Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện trước kỳ kinh khoảng 3-5 ngày. Tùy từng giai đoạn, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt cũng thay đổi khác nhau. Hãy cùng Dược Tín Phong tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Theo các chuyên gia Y tế, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ, đánh dấu sự hoàn thiện về khả năng sinh sản. Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt có thể biến mất trong vài ngày sau khi hành kinh. Cũng có nhiều trường hợp kéo dài tới hết chu kỳ kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên
Người xưa có câu “Gái thập tam, nam thập lục” ngụ ý nói độ tuổi dậy thì của nữ giới từ 13 tuổi và nam giới từ 16 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ có sự thay đổi, có thể sớm hơn, nữ bắt đầu từ 10-15, con trai từ 12-17.
Bước vào độ tuổi dậy thì, 2 loại hormone estrogen và progesterone tăng dần lên trong cơ thể, tạo ra sự thay đổi ở thể chất và tâm lý. Nữ giới sẽ xuất hiện lông ở vùng nách, vùng kín, núm vú và ngực dần phát triển, có kinh nguyệt lần đầu tiên.
Cũng theo các chuyên gia, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên ở bé gái giai đoạn tuổi dậy thì được nhận biết qua:
– Mụn trứng cá bắt đầu xuất hiện trên da mặt
– Căng tức ở vú
– Tiết dịch trắng hoặc dịch trong suốt ở vùng kín
– Tâm lý thất thường: dễ vui, dễ buồn, hay xúc động, nóng nảy
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải
– Gặp vấn đề ở đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón
Nguyên nhân xuất hiện các dấu hiệu sắp có kinh vừa nêu trên là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong cơ thể bé gái. Tùy vào từng cơ địa các bé sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác nhau. Ở độ tuổi này, trẻ cũng hay tò mò về sự thay đổi của cơ thể cũng như các vấn đề xung quanh khả năng sinh sản… Do đó, cha mẹ cần quan tâm tới độ tuổi này của trẻ, thường xuyên trò chuyện cởi mở với con về các vấn đề ở tuổi dậy thì.
=>>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện
Dấu hiệu sắp có kinh trước 3-5 ngày hoặc 1 tuần
Kinh nguyệt lặp lại có tính chu kỳ (khoảng 28-32 ngày). Trước khi bước vào kỳ kinh tiếp theo, chị em sẽ bắt gặp các dấu hiệu như:
– Nổi mụn trứng cá
– Ngực căng cứng
– Combo đau bụng, đau lưng, đau đầu
– Cơ xương khớp nhức mỏi, cơ thể uể oải, thiếu sức sống
– Vấn đề ở đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…
– Cảm xúc của chị em cũng thất thường, dễ bực tức, nóng giận.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đột ngột, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước kỳ kinh cũng thay đổi khác nhau tùy từng cơ địa. Có người chỉ xuất hiện 1-2 triệu chứng nhưng cũng có những trường hợp gặp phải tất cả các dấu hiệu vừa nêu trên, ảnh hưởng tới sức khỏe, làm đảo lộn lịch học tập, làm việc…
Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh con
Phụ nữ sau sinh con, việc cho con bú sẽ ảnh hưởng tới thời gian xuất hiện kinh nguyệt. Lý do là bởi chất prolactin có trong sữa mẹ làm cho hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi, vì thế có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt.
Ngược lại, với những mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ (không cho con bú) thì kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại sớm hơn, khoảng 6-8 tuần sau khi sinh.
Với phụ nữ sau sinh, các dấu hiệu sắp có kinh sẽ có sự thay đổi với trước khi sinh.
– Đau bụng kinh nhẹ, đau thoáng qua hoặc dữ dội hơn bình thường
– Khí hư ra nhiều
– Tâm trạng thay đổi, dễ bực tức, cáu gắt
– Đau mỏi xương khớp, đau nửa đầu
– Mất ngủ
Dấu hiệu sắp có kinh ở tuổi tiền mãn
Ở tuổi tiền mãn kinh (37-45 tuổi) hoạt động của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm. Lúc này nội tiết tố estrogen, progesterone, testosterone cũng bị suy giảm theo, vì thế chị em gặp phải những xáo trộn về tâm lý. Chu kỳ kinh nguyệt cũng bị gián đoạn và dần mất đi khi bước sang tuổi mãn kinh (ngoài 45 tuổi).
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh cũng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người.
