mọi thắc mắc trong thai kỳ.

Nguồn tham khảo

Written by The Healthline Editorial Team (2020), Eating Well in Your Second Trimester, Healthline. Truy cập ngày 24/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng