Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ

Thoáng một cái bạn đã bước sang tuần thứ 38 của thai kỳ, đây là lúc bạn và gia đình luôn trông ngóng sự ra đời của bé con. Không thể xác định được ngày “lâm bồn” chính xác, nhưng cơ thể của bạn và em bé cũng có thể ra tín hiệu rằng quá trình chuyển dạ sắp đến. Vậy hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 trong bài viết dưới đây nhé.

Thai nhi 38 tuần như thế nào?

Từ tuần 38 của thai kỳ, thai nhi bên trong bụng mẹ đã hoàn thiện các cơ quan, sẵn sàng sống ngoài tử cung mẹ chỉ đợi đến ngày chào đời. Điều thú vị là lớp nhờn trắng trên da đang được bong ra (chúng ta thường hay nhìn thấy những mảng trắng bám trên da khi trẻ mới được sinh ra). Tuyệt vời hơn là thai nhi đã chọn một vị trí thuận lợi để chào đời, bé đã tụt xuống khung xương chậu mẹ, mặt úp vào bụng mẹ, đầu cúi xuống. 

Ở giai đoạn này, nếu bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn vẫn tiếp tục đi khám sức khỏe định kỳ. Vào tuần 38 bác sĩ hay kiểm tra xem ngôi thai có thuận không, đầu em bé tụt xuống thấp chưa. Ngoài ra, còn kiểm tra xem tim thai có đập ổn định không, lượng nước ối có bình thường không và xem độ giãn nở của tử cung sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ.

Hình dáng của thai nhi tuần 38
Hình dáng của thai nhi tuần 38

Thai tuần 38 có đạp nhiều không? Hầu hết các mẹ chỉ thấy an tâm khi thai nhi cử động nhiều, vậy thai nhi không đạp nhiều có phải là dấu hiệu bất thường không? Khi thai nhi bước vào tuần 38 có chiều dài khoảng 50cm và cân nặng hơn 3kg. Kích thước này khá lớn, chiếm gần hết không gian trong bụng mẹ do đó thai nhi không còn nhiều khoảng trống để cử động. Và đặc biệt lúc này thai nhi đã nằm cố định giữa lòng khung xương chậu nên không cử động linh hoạt như trước nữa. Mẹ không nên quá lo lắng về việc này, nếu một ngày số lần cử động thai bất thường thì mẹ nên thăm khám theo dõi thử thai nhi có bị yếu hay suy thai không.

Những triệu chứng thường gặp khi thai tuần 38

Có một số người đã có dấu hiệu chuyển dạ vào tuần 38, nhưng vẫn có những người đến tuần 39 – 42 mới có các dấu hiệu của chuyển dạ. Dù như thế nào đi nữa, bạn vẫn phải đối mặt với một số triệu chứng ở tuần thai thứ 38 sau đây:

  • Chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, táo bón do thai nhi chèn ép lên ống tiêu hóa, ngoài ra sự thay đổi hormon ở tuần nãy cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
  • Tâm trạng căng thẳng, lo âu do thai càng lớn càng khiến mẹ bầu không được thoải mái, khó ngủ nên dễ làm cơ thể mệt mỏi, ủ rũ. Bên cạnh đó, một số mẹ con có tâm lý lo lắng cho cuộc “vượt cạn” sắp tới.
  • Bầu ngực của bạn tiết sữa non do hormon prolactin hoạt động để sẵn sàng tạo ra nguồn sữa non dồi dào cho con bạn.
  • Đi tiểu thường xuyên do em bé lớn dần và tụt thấp xuống vùng tử cung gây chèn ép bàng quang làm mẹ dễ mắc tiểu.
  • Đau lưng, đau vùng hông nhẹ.
  • Xuất hiện các cơn chuyển dạ giả.
  • Sưng, phù các bộ phận trên cơ thể như mặt, chân, tay, bàn chân, bàn tay.
  • Tăng tiết dịch nhầy âm đạo và màu sắc dịch đậm màu dần.

