Các giai đoạn chuyển dạ diễn ra như thể nào? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Chuyển dạ là quá trình sinh lý bình thường của phụ nữ sau khi trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai. Đây là giây phút mà gia đình chuẩn bị được đón nhận sự có mặt của một thành viên mới. Chị em phụ nữ sẽ trải qua quá trình chuyển dạ bằng những cách khác nhau nhưng nhìn chung đều bao gồm 3 giai đoạn chính. Hiểu rõ về các giai đoạn của quá trình chuyển dạ sẽ giúp chị em phụ nữ “vượt cạn” dễ dàng hơn. Xin mời các bạn tìm hiểu các giai đoạn chuyển dạ trong bài viết dưới đây.

Quá trình chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ được hiểu đơn giản là quá trình em bé rời khỏi tử cung của mẹ để ra bên ngoài. Khi bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển dạ mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn gò chuyển dạ với tần suất và mức độ tăng dần. Những cơn gò này sẽ góp phần đẩy em bé ra khỏi tử cung của mẹ.

giai đoạn sinh nở, cổ tử cung mở rộng, sự giãn nở của cổ tử cung và quá trình sinh nở bắt đầu. Để đầu em bé đó lộ ra, cổ tử cung sẽ cần phải mở rộng đến 10 cm. Những cơn gò và giãn nở là những quá trình khác nhau thế nhưng xảy ra cùng một lúc trong giai đoạn chuyển dạ. Cổ tử cung càng giãn nở nhanh thì quá trình sinh nở diễn ra càng nhanh chóng, thuận tiện và mẹ bầu cũng bớt đau hơn.

Các giai đoạn chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ gồm 3 giai đoạn với những đặc trưng riêng. Mức độ đau của quá trình chuyển dạ ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Những phụ nữ đã sinh con trước đó thông thường sẽ sinh nhanh hơn, dễ dàng hơn hoặc ít đau hơn. Dưới đây là các giai đoạn chuyển dạ cơ bản mà mẹ nên biết để chuẩn bị tâm lý.

Các giai đoạn chuyển dạ mà mẹ sinh thường phải trải qua bao gồm mở tử cung, sinh bé và loại bỏ nhau thai
Các giai đoạn chuyển dạ mà mẹ sinh thường phải trải qua bao gồm mở tử cung, sinh bé và loại bỏ nhau thai

Giai đoạn 1 – Xóa mở cổ tử cung

Giai đoạn 1 của quá trình chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn là giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn hoạt động tích cực:

  • Giai đoạn tiềm ẩn: Nhìn chung cổ tử cung đã bắt đầu căng ra và giãn ở giai đoạn này. Trong giai đoạn này mẹ bầu có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:
    • Các cơn co thắt diễn ra nhẹ và không đều.
    • Cơ thể bị chuột rút và đau lưng.
    • Có thể nước ối bị vỡ hoặc chưa.
  • Giai đoạn hoạt động tích cực: Vào giai đoạn này các cơn co thắt trở nên mạnh và liên tục hơn.

Giai đoạn 1 của quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu? Quá trình chuyển dạ giai đoạn 1 kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào từng thai phụ. Thông thường nó kéo dài từ 12 đến 19 giờ, đây là giai đoạn dài nhất của quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp chuyển dạ sớm (giai đoạn tiềm ẩn) kéo dài từ vài giờ đến vài tuần. Những người lần đầu làm mẹ có thể trải qua giai đoạn này thường diễn ra chậm hơn so với những bà mẹ đã có con trước đó. Theo nhận định của bác sĩ, khi tử cung giãn hoàn toàn có đường kính khoảng 10 cm. Khoảng này đủ rộng để em bé chui ra.

Giai đoạn 2 – Sinh em bé

Đây là khoảnh khắc nhiều mẹ mong đợi để gặp con mình sau nhiều tháng dài. Trong giai đoạn này, các cơn co thắt giúp em bé di chuyển xuống phía khung xương chậu. Khi em bé tụt xuống vị trí đủ thấp chuẩn bị cho hành trình vượt qua âm đạo gọi là thời điểm rặn đẻ. Rất nhiều phụ nữ bị giục sinh trong suốt giai đoạn này, điều quan trọng lúc này là bạn phải nghe theo chỉ định từ bác sĩ hoặc hộ sinh để đảm bảo việc rặn đẻ được thực hiện vào đúng thời điểm và đúng cách.

Giai đoạn 2 kéo dài bao lâu? Khoảng thời gian để em bé chui ra là tuỳ thuộc vào mỗi người. Có em bé háo hức ra ngoài chỉ sau vài phút; có những em bé từ tốn hơn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Ở giai đoạn này, các cơn co thắt cách nhau vài phút và kéo dài khoảng 1 đến 1,5 phút mỗi cơn. Các bà mẹ mới sinh lần đầu và những người đã chọn gây tê ngoài màng cứng thường mất nhiều thời gian hơn ở giai đoạn 2.