– Kinh nguyệt thất thường: tháng đến sớm, tháng đến muộn hoặc 2 – 3 tháng mới có kinh
– Trước kỳ kinh xuất hiện chị em có thể cảm nhận được những dấu hiệu cảnh báo như đau tức ngực, đánh trống ngực, nhức đầu, mệt mỏi.
– Thay đổi cảm xúc, tâm lý, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ ít
– Nóng trong người, cảm giác bức bối, khó chịu
=>>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Điều trị ra sao?
Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và mang thai
Cũng theo các chuyên gia y tế, chị em khi mang thai cũng gặp phải những biểu hiện tương tự như sắp có kinh nguyệt. Vì thế mà nhiều người nhầm lẫn không phát hiện sớm mang thai hoặc lầm tưởng đã mang thai.
Các biểu hiện thường thấy như:
– Đau lưng, đau bụng
– Cảm xúc thất thường, dễ thay đổi, thường lo nghĩ.
– Gặp vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy
– Đi tiểu nhiều hơn bình thường
– Căng tức ở một hoặc cả 2 bên vú
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ chị em có thể nhận ra sự khác biệt về mức độ và thời gian.
Đặc điểm | Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt | Dấu hiệu mang thai |
Căng tức ngực | Trong 2-3 ngày đầu trước khi có kinh | Diễn ra trong thời gian dài khi hoặc trong cả thai kỳ |
Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ | Chị em có cảm giác mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ | Xuất hiện ở 3 tháng đầukhi mang thai hoặc cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. |
Đau lưng | Xuất hiện trước và trong kỳ kinh | Có thể kéo dài suốt thời gian mang thai |
Đi tiểu nhiều | Trước kỳ kinh 2-3 ngày | Xuất hiện thường xuyên trong thời gian mang thai |
Đau bụng | Trước 3 ngày và trong 1-2 ngày đầu của kỳ kinh | Xuất hiện thường xuyên trong 2-3 tháng đầu thai kỳ. |
Thay đổi tâm trạng | Bắt đầu trước khi có kinh và kết thúc sau khi hết kỳ kinh. | Diễn ra trong suốt thai kỳ và có thể kéo dài tới sau sinh con. |
Ở mỗi giai đoạn, sức khỏe tâm sinh lý của chị em sẽ có sự thay đổi đáng kể và các dấu hiệu cảnh báo sắp có kinh sẽ giảm dần khi tới kỳ. Nhiều chị em có kỳ kinh “nhẹ nhàng” và trôi qua nhanh chóng theo thời gian chuẩn 3-5 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải những rối loạn ở chu kỳ kinh. Lúc này chị em cần hết sức lưu ý.
– Trang bị những đồ dùng cần thiết cho kỳ kinh: băng vệ sinh, cốc nguyệt san…
– Lựa chọn đồ lót thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là trong kỳ kinh. Thay băng vệ sinh 4-5 tiếng/ lần (tùy thuộc vào lượng máu kinh ra nhiều hay ít).
– Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, protein, vitamin và khoáng chất… giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ví dụ: thịt bò, trứng, thịt lợn, thịt gà, sữa, các loại hạt, rau củ quả…
– Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có cồn như bia, rượu.
– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe mùa dâu từ thảo dược Giúp kỳ kinh tới đều đặn hơn, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Một trong những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được nhiều chị em tin dùng để có mùa dâu nhẹ nhàng là Ích Huyết Khang. Sản phẩm chứa tới 6 vị thảo dược tự nhiên như ích mẫu, đương quy, thục địa, ngải cứu, xuyên khung, hương phụ, đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng, hiệu quả cao trong việc hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
Sản phẩm hiện có bán tại khắp các hệ thống nhà thuốc toàn quốc. Hoặc chị em có thể đặt hàng qua các kênh phân phối chính hãng như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki để được giao hàng tận nhà, tiết kiệm thời gian và thuận tiện sử dụng.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi khác nhau tùy từng cơ địa chị em. Vì thế, thông qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu hơn về cơ thể mỗi khi sắp tới tháng và biết cách trải qua mùa dâu nhẹ nhàng hơn. Để được tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn giỏi giải đáp.
Nguồn tham khảo
- Jennifer Grey (2021) 7 Signs Your Period is Coming. Naturalcycles. Truy cập ngày 10/5/2023
- Traci C. Johnson, MD (2022). Signs Your Period Is Coming. Webmd. Truy cập ngày 10/5/2023