Một số dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38

Bên cạnh những triệu chứng khó chịu thường gặp ở tuần 38 thì bạn cũng cần chú ý và quan tâm những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38. Phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình sinh nở sắp tới. Dưới đây là một số dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38:

  • Bị tiêu chảy: khi bạn nhận thấy bắt đầu từ tuần này trở đi bạn đi phân lỏng nhiều lần trong ngày mặc dù bạn ăn uống rất khoa học và lành mạnh thì có thể đó là dấu hiệu của hormon chuyển dạ gây ra. 
  • Sa bụng dưới: thai nhi đã tìm cho mình một tư thế để chào đời, đầu của thai nhi tụt xuống giữa 2 bên khung xương chậu gây chèn ép các bộ phận xung quanh của mẹ.
  • Buồn nôn: lần buồn nôn này khác với những lần trước, vào những tháng đầu thai kỳ bạn bị ốm nghén thì bạn thường muốn nôn bất cứ lúc nào, đặc biệt khi ngửi mùi thức ăn mà bạn không ưng ý. Còn buồn nôn khi sắp sinh người ta có thể đo lường được số lần, chu kì buồn nôn.
  • Đau lưng, đau vùng chậu dữ dội và đột ngột thì chắc hẳn đây là quá trình bắt đầu cơn chuyển dạ.
  • Các cơn co thắt xảy ra mạnh hơn và thường xuyên: Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh? Vào tuần 38 nếu bạn thấy xuất hiện các cơn gò nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sắp sinh. Lúc này bụng căng to lên và không có dấu hiệu dừng lại. Thông thường những cơn co thắt thường cách nhau 5 phút và kéo dài đến khoảng 2 giờ hoặc có thể kéo dài hơn.
  • Bong nút nhầy: bạn sẽ tăng tiết dịch đặc và có màu nhạt giống như máu báo do nút nhầy bong ra. Đây chắc chắn là dấu hiệu cổ tử cung bắt đầu giãn nở, quá trình này cách thời gian chuyển dạ khá lâu.
  • Vỡ túi ối: Nếu vỡ túi ối, bạn sẽ thấy một lượng chất lỏng từ âm đạo đang rỉ ra ngoài, đây là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ đang bắt đầu. Bạn cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi sinh nở.
Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38
Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38

===>>> Xem thêm: Bà bầu ăn gì để tử cung nhanh mở – Mẹo giúp chuyển dạ nhanh 

Cần làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

Bạn luôn chuẩn bị tâm lý vào bệnh viện ngay sau khi có các dấu hiệu nghi ngờ cơn chuyển dạ. Bạn cần thăm khám thai như lịch bác sĩ đã hẹn ở đợt trước, họ sẽ kiểm tra xem cơn chuyển dạ của bạn đã tới chưa và đo lường các thông số để đánh giá khả năng sinh đẻ của mỗi người. Từ đó đưa ra hướng dẫn tốt nhất cho người mẹ.

Khi bạn đã bị vỡ nước ối, cần đến bệnh viện chờ sinh gấp nếu không lượng nước ối sẽ cạn dần và thai nhi không có oxy trong tử cung để thở gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Khi có dấu hiệu chuyển da cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay
Khi có dấu hiệu chuyển dạ cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay

===>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách rặn sinh thường cho bà bầu đúng và an toàn

Thai 38 tuần có mổ được không?

Có nên chủ động sinh mổ thai ở tuần 38 không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm, đặc biệt ngày nay có các cặp vợ chồng chọn sinh con theo phong thủy nên đã xác định ngày mổ trước. Sinh mổ chủ động ở tuần 38 khi chưa chuyển dạ có thể thực hiện đối với một số mẹ không đủ sức khỏe rặn đẻ sinh thường hoặc thai nhi đang gặp nguy hiểm cần mổ lấy thai gấp.

Ngoài ra nếu đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé thì chúng ta nên đợi đến khi cơn chuyển dạ xuất hiện thì mới sinh. Sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Con sinh thường được nhận một số loại vi khuẩn có lợi qua đường sinh nở của mẹ giúp con giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong thời gian đầu, mặt khác khi sinh thường bằng lực đẩy của mẹ đã tống hết khí ứ lại trong phổi bé bảo vệ bé tránh các bệnh về đường hô hấp. Đối với mẹ sinh thường thì thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh cũng diễn ra nhanh hơn.

Trên đây là những thông tin cần tham khảo về dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38, mẹ bầu cần chú ý các thay đổi của cơ thể ở giai đoạn này. Nếu có các dấu hiệu sắp sinh nên nhanh chóng đưa thai phụ đến các bệnh viện. Bạn hãy để lại thông tin cá nhân hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn phí cước 18009229 để được tư vấn giải đáp những thắc mắc.

Nguồn tham khảo

Healthline. What to Expect at 38 Weeks Pregnant, Medically reviewed by Valinda Riggins Nwadike, MD, MPH — Written by Sarah Bradley on September 22, 2020. Truy cập vào ngày 29/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Tuýp 70g
Thêm vào giỏ hàng