Ở giai đoạn sinh em bé bạn phải nghe theo chỉ định từ bác sĩ hoặc hộ sinh để đảm bảo việc rặn đẻ được thực hiện vào đúng thời điểm và đúng cách
Ở giai đoạn sinh em bé bạn phải nghe theo chỉ định từ bác sĩ hoặc hộ sinh để đảm bảo việc rặn đẻ được thực hiện vào đúng thời điểm và đúng cách

Giai đoạn 3 – Loại bỏ nhau thai

Sau khi em bé của bạn lọt ra, trong tử cung sẽ còn sót lại bao gồm nhau thai, các màng bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Do vậy chúng ta cần tống hết chúng ra khỏi tử cung để không gây ra các biến chứng sau sinh cho mẹ.

Giai đoạn 3 kéo dài bao lâu? Ngay sau khi con bạn lọt ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách loại bỏ thai nhi sau sinh. Giai đoạn này mất từ ​​5 đến 30 phút.

Hậu chuyển dạ

Mang thai và chuyển dạ là quá trình diễn ra sự thay đổi lớn của cơ thể người phụ nữ. Sau giai đoạn này cơ thể bạn cần phục hồi tích cực, phải mất 6 tuần để tử cung và cổ tử cung trở về kích thước, hình dạng và vị trí trước khi mang thai.

Quá trình mang thai và vượt cạn ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể. Sau khi sinh con, cơ quan sinh sản cần có thời gian để trở lại kích thước và vị trí ban đầu.

===>>> Xem thêm: Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ

Làm thế nào để các giai đoạn chuyển dạ diễn ra nhanh chóng

Bạn có thể tăng tốc độ giãn nở của cổ tử cung và rút ngắn thời gian chuyển dạ không? Đây là câu hỏi rất nhiều bà mẹ muốn biết, sau đây là một số kỹ thuật khác nhau có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Những phương pháp này không chỉ áp dụng cho việc giãn nở tử cung mà còn cho quá trình chuyển dạ nói chung.

Thực hiện các động tác cơ bản tại chỗ cũng có thể giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn
Thực hiện các động tác cơ bản tại chỗ cũng có thể giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn

Một số phương pháp góp phần giúp bạn chuyển dạ nhanh chóng:

  • Chuyển động nhẹ nhàng: Đi bộ xung quanh một chút, thực hiện những hoạt động nhẹ có thể giúp máu bạn lưu thông tốt, tăng tốc độ giãn nở tử cung. Mặt khác khi đó sẽ làm tăng áp lực lên cổ tử cung kích thích quá trình chuyển dạ.
  • Ăn những thực phẩm giúp tử cung mở nhanh vào gần ngày dự sinh.
  • Lăn bóng: Lăn nhẹ vòng một có thể giúp nới lỏng các cơ vùng chậu.
  • Thư giãn: Đây là biện pháp làm giảm tâm lý căng thẳng như thiền hoặc các bài tập hít thở sâu có thể làm bạn giảm bớt áp lực tâm lý khi nghe đến quá trình chuyển dạ.
  • Quan hệ tình dục: Hoạt động tình dục vừa tạo nên các cơn co thắt tử cung vừa giải phóng oxytocin kích thích sinh nở được tốt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý quan hệ tình dục nhẹ nhàng và lựa chọn các tư thế an toàn cho mẹ và bé.
  • Kích thích núm vú: Khi các núm vú được kích thích sẽ tiết ra oxytocin tạo nên các cơn co thắt.
  • Dùng gel bôi âm đạo: Phương pháp này được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ, họ bôi một lượng gel chứa hormone prostaglandin lên cổ tử cung hoặc vào âm đạo. Nó sẽ gây ra các cơn co thắt làm mềm cổ tử cung và chuyển dạ. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể thử nhỏ giọt oxytocin.

===>>> Xem thêm: Bà bầu ăn gì để tử cung nhanh mở – Mẹo giúp chuyển dạ nhanh

Trên đây là những thông tin đầy đủ về các giai đoạn chuyển dạ, bạn có thể tham khảo tích lũy thêm kiến thức để chuẩn bị tâm lý cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài miễn phí cước 18009229 để được giải đáp.

Nguồn tham khảo

How to Dilate Faster During Labor: Is It Possible? Medically reviewed by Michael Weber, M.D. — Written by Jessica Timmons on July 15, 2016. Truy cập vào ngày 24/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Big

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 140,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nhaiQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 170,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa tắmQuy cách đóng gói: Lọ 300ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 52,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 80g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng