Điều trị vô kinh (mất kinh) sao cho đúng?

Việc không có kinh nguyệt sau một thời gian dài khiến chị em không khỏi lo lắng không biết mình có bị gì nguy hiểm không. Vậy điều trị vô kinh (mất kinh) sao cho đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Nguyên nhân gây vô kinh

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt do rối loạn chức năng vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung hoặc âm đạo. Vô kinh có thể chia ra 2 loại: vô kinh nguyên phát (đến tuổi 15 mà vẫn không có kinh nguyệt) và vô kinh thứ phát (không có kinh nguyệt từ 3 chu kỳ trở lên với người kinh nguyệt đều hoặc từ 6 tháng trở lên ở những phụ nữ có kinh thất thường).

Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát

Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát chủ yếu là do sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể cũng như hiện tượng kết dính lớp niêm mạc tử cung:

  • Tử cung bị dính do lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương (như bị lao ở niêm mạc tử cung) hoặc do nạo phá thai hoặc để điều trị một căn bệnh nào trước đó.
  • Do rối loạn hệ thống nội tiết sinh dục (do sự bất thường hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng) mà nguyên nhân chủ yếu là do lối sống, sinh hoạt không hợp ý, ăn uống thiếu chất, thừa cân hoặc thiếu cân quá mức hay giai đoạn nội tiết tố thay đổi thất thường như: dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh.
  • Do sử dụng một số thuốc ảnh hưởng tới việc tiết hormon của cơ thể.
  • Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do rối loạn nội tiết của tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận.
Rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân gây vô kinh ở nhiều chị em
Rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân gây vô kinh ở nhiều chị em

⇒ Xem thêm: Thế nào là vô kinh, vô kinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gái đã đến tuổi dậy thì mà vẫn chưa có kinh. Trong đó một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vô kinh nguyên phát là:

  • Do tổn thương buồng trứng, bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung….
  • Bất thường nhiễm sắc thể của cơ thể.
  • Bất thường của cơ quan sinh dục: không có tử cung, không có buồng trứng, âm đạo. 
  • Màng kinh bịt kín âm đạo làm máu kinh không thoát ra ngoài được gây vô kinh giả.
  • Một số trường hợp vô kinh nguyên phát không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.

⇒ Xem thêm: Nguyên nhân gây vô kinh ở nữ giới? Làm gì khi bị vô kinh?

Điều trị vô kinh sao cho đúng?

Điều trị vô kinh sao cho đúng?
Điều trị vô kinh sao cho đúng?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như stress, tập luyện quá sức, thay đổi chế độ ăn uống,… Do đó, mất kinh trong vòng một chu kỳ thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu vô kinh kéo dài hơn 3 tháng có thể là dấu hiệu của một rối loạn nào đó trong cơ thể.

Với vô kinh nguyên phát

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh mà mục đích điều trị có thể khác nhau như: sửa chữa lại các bất thường cơ quan sinh dục (nếu có thể), giúp phụ nữ đó có thai trong trường hợp có nhu cầu hay điều trị estrogen thay thế để ngừa các biến chứng của bệnh. Trong đó cụ thể như sau: .

  • Phẫu thuật: Thực hiện phẫu thuật với những người có nhiễm sắc thể Y hoặc có các tổn thương sinh dục khác gây vô kinh. Phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh thoát ra được trong các trường hợp vô kinh giả.
  • Điều trị hormon thay thế: Áp dụng với người bệnh suy buồng trứng sớm.
  • Với trường hợp buồng trứng đa nang cần điều trị phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh và ngăn ngừa biến chứng sau này như quá sản nội mạc tử cung, rối loạn chuyển hóa,….
Phẫu thuật với những người có tổn thương cơ quan sinh dục gây vô kinh
Phẫu thuật với những người có tổn thương cơ quan sinh dục gây vô kinh

Với vô kinh thứ phát

Vô kinh thứ phát có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của phụ nữ như: khó thụ thai, kéo dài thời gian mãn kinh, bệnh phụ khoa,… Việc điều trị vô kinh thứ phát cũng tập trung chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh.

Ở người phụ nữ trưởng thành đang có kinh bị vô kinh thì việc đầu tiên phải nghĩ đến là mang thai. Khi có thai, lớp niêm mạc tử cung chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thai nhi nên không bong ra và tạo kinh hàng tháng. Sau khi đẻ và ngừng cho con bú, kinh nguyệt sẽ quay trở lại. Chỉ khi loại trừ được nguyên nhân gây vô kinh do thai kỳ, bác sĩ mới tập trung vào tìm hiểu các nguyên nhân khác và đề ra phương án điều trị thích hợp.

  • Với trường hợp vô kinh thứ phát, bác sĩ thường cho người bệnh điều trị bằng các thuốc nội tiết để tạo nên vòng kinh nhân tạo. Nếu sau khi dùng thuốc mà người bệnh có kinh được thì nguyên nhân là do thiếu nội tiết tố trong cơ thể. Nếu vẫn không có kinh thì phải tìm các nguyên nhân khác. Trong đó, các thuốc nội tiết được dùng có bản chất tương tự như các chất nội tiết buồng trứng tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone.
  • Vô kinh do vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng hoạt động bất thường: Chủ yếu tập trung vào thay đổi cách sống và sinh hoạt, chế độ ăn. Trong đó, đảm bảo đủ calo, dinh dưỡng với những người rối loạn về ăn uống, tăng hoặc giảm cân bất thường. 
  • Với những người suy buồng trứng sớm: Có thể bổ sung estrogen để chống loãng xương.
  • Do prolactin cao ở phụ nữ sau sinh: Phụ thuộc vào nguyên nhân làm tăng nồng độ prolactin trong cơ thể và nhu cầu sinh con của người bệnh. Với những người đang cho con bú thì việc vô kinh trong một thời gian dài sau sinh là hoàn toàn bình thường.
  • Với trường hợp dính buồng tử cung: Cắt dính bằng soi buồng tử cung sau đó điều trị estrogen để phục hồi niêm mạc tử cung.

Cần chú ý gì khi điều trị vô kinh

Nên nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng vô kinh
Nên nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng vô kinh

Để việc điều trị vô kinh mang lại kết quả tốt, chị em nên chú ý thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.

  • Nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên, tuy nhiên, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ hoặc thấy dấu hiệu bất thường nào khác.
  • Nên tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, nên tránh việc tập thể dục quá sức.

Như vậy, việc điều trị vô kinh phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Để biết chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị thích hợp, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín khám và được tư vấn thêm. Nếu còn thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được tư vấn thêm.

Nguồn tham khảo

  1. Vô kinh (2017). Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Truy cập ngày 04/08/2023.
  2. Duy Tiến (2022). Các nguyên nhân gây vô kinh ở nữ giới. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 04/08/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng