Bị rong kinh ra ít máu phải làm sao?

Những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt luôn làm chị em cảm thấy lo lắng. Đặc biệt, bị rong kinh ra ít máu khiến nhiều người đứng ngồi không yên, không biết phải làm sao và có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Bị rong kinh ra ít máu là bị làm sao?

Bị rong kinh ra ít máu là bị làm sao?

Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ có lượng máu từ 50-80ml, kéo dài trong khoảng 3-7 ngày. Bị rong kinh ra ít máu là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt vẫn đến đúng ngày nhưng thời gian hành kinh kéo dài hơn (thường là trên 7 ngày và có thể đến nửa tháng), lượng máu kinh ra ít dưới 50ml, máu kinh thường không đủ thấm hết một miếng băng vệ sinh. 

Tại sao phụ nữ bị rong kinh ra ít máu?

Tại sao phụ nữ bị rong kinh ra máu?
Tại sao phụ nữ bị rong kinh ra máu?

Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng chính là biểu hiện rõ rệt nhất cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Bất kỳ sự rối loạn nào trong kỳ kinh đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng phụ nữ bị rong kinh ra ít máu, trong đó chủ yếu do hai nhóm nguyên nhân chính:

  • Một số bệnh lý phụ khoa như: buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung,….
  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (do stress, căng thẳng trong thời gian dài, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, giảm cân quá mức hoặc béo phì, sử dụng thuốc tránh thai, giai đoạn đặc biệt như: dậy thì, tiền mãn kinh, phụ nữ cho con bú,…)

Cụ thể hơn, máu kinh xuất hiện do sự bong lớp niêm mạc tử cung khi trứng rụng và không được thụ tinh. Lượng máu kinh nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dày của lớp niêm mạc tử cung. Độ dày này lại phụ thuộc nhiều vào việc tiết estrogen và progesterone của cơ thể. Vì vậy, hiện tượng rong kinh ra ít máu là biểu hiện rối loạn nội tiết tố, suy giảm tiết estrogen của cơ thể. Đặc biệt, khi tình trạng này xuất hiện kèm theo một số biểu hiện khác như: cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, dễ buồn bực và cáu giận vô cớ, da khô, dễ sạm màu, các vết nám lan rộng,…. thì khả năng cao nguyên nhân là do rối loạn tiết hormone.

Còn nếu tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra ít máu trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng bất thường như: đau bụng dữ dội, máu kinh có màu đen, vón cục, có mùi hôi,… chị em nên đi khám sớm do đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa.

Bị rong kinh ra ít máu có nguy hiểm không?

Rong kinh ra ít máu có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, việc bị rong kinh ra ít máu có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu rong kinh do rối loạn nội tiết tố gây ra, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân dẫn tới rong kinh do bệnh lý gây ra, bạn cần được điều trị sớm. Khi điều trị khỏi bệnh thì tình trạng rong kinh ra ít máu của bạn cũng tự hết, kinh nguyệt đều trở lại.

Nhưng, dù nguyên nhân là gì, bị rong kinh ra ít máu cũng tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của chị em. Trước hết, điều này ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng, làm giảm ham muốn, đau rát khi quan hệ và khiến nhiều chị em sợ quan hệ tình dục.

Ngoài ra, bị rong kinh ra ít máu do rối loạn tiết tố thường ảnh hưởng không nhỏ tới nhan sắc và các vấn đề sức khỏe khác. Những người gặp phải tình trạng này thường giảm khả năng mang thai và có con do lượng kinh nguyệt trong chu kỳ ít và kéo dài là biểu hiện của lớp niêm mạc tử cung – môi trường để nuôi dưỡng phôi thai phát triển mỏng hơn bình thường. Khi lớp niêm mạc mỏng, trứng đã được thụ tinh khó bám dính và phát triển hơn bình thường và khiến chị em khó có con. 

⇒ Xem thêm: Rong kinh có nguy hiểm không? Những điều cần biết về rong kinh

Làm gì khi bị rong kinh ra ít máu?

Điều đầu tiên khi chị em bị rong kinh ra ít máu nên làm là đi khám phụ khoa. Việc này giúp chị em xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do bệnh lý gây ra, chị em sẽ được điều trị sớm và cải thiện sớm. Còn nếu nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố, chị em chỉ cần tác động vào yếu tố dẫn tới sự thay đổi nội tiết tố này như:

  • Ăn uống khoa học hợp lý, tránh việc giảm cân hoặc tăng cân đột ngột. Bạn nên bổ sung những thực phẩm hỗ trợ điều hòa nội tiết tố như: mầm đậu nành, đậu phụ, quả mọng, hạt lanh, hạt vừng, trái cây khô,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài. Nếu mệt mỏi lo âu, bạn có thể nghe nhạc hoặc đi dạo để thư giãn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là yoga. Tập yoga giúp thư giãn các cơ, giảm đau bụng kinh và tăng cường lưu thông khí huyết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bộ môn khác như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Việc hành kinh trong thời gian dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh đúng cách, nên thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ dù lượng kinh ra ít. Hạn chế việc thụt rửa quá sâu và sử dụng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH phù hợp để rửa vệ sinh.
  • Sử dụng dược liệu thiên nhiên để điều hòa kinh nguyệt như: ngải cứu, ích mẫu, hương phụ,…. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc đông y hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bộ huyết, điều kinh đã được bào chế dưới dạng viên nang thuận tiện cho việc sử dụng như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang. Ích Huyết Khang với thành phần chính là ích mẫu, xuyên khung, thục địa, đương quy, ngải cứu, hương phụ giúp điều hòa khí huyết, cải thiện các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt, bao gồm cả rong kinh ra ít máu nên chị em có thể yên tâm sử dụng.
Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ kể cả khi có ít kinh
Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ kể cả khi có ít kinh

⇒ Xem thêm: Rong kinh nên ăn gì? Một số gợi ý dành cho bạn

Như vậy, có thể thấy có nhiều yếu tố có thể khiến chị em bị rong kinh ra ít máu. Điều quan trọng là chị em cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng xử trí phù hợp. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ Dược sĩ chuyên môn tư vấn nhé.

Nguồn tham khảo

CN. Vũ Văn Trình (2022). Kinh nguyệt ra ít – Nguyên nhân do đâu? ​Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 25/07/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng